3 . Bài tập.
a) Hãy tìm hiểu kĩ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hoá của gia đình em, của bản thân em.
Trả lời:
Học sinh tìm hiểu kỹ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hoá của gia đình em, của bản thân em: gia đình em có là gia đình đông con hay không, gia đình có con cái ăn chơi đua đòi, có mắc tệ nạn xã hội không.
b) Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau :
- Gia đình đông con ;
- Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi ;
- Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ ?
Trả lời:
- Gia đình đông con: nghèo túng, vất vả, bất hạnh không thể hạnh phúc được.
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Quan hệ với cộng đồng đất nước nhân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG ĐẤT NƯỚC NHÂN LOẠI
Số tiết :4
(Tiết 1: Tiết 11theo PPC; Tiết 2: Tiết 12 theo PPCT; Tiết 3: Tiết 13 theo PPCT Tiết 4: Tiết 14 theo PPCT )
Ngày soạn: 16 / 10 / 2018
Ngày dạy
Tiết (theo TKB)
Lớp
Ghi chú (số học sinh vắng)
4
7A
4
7A
4
7A
4
7A
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
- Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hoá.
- Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hoá.
- Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá.
* (THMT) HS biết giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường tại nơi mình sống.
- Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Kể rõ biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
b) Kỹ năng
- Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá ở gia đình.
- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hoá.
- Biết thể hiện hành vi văn hoá trong cư xử, lối sống ở gia đình.
- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
c) Thái độ:
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá.
- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hoá
- Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
* Tích hợp GDQP và AN:
Hình ảnh lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực quan sát, năng lực tự học,năng lực giao tiếp, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù với pháp luật và đạo đức xã hội, phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá ở gia đình, thực hiện bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
3. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
- PP: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận, liên hệ thực tế.
- KT: Động não, giao tiếp.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (cho cả chủ đề)
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, SGV GDCD 7, Tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị sách vở, học bài và đọc trước bài ở nhà.
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động: (thời gian 2 phút )
Tiết 1:
GV: Gv treo tranh cho hs quan sát.
Em hãy quan sát bức tranh trên bảng và nhận xét về những thành viên trong bức tranh đó?
Gv: Gia đình đầm ấm, hạnh phúc là một trong những tiêu chuẩn của gia đình văn hoá. Gia đình văn hoá là gì, có ý nghĩa như thế nào với xã hội. Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng.
Tiết 2:
Gv: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm gia đình văn hóa? Vậy để đạt được gia đình văn hóa mỗi thành viên trong gia đình chúng ta cần phải làm gì? Gia đình văn hóa có ý nghĩa gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng.
Tiết 3:
Gv treo tranh về truyền thống, gia đình, dòng họ.
? Bức tranh trên nói lên điều gì?
Hs trả lời
Gv: Đó là truyền thống của gia đình, dòng họ mỗi người cần phải phát huy giữ gìn.
Gv ghi đầu bài lên bảng.
Tiết 4:
Giờ trước chúng ta vừa tìm hiểu về truyền thống gia đình dòng họ. Vậy truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Gv ghi đầu bài lên bảng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1:( Xây dựng gia đình văn hóa- tiết 1)- thời gian 35 phút
1. Truyện đọc
“Một gia đình văn hoá”
- Gia đình gồm 3 thành viên
- Mục tiêu của GĐ là XD gia đình văn hoá
+C« Hoµ: Lµ mét phô n÷ ®¶m ®ang- võa lµm tèt viÖc ë c¬ quan, võa qu¸n xuyÕn viÖc nhµ, ch¨m sãc nu«i d¹y con c¸i chu ®¸o.
+C« chó: Ngoµi giê lµm viÖc ë c¬ quan, vÒ nhµ cßn lo t¨ng gia SX, c¶i thiÖn ®êi sèng gia ®×nh.
+Mäi ngêi cïng chia sÎ, gióp ®ì nhau trong c«ng viÖc
-G§ lu«n gän gµng, ng¨n n¾p, mäi sinh ho¹t ®Òu cã giê giÊc, ai còng lo hoµn thµnh c«ng viÖc.
-Kh«ng khÝ gia ®×nh lu«n ®Çm Êm, vui vÎ.
-Tó lu«n lµ häc sinh giái.
