BÀI 2: TRUNG THỰC
I:Mục tiêu.
1:Kiến thức.
HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và cần phải trung thực.
2:Thái độ.
Ung hộ thái độ trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực.
3:Kĩ năng.
Trong cuộc sống hằng ngày HS biêt phân biệt hành vi thể hiện tính trung thực, không trung thực, tự kiểm mình và rèn luyện tính trung thực.
II phương pháp.
III:Tài liệu và phương tiện.
Sưu tầm một số mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ, nói về tính trung thực.
IV:Các hoạt động dạy học.
1:On định lớp.
2:Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là sống giản dị? Là HS em phải làm gì để rèn kuyện tính giản dị?
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 1, 2, 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1:SỐNG GIẢN DỊ
I: Mục tiêu bài học.
1:Kiến thức:
HS hiểu thế nào là sống giản dị, không giản dị, tại sao cần ohải sống giản dị?
2: Thái độ:
HS quí trọng sự giản dị, chân thật lối sống xa hoa, hình thức.
3:Kĩ năng.
HS tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh, biết học tập, xây dựng kế hoạch tự rèn luyện để trở thành người sống giản dị.
II:Phương pháp.
Thảo luận nhóm, sắm vai, giải quyết vấn đề.
III:Tài liệu và phương tiện.
Tranh ảnh và các câu chuỵện, tình huống thể hiện lối sống giản dị.
Nhữnh câu thơ, ca dao tục ngữ.
IV. Các hoạt động cuả thầy và trò.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
Ngày sinh nhật của bạn A, gia đình tổ chức thật linh đình, mời nhiều khách và bạn bè đến dự, còn ngày sinh nhật của bạn B, chỉ mời một số bạn đến dự tiệc ngọt thân mật tình bạn bè
. Theo em, em sẽ tổ chức sinh nhật theo bạn nào?. Vì sao?
HS:
Theo bạn B vì đó là lối sống giản dị.
GV :
Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 2:GV hướng dẫn HS phân tích truyện đọc.
“ Bacù Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”.
GV:
Em hãy nhận xét về trang phục, tác phong và lời nói của bác Hồ trong truyện đọc?
HS:Thỏa luận các câu hỏi GV đưa ra.
HS:
Trang phục:Bác mặc bộ quần áo kaki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.
Tác phong:Bác cười đôn hậu và vẫy chào đồng bào.
Thái độ:Thân mật, giản dị như một người cha hiền với đàn con.
GV:
Trang phục, tác phong, lời nói của bác đã tác động như thế nào tới tình cảm của nhan dân ta?
Lời nói:Giọng nói ấm, gần gũi “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Bác ăn mặc giản dị phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
Thái độ chân tình, cở mở không còn khoảng cách giữa bác Hồ. Chủ tịch nước với nhân dân, lời nói dễ hiểu, gần gũi với mọi người.
I Tìm hiểu ĐVĐ
Hoạt động 3:GV cho HS liên hệ thực tế để thấy được các biểu hiện đa dạng, phong phú của lối sống giản dị.
GV :
Là HS em phải sống như thế nào gọi là sống giản dị?
HS:
Sống phù hợp với hoàn cảnh lứa tuổi.
Tác phong gọn gàn, nói năng dễ hiểu.
GV:
Sônghs giản dị có nhiều thời gian, đìều kiện học hành, không phí tiền của cha mẹ vào những chi tiêu không cần thiết.
Hoạt động 4:HS thảo luận nhóm để tìm hiểu những biểu hiện của lới sống giản dị và thái độ giản dị( không giản dị)
Mỗi nhóm nêu rõ 2,3 biểu hiện.
GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
HS:
Nhóm 1,2:Biểu hiện:
Không xa hoa lãng phí.
Không cầu kì kiểu cách.
Thẳng thắn, chân thật gần gũi, hòa hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Nhóm 3, 4.biểu hiện trái với giản dị.
Sống xa hoa lãng phí.
Phô trương về hình thức, học đòi trong cách ăn mặc cầu kì trong cư xử sinh hoạt, giao tiếp.
Aên mặc vui chơi vượt qua khă năng của gia đình.
Nói năng dùng từ cầu kì khó hiểu.
Đi học ăn mặc cầu kì, trang điểm.
GV:tóm ý:
Giản dị là cái đẹp hài hòa giữa vẽ đẹp bề ngoài và vẽ đẹp bên trong, giản dị biểu hiện ở lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn biểu hiện qua suy nghĩ, hành đôngi của mỗi người.
Sống giản dị phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, của bản thân môi trường xã hội xung quanh.
Hoạt động 5:tìm hiểu nội dung bài học.
GV: theo em thế nào là sống giản dị?
HS đọc nội dung sách giáo khoa.phần a trang 4.
HS làm bài tập a SGK trang 5.
GV:
Sống giản dị có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
4 Củng cố:
HS giải thích câu tục ngữ, danh ngôn.
Tục ngữ.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Danh ngôn:
Trang bị quí nhất của một người là khiêm tốn và giản dị.
