Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 21 bài 11: Mục đích học tập của học sinh (t2)

Gv: cho học sinh nhắc lại nội dung trọng tâm của tiết 1.

Giáo viên khai thác câu hỏi từ clip đã xem: GV: Lí do nào thôi thúc anh Phạm Huy sáng tạo cánh tay robot?

HS: trả lời cá nhân

Sản phẩm của anh Phạm Huy đã đạt được kết quả gì?

Hs: trả lời cá nhân

GV: Đối với học sinh, khi sáng tạo robot thì có khó khăn gì?

HS: trả lời

Theo em để vượt qua những khó khăn đó thì người nghiên cứu cần có những phẩm chất nào?

HS: trả lời

Hs: trả lời, giáo viên dẫn dắt và ghi bảng.

Gv: Yêu cầu hs kể một số tấm gương vượt khó mà em biết?

Gv: cho học sinh tham khảo một số hình ảnh về gương vượt khó của người khuyết , thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 21 bài 11: Mục đích học tập của học sinh (t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/1/2019 Ngày dạy:15/1/2019 Tiết 21. BÀI 11. MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH(T2) I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn. - Học sinh biết được cách rèn luyện để thực hiện tốt mục đích học tập của mình đã đề ra. 2. Kĩ năng: - Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân , xây dựng cách học tập khoa học, hợp lí. 3. Thái độ: Có lòng quyết tâm thực hiện các mục đích học tập đã xác định *Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng đặt mục tiêu trong học tập - Kĩ năng lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu học tập. II/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học: - Động não. - Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Thảo luận nhóm. - Trò chơi - Kỹ thuật trình bày 1 phút III/Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - SGK, giáo án, bài giảng điện tử 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước nội dung bài mới, tìm hiểu những gương sáng học tập IV/ Tiến trình lên lớp: 1/Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Em hãy chọn những mục đích học tập đúng đắn của học sinh theo các mục sau: a. Học tập vì tương lai của bản thân. b. Học tập vì điểm số. c. Học tập vì thương yêu cha mẹ. d. Học tập để có đủ khả năng xây dựng quê hương, đất nước. e. Học tập để được bố mẹ thưởng tiền. f. Học tập vì truyền thống của nhà trường. 2 . Giải thích được vì sao mình lại chọn câu đó. 2/ Bài mới. Cho học sinh xem clip Phạm Huy với cánh tay Robot giúp người khuyết tật. Gv: Em hãy nêu suy nghĩ của mình khi xem xong clip trên? HS: trả lời GV: Với sự say mê và mục đích đúng đắn, anh Phạm Huy đã dành kết quả cao trong cuộc thi và đó là động lực giúp anh thành công. Vậy mục đích học tập có vai trò như thế nào? Thầy và các em sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập. Mục đích: giúp học sinh biết được tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập đúng đắn Gv: cho học sinh nhắc lại nội dung trọng tâm của tiết 1. Giáo viên khai thác câu hỏi từ clip đã xem: GV: Lí do nào thôi thúc anh Phạm Huy sáng tạo cánh tay robot? HS: trả lời cá nhân Sản phẩm của anh Phạm Huy đã đạt được kết quả gì? Hs: trả lời cá nhân GV: Đối với học sinh, khi sáng tạo robot thì có khó khăn gì? HS: trả lời Theo em để vượt qua những khó khăn đó thì người nghiên cứu cần có những phẩm chất nào? HS: trả lời Hs: trả lời, giáo viên dẫn dắt và ghi bảng. Gv: Yêu cầu hs kể một số tấm gương vượt khó mà em biết? Gv: cho học sinh tham khảo một số hình ảnh về gương vượt khó của người khuyết , thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí Gv: Em học được gì qua các tấm gương trên? Gv: cho học sinh quan sát chân dung 2 nhà vô địch Olimpia Văn Viết Đức và Phan Đăng Nhật Minh để học sinh thấy động lực phấn đấu. Cho học sinh đọc câu nói của Bác “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Chính là một phần lớn nhờ công học tập của các em” GV: Câu nói của Bác nói lên điều gì? Câu nói đó là niềm mong muốn của Bác đối với các thế hệ học sinh. Chúng ta phải xác định được mục đích cao cả là vì quê hương, đất nước. Học sinh cần học tập như thế nào? Chúng ta cùng nhau xây dựng thông qua hoạt động thảo luận. 1. Mục đích học tập của học sinh: Mục đích trước mắt Mục đích sau này 2. Ý nghĩa: - Giúp con người biết cố gắng vượt khó để vươn lên trong học tập. - Xây dựng tương lai cho bản thân, gia đình và đất nước Hoạt động 2: Thảo luận Mục đích: Giúp học sinh biết cách rèn luyện để có mục đích học tập đúng đắn Cách tiến hành: Giáo viên chia 4 nhóm thảo luận nội dung sau: Nhóm 1,3: Để học tập tốt, trở thành người công dân tốt học sinh cần phải làm gì? Nhóm 2,4: Nêu những việc không nên làm trong học tập. Học sinh dùng thẻ màu dán lên bảng phụ: Giáo viên cho học sinh nhận xét, phân tích, chốt lại và ghi bảng. 3. Cách rèn luyện - Phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - Có phương pháp học tập tốt tránh lối học vẹt, học lệch các môn - Hoạt động 3: Luyện tập Mục đích: giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, tạo hứng thú trong học tập 1. Tổ chức trò chơi: Giải ô chữ TRÒ CHƠI Ô CHỮ Hàng ngang thứ nhất có14 chữ cái: Là một trong những tên gọi khác của Bác Hồ. Hàng ngang thứ 2 có 5 chữ cái: Là một tính từ chỉ thái độ của mọi người khi chúng ta vô địch bóng đá AFF cup. Hàng ngang thứ 3 có 10 Chữ cái. Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta là ai? Hàng ngang thứ 4 có 2 Chữ cái. Tên một loài cây xuất hiện trong bài hát: Đi học. Hàng ngang thứ 5 có 8 chữ cái. Ông được xem là người thầy giáo đầu tiên của nền giáo dục nước nhà, người từng dâng sớ chém 7 tên nịnh thần. Ông là ai? * GV: sử dụng kỹ thuật trình bày 1 phút để cho học sinh nói lên tầm quan trọng của tự học. Liên hệ bản thân Tự học rất quan trọng, khẩu hiệu của tuần lễ học tập suốt đời trong năm học này “trong cách phải lấy tự học làm cốt” 3.Cho học sinh tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập (Học – học nữa- học mãi, học đi đôi với hành) 1. Nguyễn Tất Thành 2. Tự hào 3. Nguyễn Hiền 4. Cọ 5. Chu Văn An Giới thiệu về Chu Văn An- Người thầy đạo cao, đức trọng (ngữ văn 8) Ông được tôn là Vạn thế sư biểu, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Từ hàng dọc: Tự học 3/Củng cố: Cho học sinh hoàn thành sơ đồ tóm tắt nội dung bài học. 4/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Sưu tầm những tấm gương học sinh vượt khó học tốt. - Xem trước bài “Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em” - Tìm những việc làm thể hiện trẻ em luôn được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ và những việc làm xâm phạm đến trẻ em. V/Rút kinh nghiệm tiết dạy: ......................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMuc dich hoc tap cua hoc sinh thi gvdg_12526174.docx
Tài liệu liên quan