-Tham gia ho¹t ®éng x©y dùng v¨n ho¸ ë khu d©n c, lu«n g¬ng mÉu ®i ®Çu trong phong trµo vÖ sinh m«i trêng vµ chèng c¸c tÖ n¹n XH - gióp ®ì bµ con...
®ThËt sù lµ mét gia ®×nh v¨n ho¸.
- Gia đình cô Hoà là gia đình có nề nếp, hoà thuận, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người. Gương mẫu trong mọi phong trào, thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Xứng đáng là 1 gia đình văn hoá.
2. Nội dung bài học
a) Tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa:
- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ,
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình,
- Đoàn kế với xóm giềng,
- Làm tốt nghĩa vụ công dân.
* Nhận xét một số tình huống trong cuộc sống.
Gia đình bác A đầm ấm, hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn chăm học chăm làm.
Gia đình chú B giàu có về vật chất nhưng thiếu cuộc sống tinh thần lành mạnh, con cái hư hỏng, chưa làm tốt nghĩa vụ CD.
Gia đình bà Yến bất hạnh vì thiếu thốn cả vật vật chất lẫn tinh thần đời sống tinh thần.
Gia đình bác Huy không hạnh phúc luôn bất hoà vì cha mẹ không gương mẫu thiếu nề nếp. Nên quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không tốt đẹp.
Gv mời 1 em đọc truyện
Hs đọc diễn cảm
Hs cả lớp theo dõi
Gv tổ chức đàm thoại
Câu hỏi:
1. Gia đình cô Hoà có mấy thành viên?
2. Mục tiêu phấn đấu của gia đình cô Hoà là gì?
3. C¸c thµnh viªn trong gia ®×nh lµm g× ®Ó x©y dùng gia ®×nh v¨n ho¸?
4.Em có nhận xét gì về nề nếp của gia đình cô Hoà?
Hs trả lời cá nhân theo suy nghĩ
Hs trả lời
Em hãy nêu một số gia đình văn hoá ở địa phương em?
Gv: XD gia đình văn hoá là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta làm cho mọi người đều ấm no, hạnh phúc, xã hội ổn định.
Để đạt gia đình văn hoá cần có tiêu chuẩn nào?
Gv tổ chức thảo luận 4 nhóm về xử lý tình huống:
Tình huống 1: Gia đình bác A là cán bộ công chức về hưu, tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau, các con ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
Em hãy nhận xét gia đình bác A.
Tình huống 2: Cô, chú B là gia đình giàu có, do mải làm ăn nên các con đều hư, như bỏ học, đua đòi...gia đình cô, chú không quan tâm đến mọi người xunh quanh, trước đây cô chú B còn chốn nghĩa vụ quân sự.
Em hãy nhận xét gia đình chú B
Tình huống 3: Bà Yến về hưu lại đau yếu luôn, chồng mất sớm để lại 3 đứa con, không có tiền học chỉ đi làm thêm kiếm ăn qua ngày, không có tiền thuốc thang.
Em hãy nhận xét gia đình bà Yến?
Tình huống 4: Gia đình bác Huy có 2 con trai lớn, vợ chồng bác thường cãi nhau, đánh nhau, con trai bác cũng cãi lại bố mẹ và xưng hô rất vô lễ.
Em hãy nhận xét gia đình bác Huy? nói đến cuộc sống gia đình thường có những khía cạnh nào?
Hoạt động 2:( Xây dựng gia đình văn hóa (tiếp)- tiết 2)- thời gian 35 phút
2. Nội dung bài học (tiếp)
a) Tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa?
b) Ý nghĩa của gia đình văn hóa.
+ Đối với cá nhân và gia đình. Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình là văn hóa góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
c) Trách nhiệm của mỗi người để xây dựng gia đình văn hóa.
- Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị, không ham thú vui thiếu lành mạnh, không xa vào tệ nạn xã hội.
- Trách nhiệm của học sinh đối với việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá
- Chăm ngoan, học giỏi.
- Kính trọng giúp đỡ ông, bà, cha mẹ
- Anh, chị, em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Không làm điều tổn hại đến danh dự gia đình.
* Tích hợp GDQP và AN:
Hình ảnh lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới.
3 . Bài tập.
a) Hãy tìm hiểu kĩ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hoá của gia đình em, của bản thân em.