(Ph Aêngghen )
5:Dặn dò:
HS về nhà học bài, làm bài tập còn lại SGK trang.
Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về tính giản dị .
Chuẩn bị baì 2 “ Trung thực”
II :Bài học.
Thế nào là sống giản dị?
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
Biểu hiện:
Không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu tinh thần và vật chất bên ngoài.
2:Ý nghĩa:
Là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
BÀI 2: TRUNG THỰC
I:Mục tiêu.
1:Kiến thức.
HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và cần phải trung thực.
2:Thái độ.
Uûng hộ thái độ trung thực, phê phán những hành vi thiếuá trung thực.
3:Kĩ năng.
Trong cuộc sống hằng ngày HS biêt phân biệt hành vi thể hiện tính trung thực, không trung thực, tự kiểm mình và rèn luyện tính trung thực.
II phương pháp.
III:Tài liệu và phương tiện.
Sưu tầm một số mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ, nói về tính trung thực.
IV:Các hoạt động dạy học.
1:Oån định lớp.
2:Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là sống giản dị? Là HS em phải làm gì để rèn kuyện tính giản dị?
3:Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của thầøy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
GV:
Trong giờ kiểm tra, bạn A không làm bài được, nên bạn B cho bạn A chép, A không chép bài bạn. Em hãy nhận xét việc làm của bạn A?.
HS Bạn A đã trung thực khi làm bài.
Hoạt động 2:Phân tích truyện đọc “ Sự công minh chính trực của một nhân tài”
GV nêu câu hỏi.
Câu 1:Mi – Ken-Lăng –Giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bru Man tơ vốn là kình địch của ông?
HS:
Rất oán hận Bru Man luôn chơi xấu, làm giảm danh tiếng làm hại ông không ít đến sự nghiệp của ông.
Oâng công khai đánh giá rất cao Bru -man -tơ với tư cách là nhà kiến trúc, Bru –Man- tơ rất vĩ đại không một ai thời cổ có thể sánh bằng.
GV:
Vì sao Mi- lăng-giơ lại xử xự như vậy?
HS:
Vì ông là người thẳng thắn, trọng công lí và công monh của một nhân tài vĩ đại( ông không để tình cảm cá nhân chi phối làm mát tính khách quan khi đánh giá sự việc)
Oâng là người trung thực, tôn trọng chân lí, công minh chính trực.
I Truyện đọc.
Hoạt động 3:HS kiên hệ thực tế để thấy đựơc những biểu hiện khác nhau của tính trung thực.
GV:nêu câu hỏi.
Câu 1:Em hãy tìm những biểu hiện của tính trung thực trong học tập?
Ngay thẳng , không gian dối, không quay cóp, không cho bạn xem bài, không lấy đồ dùng học tập của bạn.
GV:
Tìm biểu hiện của tính trung thực đối với mọi người?
HS:
Không nói xấu, lừa dối, khong đỗ lổi cho người khác, dũng cảm nhận lỗi khi có lỗi.
GV:
Tìm biểu hiện của tính trung thực trong hành động?
HS:
Bên vực bảo vệ cái đúng, đấu tranh phê phán những việc làm sai trái.
GV có thể đưa ra các tình huống, câu chuyện .tính trung thực thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, thái độ hành động lời nói với mọi người và với bản thân.
Hoạt động 4:Tìm hiểu nội dung baì học.
GV nêu câu hỏi.
Em hãy nêu nhãng biểu hiện trái với tính trung thực?
HS :
Dối trá, xuyên tạc sự thật, ngựợc với chân lí, đạo lí lương tâm.
Hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay như: tham nhũng, lừa đảo
Câu 2:Nêu những trường hợp cụ thể không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực?
HS :
Đ/v bệnh nhân bác sĩ không nói hết sự thật về bệnh tật cho họ nghe à thể hiện lòng nhân đạo tính nhân ái giữa con người.
Đ/v kẻ địch:không thể nói sự thật biểu hiện tinh thần cảnh giác cao.
Người vợ yếu đau, nhưng sợ chòng con lo lắng bà bảo vẫn khỏe mạnh và cố gắng đi làm thể hiệïn sự chịu đựng hi sinh tình yêu thương đối với chồng con.
GV:Người trung thực phải có hành động tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật( không phải điều gì cũng nói ra, bất cứ lúc nào, ở đâu).
GV hỏi theo em thế nào là trung thực?
Câu 2:Tính trung thực có ý nghĩa như thế nào?
II Bài học.
1:Thế nào là trung thực?
TT là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuýết điểm.
2:Ý nghĩa:
TT là đức tính cần thiết và quí báo của mỗi con người, trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các quan hệ xã hội sẽ được mọi người tin yêu và kính trọng.
4:Củng cố:
GV cho HS làm bài tập SGK.
BT1:tìm những hành vi thể tính trung thực và giải thích.
GV giải thích thêm các hành vi 1,2,3,7 vì sao không thể hiện tính trung thực.
HS hành vi thẻ hiện tính trung thực:4,5,6.
BT2:hãy nêu những suy nghĩ của mình?
