Bài 8:
Tiết 9: KHOAN DUNG
A.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp.
-Hiểu ý nghĩa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
-Rèn cho học sinh quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
-Rèn học sinh biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong CS hằng ngày, nhiều khi chỉ vì một chút hiểu lầm nho nhỏ mà dẫn đến những đổ vỡ đáng tiếc làm mất đi mối thiện cảm trong quan hệ tốt đẹp giữa con người. Do đâu mà xảy ra điều đó? Làm thế nào để tránh được? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp.
30 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 57971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Học kỳ 1 (Theo chương trình giảm tải), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
2-Những biểu hiện của yêu thương con người:
-HS tự liên hệ những việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của bản thân và những người xung quanh.
*Yêu thương con người là:
-Quan tâm, đối xử tốt, làm điều tốt với người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ khi khó khăn , hoạn nạn.
-Chia sẻ, cảm thông với nỗi buồn, niềm vui và sự khổ đau của người khác.
3-Vì sao phải yêu thương con người?
-Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc cần giữ gìn, phát huy.
-Yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
4.Củng cố: -Khái quát lại ND bài học.
-Giải thích câu ca dao:
" Nhiễm điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
5.Dặn dò: -Học bài, nắm vững ND bài học.
-Liên hệ thực tế trong trường, trong phố phường về yêu thương con người.
Ngày soạn:
Bài 5:
TIẾT 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (Tiết 2)
A.Mục tiêu bài học:Giúp học sinh:
-Tiếp tục bằng các tình huống (GVđưa ra) giúp các em tự tìm cách xử lý cho
phù hợp với những biểu hiện của tình yêu thương con người.
-Luyện tập bằng các câu chuyện trong SGK.
-Tự rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, biết quan tâm đến những người xung quanh.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: -Thế nào là yêu thương con ngưòi? Vì sao phải yêu thương con người?
-Đọc một vài câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu thương con người?
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Bài trước, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là yêu thương con người và những biểu hiện của tình yêu thương ấy. Với những tình huống trong thực tiễn, bài học hôm nay cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự cần thiết cảm thông , chia sẻ của mỗi người đối với ngững người xung quanh.
-Giáo viên đưa tình huống thực tế
-Một bạn học sinh trong lớp mắc bệnh (máu không đông) chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp như thế, em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn?
-Học sinh đọc bài tập, lần lượt đưa ra các nhận xét tình huống của mình? (Có thể sắm vai các nhân vật trong tình huống đó) -Giáo viên bổ sung?
-Long là người như thế nào?
-Nhận xét về cách xử sự của Toàn?
-Cách xử sự của Hồng đúng hay sai?
-HS tìm và trình bày những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình yêu thương con người?
-HS kể những việc làm, những tấm gương cụ thể xung quanh biểu hiện tình yêu thương con người (nhà tình nghĩa, giúp đồng bào lũ lụt, sóng thần, chất độc da cam...)
III-Tình huống:
-Khi người khác có nỗi buồn, khó khăn
->Cần thể hiện sự quan tâm, chia sẻ.
-Bảo vệ bạn, đi lại tránh sô đẩy, va quệt vào bạn.
-Giúp bạn chép bài khi bạn nghỉ học.
-Động viên, trò chuyện để bạn vơi đi nỗi buồn.
-Đưa đón bạn nếu có điều kiện.
V-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-Nam biết quan tâm đến gia đình Hải; biết sẻ chia, giúp đỡ bạn ® Biểu hiện của tình yêu thương con ngưòi.
-Long là người biết quan tâm người khác, không ngoảnh mặt làm ngơ trước hoạn nạn người khác. Sẵn sàng giúp đỡ, có hành động nghĩa hiệp.
-Việc làm của CĐ 7A là tốt đẹp, quan tâm đến bạn khi bạn đau ốm. Toàn thiếu sự cảm thông, từ chối khi được phân công, xử sự chưa đẹp. Lẽ ra, toàn nên sẵn sàng giúp đỡ bạn, không cần có sự phân công.