Trả lời:
Học sinh tìm hiểu kỹ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hoá của gia đình em, của bản thân em: gia đình em có là gia đình đông con hay không, gia đình có con cái ăn chơi đua đòi, có mắc tệ nạn xã hội không.
b) Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau :
- Gia đình đông con ;
- Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi ;
- Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ ?
Trả lời:
- Gia đình đông con: nghèo túng, vất vả, bất hạnh không thể hạnh phúc được.
- Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi: Đời sống vật chất có thể đầy đủ nhưng đời sống tinh thần không lành mạnh, con cái đua đòi ăn chơi, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành nỗi bất hạnh cho gia đình, danh dự gia đình bị tổn hại.
- Gia đình có 2 con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: Đây là loại gia đình văn hóa. Có thể đời sống vật chất đầy đủ hay còn khó khăn, nhưng con cái của gia đình có trách nhiệm và bổn phận với gia đình, chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo.
c) Trong gia đình, mỗi người đểu có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, làm thế nào để có được sự hoà thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình ?
Trả lời
- Trước hết mọi người trong gia đình phải tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, không can thiệp thô bạo.
- Nhường nhịn nhau.
- Trao đổi, góp ý kiến cho nhau khi có những thói quen chưa tốt
d) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý :
(1) Việc nhà là việc của mẹ và con gái ;
(2) Trong gia đình nhất thiết phải có con trai ;
(3) Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trons; gia çf'mh ;
(4) Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc ;
(5) Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình ;
(6)Trong giạ đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình ;
(7) Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá.
Trả lời
- Em đồng ý với ý kiến (5).
Bởi vì con cái là một thàrh viên trong gia đình cho nên có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình mình và phải có trách nhiệm và bổn phận đôi với gia đình.
- Em không đồng ý với các ý kiến (1), (2), (3), (4), (6), (7).
(1) và (2) là thể hiện quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ;
(3) và (6): Trong gia đình cần có sự phân công công việc cụ thể để mọi người có trách nhiệm đối với gia đình của mình, nhưng không có nghĩa là mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà cần có sự chia sẻ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tất cả vì sự êm ấm hạnh phúc của gia đình bé nhỏ.
(4) Ý kiến gia đình có nhiều con là hạnh phức là chưa đúng. Bởi nếu đông con, chăm sóc, nuôi dạy sẽ vất vả, khó khăn hơn những gia đình ít con.
- Đông con sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cha mẹ, nhất là người mẹ
- Đông con sẽ làm ảnh hưởng đến công tác (công việc) của cha mẹ.
- Nếu đông con và nghèo túng là gia đình bất hạnh chứ không thể là gia đình có hạnh phúc.
(5) và (7): Trẻ em là một thành viên của gia đình cho nên trẻ em có trách nhiệm và bổn phận tham gia bàn bạc công việc gia đình và góp sức mình để xây dựng gia đình văn hóa.
đ) Em có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của con cái trong gia đình qua kinh nghiệm của bản thân và qua câu nói của Xu-khôm-lin-xki.
Trả lời
Gia đình nào cũng có thể phòng ngừa hoả hoạn và phòng ngừa những đứa con hư hỏng nếu có biện pháp phòng ngừa tốt. Song biện pháp giáo dục của cha mẹ dù có tốt đến đâu nhưng điều quyết định để trở thành những đứa con ngoan hay hư hỏng là từ bản thân, ý chí, nghị lực, ý thức, trách nhiệm và bổn phận của những đứa con.
e) Theo em, những gia đình sau đây có ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội như Ihế nào ?
- Gia đình có cha mẹ bất hoà ;
- Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu (làm ăn bất chính, nghiện hút..) ;
- Gia đình có con cái hư hỏng (ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe...).
Trả lời
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vì thế những kiểu gia đình trên sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng, đến sự bình yên của môi trường sống (của bà con làng xóm, nếu suốt ngày bên cạnh nhà mình có một gia đình bố mẹ bất hoà suốt ngày cãi vã nhau), sự bất hoà của cha mẹ dẫn đến gia đình tan nát, con cái không có người nuôi dạy, những đứa con sẽ là gánh nặng của xã hội.
Khi bố mẹ thiếu gương mẫu, làm ăn bất chính, nghiện hút thì đó không thể là một gia đình hạnh phúc, một môi trường tốt để con cái trưởng thành, nó cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và gia đình đó khó có thể có những đứa con ngoan, mà là những đứa con hư hỏng, ăn chơi, quậy phá, nghiện hút, đua xe gây không biết bao nhiêu điều xấu cho cộng đồng và xã hội.
g) Hãy kể tên những việc của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?