HS:Hành vi của người thày thuốc xuất hiện từ lòng nhân đạo để người bệnh sống lạc quan và có nghị lực hi vọng chiến thắng bệnh tật.
5:Dặn dò:
HS vè nhà làm bài học bài
Xem chuẩn bị cho bào kế tiếp “Tự Trọng”
Xem trước chuyện đọc “Một tâm hồn cao thượng”.
Các câu hỏi gọi ý a,b,c,d.
Em hãynêu một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc không tự trọng của mọi người xung quanh., mà em biết.
Bài 3:TỰ TRỌNG
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
HS hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng. Vì sao cần phải tự trọng?
2:Kĩ năng.
HS có ý thức rèn luyện tính tự trọng trong cuộc sống.
3:Thái độ:
Biết tự đánh giá bản thân và người khác về nhữngbiểu hiện của tính trung thực học tập những gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
II Tài liệu và phương tiện:
Tìm một số câu ca dao tục ngữ câu chuỵên nói về tính tự trọng.
III:hoạt động dạy và học:
1:Oån định lớp.
2:Kiểm tra bài cũ:
3:Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
Các em vừa hiểu ý nghĩa của sống trung thực, trung thực là của đức tính tự trọng, bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu rõ đức tính này:
Hoạt động 2: “tìm hiểu truyện:Một tâm hồn cao thượng”
GV :gọi hs đọc truyện phân vai:
GV nêu câu hỏi để HS trả lời.
Em hãy nhận xét hành động của Robe qua câu chuyện trên?
HS:
Là em bé nghèo khổ đi bán diêm.
Cầm một đồng tiền vàng đi đổi đồng tiền lẻ để trả lại tiền thừ cho Người mua diêm.
Không thể đem trả lại cho người mkua diêm vì bị kẹt xe và bị thương rất nặng.
Sai em mònh là Sac Lây đem đến tận nhà để trả lại tiền thừa cho người mua diêm.
GV:
Vì sao Rôbe lại nhờ em mình trả lại tìên cho người mua diêm?
HS:
Vì Robe muốn giữ đúng lời hứa.
Không muốn người khác nghĩ mình nghèo nói dối để lấy tiền.
Không muốn bị người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự, mất lòng tin ở mình.
GV :
Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
HS:
Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Sống nghèo khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn cao thượng.
Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào.
Người có ý thức trách nhiệm cao.
Hành động đó đã thể hiện đức tính tự trọng.
GV:Kết luận:
Qua câu chuyện trên đã thể hiện một hành động cử chỉ đẹp đẽ, cao thượng , tâm hồn cao thượng của một em bé nghèo. Đó là bài học qúi giá cho mỗi con người.
I Tìm hiểu truỵên đọc. “một tâm hồn cao thượng”
Hoạt động 3:HS liên hệ thực tế và thảo luận nhóm.
GV:
Em hãy nêu một số việc làm thể hiện đức tính tự trọng của những trường hợp xung quanh( sách báo)
HS:
Không quay cóp trong kiểm tra thi cử.
Giữ đúng lời hứa, giữ chữ tín, cư xử đàng hoàng, dũng cảm nhận lỗi, nói năng lịch sự, bảo vệ danh dự, kính trong thầy cô, hiếu thảo cha mẹ.
Em hãy nêu những hành vi thiếu tôn trọng?
HS:
Sai hẹn, không biết ăn năn, khôntg biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịn bợ lòn cúi, sống buông thả, than gia các tệ nạn xã hội.
GV Lòng tự trọng thể hiện ởmọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh từ các ăn mặc cư xử với mọi người.tránh được việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội.
Hoạt đôïng 4: Tìm hiểu nội dung bài học:
GV hỏi:
Thế nào là tự trọng?
HS: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, bíết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.
Nêu biểu hiêïn của lòng tự trọng?
Cư xử đàng hoành, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình không để người khác phải nhắc nhở chê trách.
II Bài học:
Thế nào là tự trọng?
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, bíết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.
Biểu hiện:
Cư xử đàng hoành, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình không để người khác phải nhắc nhở chê trách.
BÀI 4:KỈ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
I:Mục tiêu bài học.
1:Giúp HS hiểu:thế nào là đạo đức và kỉ luật?Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật.Ý nghĩa rèn luyện đạo đức và kỉ luật.
2:HS tự rèn luyện thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do vô kỉ luật.
3:HS biết tự đánh giá xem xét hành vi của cá nhân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức và kỉ luật.
II:Nội dung:
III:Tài liệi và phương tiện.
Truyện kể, tục ngữ ca dao bài tập tình hống chuẩn bị bt a trên giấy.
IV hoạt động dạy và học:
1:Oån định lớp:
2:kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tự trọng?em phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng?
Tình huống nào sau đay thể hiện tính tự trọng?
Bạn A lười học nên thường xuyên bị điểm xấu, co giáo đưa ra phê bình, nhắc nhở trước lớp nhiều làn nhưng bạn A vẫn không tiến bộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12426863.doc