Trả lời
Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia:
- Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà...
- Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em
- Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt
- Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm
Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ. Không đua đòi ăn diện, không làm điều gì tốn hại đến danh dự gia đình mình.
Tục ngữ:
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
Ca dao:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa gì?
Thảo luận về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
Để xây dựng gia đình VH mỗi người trong gia đình cần có bổn phận và trách nhiệm gì?
Không nên làm gì?
Các em còn nhỏ tuổi có bổn phận và trách nhiệm gì với việc xây dựng gia đình văn hoá?
Hs trình bày
Hs cả lớp nhận xét
Gv nhận xét đánh giá
Gv đưa một số hình ảnh minh họa:
Bài tập a sgk
Gv mời 1 em đọc yêu cầu bài tập.
Hs đọc 1 em
Hs thảo luận lớp
Hs trình bày và nhận xét
Gv nhận xét
Bài tập b sgk
Gv treo bảng phụ
Hs đọc yêu cầu 1 em.
Hs làm bài cá nhân.
Hs trình bày cá nhân.
Gv đánh giá.
Bài tập d sgk
Gv mời 1 em đọc yêu cầu bài tập
Hs đọc 1 em
Hs làm bài theo nhóm
Hs cử đại diện trình bày
Hs nhận xét.
Gv đánh giá
Bài tập đ sgk
Hs đọc yêu cầu 1 em.
Hs làm bài cá nhân.
Hs trình bày cá nhân.
Gv đánh giá.
Bài tập e sgk
Hs đọc yêu cầu 1 em.
Hs làm bài cá nhân.
Hs trình bày cá nhân.
Gv đánh giá.
Bài tập g sgk
Hs đọc yêu cầu 1 em.
Hs làm bài cá nhân.
Hs trình bày cá nhân.
Gv đánh giá.
Hoạt động 3:( Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ)- tiết 3)- thời gian 35phút
1. Tìm hiểu truyện đọc
Truyện kể từ trang trại
* Sự cần cù vượt qua khó khăn
- Hai bàn tay cha và anh dày lên chai sạn vì cuốc đất.
- Bất kể thời gian khắc nghiệt không bao giờ rời khỏi trận địa.
- Đấu tranh gay go quyết liệt
- Kiên trì bền bỉ.
*Thành quả:
- Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu.
- Có hơn 10 ha đất đai màu mỡ
- 10 quả trứng nay thành 10 con gà mái đẻ trứng.
- Số tiền mua sách vở và đồ dùng học tập, truyện và báo...
* Lao động cần cù phù hợp với sức mình.
Gv mời 1 em đọc truyện
Hs đọc
Hs cả lớp theo dõi
Gv tổ chức thảo luận theo bàn.
Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gđ được thể hiện như thế nào?
Thành quả gia đình đạt được là gì?
Việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi“ trong truyện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
Hs trình bày
Gv đánh giá
Những hoạt động không mệt mỏi của gia đình đã là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
2. Nội dung bài học
a) Khái niệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.
+ Tiếp nối truyền thống: Mỗi gia đình dòng họ dù có ít hay nhiều, có những truyền thống tốt đẹp. Các thế hệ con cháu phải tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, không để truyền thống tốt đẹp đó bị mai một đi.
+ Phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống: Làm sao để truyền thống gia đình, dòng họ ngày càng phong phú hơn, tạo ra những giá trị mới, giúp truyền thống đó tỏa sáng, phát huy được tác dụng rộng rãi.
b) Một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gđ, dòng họ; kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn; giới thiệu truyền thống để nhiều người biết...
Gv tổ chức đàm thoại
Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? Câu hỏi.
Thế nào là tiếp nối?
Thế nào là phát triển?
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ có biểu hiện như thế nào?
Hoạt động 4:( Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ (tiếp)- tiết 4 )- thời gian 35 phút
Kiểm tra 15’
Đề bài :
Câu 1 (5 điểm)
Hãy kể tên những việc của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?
Câu 2: (5điểm)
- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
Đáp án:
Câu 1: (5điểm)
Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia:
- Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà...
- Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em
- Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt
- Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm
Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ. Không đua đòi ăn diện, không làm điều gì tốn hại đến danh dự gia đình mình.
Câu 2: (5điểm)
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.
+ Tiếp nối truyền thống: Mỗi gia đình dòng họ dù có ít hay nhiều, có những truyền thống tốt đẹp. Các thế hệ con cháu phải tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, không để truyền thống tốt đẹp đó bị mai một đi.
+ Phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống: Làm sao để truyền thống gia đình, dòng họ ngày càng phong phú hơn, tạo ra những giá trị mới, giúp truyền thống đó tỏa sáng, phát huy được tác dụng rộng rãi.
2. Nội dung bài học (tiếp)
a)Khái niệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
b) Một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
c) Ý nghĩa
- Đối với cá nhân: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên; thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- Đối với xã hội: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc (vì nhiều gia đình dòng họ hợp lại thành xã hội, thành dân tộc). Nhất là trong thời đại hội nhập, điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
3.Bài tập
a) Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó ?
Trả lời
Em hãy bảo ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và từ đó đưa ra suy nghĩ về truyền thống đó nhé
b) Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình.
Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không ? Vì sao ?
Trả lời
Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên, bởi vì một làng quê nghèo khó quanh năm mọi người đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan.
Cái nghèo khó có thể do thiếu điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, mưa lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra... Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của Hiên có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh cho Hiên vượt lên khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương minh thoát khỏi đói nghèo.
c) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?
(1) Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp ;
(2) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên ;
(3) Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào ;
(4) Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu ;
(5) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
Trả lời
Em đồng ý với ý kiến (1), (2), (5)
Bởi vì: gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp, chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
d) Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện vễ truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân vãn hoá v.v...).
Trả lời
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Chim có tổ, người có tông.
đ) Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì ?
Trả lời
Học sinh đánh giá những việc đã làm được để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ nhé.
Chép đề bài lên bảng
HS làm bài
Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?
Gv yêu cầu hs đọc yêu cầu các bài tập
Hs đọc và suy nghĩ làm bài cá nhân
Hs trình bày.
Hs nhận xét, bổ sung.
Gv đánh giá, kết luận.
C. Hoạt động luyện tập – Vận dụng( thời gian 6 phút)
Tiết 1:
- Thế nào là gia đình văn hóa? Nêu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa.
Tiết 2:
- Gia đình văn hóa có ý nghĩa gì? Nêu trách nhiệm của các thành viên trong gia đình để xây dựng gia đình văn hóa.
Tiết 3: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
Tiết 4:
-Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng (thời gian 2 phút).
Tiết 1:
Em hãy lập kế hoạch tham gia xây dựng gia đình văn hoá của bản thân theo?
Gợi ý:
Kế hoạch tham gia xây dựng gia đình văn hoá của bản thân:
Kính trọng ông bà, cha mẹ
Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi.
Tránh xa các tệ nạn xã hội.
Con cái chăm ngoan, học giỏi.
Ông bà, cha mẹ gương mẫu là tấm gương để con cháu noi theo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động theo khả năng của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ngày càng càng đầy đủ ấm no...
Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.
Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
Tiết 2:
Mỗi người cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?
Trả lời
Đối với mọi người nói chung: Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
Đối với HS: phải chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự của gia đình.
Tiết 3: Em hãy kể một số biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống mà em biết?
Trả lời
Một số biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Có ý thức học tập những truyền thống tốt đẹp của dòng họ
Phát động mọi người, con cháu trong gia đình đi theo nét đẹp truyền thống của gia đình, của dòng họ
Nâng cao ý thức của các con cháu trong gia đình, dòng họ
Tiết 4:
Quê của Trang rất nghèo. Trong dòng họ của Trang chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọngễ Trang thường mặc cảm, tự ti mỗi khi các bạn trong lớp kể về quê hương, dòng họ mình. Trang không bao giờ giới thiệu quê hương, dòng họ của mình với bạn bè.
Câu hỏi
1/ Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Trang không? Vì sao?
2/ Em sẽ góp ý cho Trang như thế nào?
Trả lời
1/ Không đồng tình với Trang vì dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp đáng tự hào.
2/ Trang cần phải tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để học tập, phát huy, làm rạng danh hơn cho dòng họ
IV. Rút kinh nghiệm của GV :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHỦ ĐỀ CD 7.docx