-Cách xử sự của Hồng như vậy là rất đúng, không tiếp tay cho bạn làm việc xấu, có lời khuyên ngăn chân tình.
2-Bài tập (b):Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình yêu thương con người:
-Lá lành đùm lá rách.
-Thương người như thể thương thân.
-Yêu nhau chín bỏ làm mười.
-Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà.
-Kính già, già để tuổi cho.
-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống những chung một giàn".
3-Bài tập(c),(d): Liên hệ thực tế bản thân và trong cuộc sống xung quanh:
-Mua tăm giúp người tàn tật.
-Ủng hộ: Sách vở, quần áo, tiền cho các bạn vùng thiên tai, lũ lụt........
-Quỹ vì người nghèo, quỹ bầu bí thương nhau.....
4.Củng cố: -Khái quát lại toàn bộ ND bài học.
5.Dặn dò: -Học bài, liên hệ thực tế những hành động thiết thực giúp đỡ gia đình.
-Đọc trước bài: "Tôn sư trọng đạo"
Ngày soạn: 10.10.2011
Bài 6:
TIẾT 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, hiểu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.
-Biết phê phán những thái độ, hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.
-Biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: -Thế nào là yêu thương con người? Bản tnân em đã làm gì thể hiện tình yêu thương con người.
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên", vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi con người là vô cùng quan trọng. Công ơn của các thầy cô rất to lớn. Bởi thế, biết ơn là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt. Vậy, “Tôn sư trọng đạo” là gì? Mỗi chúng ta phải làm gì để phát huy truyền thống ấy? Các em sẽ hiểu điều đó qua bài học hôm nay.
-Gọi học sinh đọc truyện.
-Cuộc gặp gỡ giữa thầy-trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian.
-Những chi tiết nào chứng tỏ sự kính trọng và biết ơn của những học sinh đối với thầy Bình?
-Tình thầy trò trong buổi gặp gỡ được thể hiện như thế nào?
-Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo?
-Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa gì?
-Nêu những biểu hện trái với TSTĐ?
-HS trả lời câu hỏi - Giáo viên bổ sung.
- Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về TSTĐ
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
-Thầy Bình gặp lại trò sau 40 năm xa cách. Nhiều trò tóc đã điểm bạc, nhiều người trên ngực lấp lánh huân huy chương.....
-Vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
-Tay bắt mặt mừng, mắt nhoè lệ...
-Từng trò nói về những kỷ niệm ngày xưa, bày tỏ lòng biết ơn, báo cáo với thầy về những công việc của mình.....
-Bồi hối xúc động quá trưa mà buổi gặp mặt vẫn chưa kết thúc ...lưu luyến mãi không muốn ra về
=>Thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc. Đó là đạo lí “Tôn sư trọng đạo”
II-Nội dung bài học:
1-Khái niệm:
- TSTĐ là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi (đặc biệt là những thầy cô đã dạy mình); coi trọng và làm theo những đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
2-Ý nghĩa:
- TSTĐ là một truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta cần phát huy.
*Những biểu hiện trái với truyền thống tôn sư trọng đạo:
-Thái độ vô lễ, cãi lại thầy cô, không vâng lời...
III-Luyện tập:
1-Bài tập a:
-Hành vi (1), (3): Thể hiện thái độ TSTĐ.
-Hành vi (2): Không biết vâng lời thầy.
-Hành vi (4): Hành vi vô lễ, không khiêm tốn.
2-Bài tập b:
-Không thầy đố mày làm nên.
- "Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy".
4.Củng cố: -Đọc truyện: “Học trò biết ơn thầy”-liên hệ bản thân.
-Khái quát lại ND bài học.
5.Dặn dò: -Học bài, nắm vững ND bài học.
-Đọc trước bài: Đoàn kết, tương trợ.
Ngày soạn:
Bài 7:
TIẾT 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
A.Mục tiêu bài học:Giúp học sinh:
-Thế nào là đoàn kết, tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.
-Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
-Biết tự đánh giá mình về những biểu hiện của đoàn kết, tương trợ.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: -Thế nào là tôn sư trọng đạo? Liên hệ bản thân?
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Câu ca dao:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”
Nói lên sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người chung sức lại cũng làm được. Để hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ và ý nghĩa của nó, chúng ta cùng nhau đến với bài học hôm nay.
-Học sinh đọc truyện.
-Khicông việc của các bạn lớp 7A chưa hoàn thành, lớp trưởng 7B đã làm gì?
-Trước việc làm của lớp trưởng 7B, lớp trưởng 7A có thái độ như thế nào?
-Tìm những chi tiết, hình ảnh, chứng tỏ hai lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau?
-Những biểu hiện ấy thể hiện đức tính gì của các bạn 7B?
-Qua phân tích, em cho biết thế nào là đoàn kết, tương trợ?
-Đoàn kết, tương trợ sẽ có tác dụng gì trong cuộc sống ( ý nghĩa).
-Liên hệ bản thân?
-Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết....
-Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về ĐKTT?
-Giải thích câu nói của Bác Hồ:
“Biết đoàn kết, biết đồng lòng
Việc gì khó,việc gì nặng sẽ làm xong”
-Học sinh làm bài tập.
-Giáo viên bổ sung - trái với ĐK,TT?
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
-Mời các bạn 7A nghỉ tay ăn mía, ăn cam, sau đó 2 lớp cùng làm tiếp cho xong công việc.
-Thái độ: Xúc động, hưởng ứng, vui, phấn khởi trước thịnh tình của bạn.
*Biểu hiện:
-Lớp trưởng 7B lo lắng cho lớp 7A còn nhiều công việc chưa xong.
-Rủ 7A sang ăn mía, cam rồi cùng làm.
-Hai lớp trưởng ôm nhau, các bạn 7B lấy mía, lấy cam mời các bạn 7A.....
->Không khí hai lớp vui vẻ, thân mật,cùng nhau cuốc, xới, đào, xúc... công việc hoàn thành.
=>Thể hiện tình đoàn kết, tương trợ.
II-Nội dung bài học:
1-Đoàn kết tương trợ:
-Là sự cảm thông, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
2-Vì sao phải đoàn kết, tương trợ:
-ĐK,TT giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và được mọi người yêu quý.
-ĐK,TT giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- ĐK,TT là truyền thống quý báu của dân tộc, cần phát huy.
*Tục ngữ, ca dao:
" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao"
*Danh ngôn:
" Đoàn kết, đoàn kết,đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"
(Hồ Chí Minh)
III-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-Thăm hỏi, động viên, an ủi bạn.
-Chép bài hộ bạn, giảng bài cho bạn.
2-Bài tập (b): Không tán thành với việc làm chủa Tuấn, vid như thế là hại bạn chứ thực chất không phải là giúp bạn.
4.Củng cố: -Khái quát lại nội dung bài học, đọc truyện “Bó đũa”.
-Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò: -Học bài, rèn luyện bản thân.
-Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 06/11/2011
Tiết 8: KIỂM TRA 1 TIẾT
A.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
-Kiểm tra, đánh giá kiến thức về các chuẩn mực đạo đức XH. Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và XH. Biết lựa chọn và thực hiện cách ứng sử phù hợp chuẩn mực đạo đức, pháp luật, VHXH.
-Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra GDCD.
-Giáo dục ý thức tự giác, độc lập, sáng tạo, nghiêm túc.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới:
I-Đề bài:
A-Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Câu 1: Khi đến lớp hành động nào sau đây của học sinh thể hiện giản dị? (0,5 điểm)
A-Đánh phấn bôi son. B-Nhuộm tóc vàng.
C-Ăn mặc cầu kì đỏm dáng D-Ăn mặc đồng phục bình thường.
Câu 2:Trong 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ, Điều nào Bác nói về tính trung thực?(0,5đ)
A-Điều 1,2. B-Điều 3. C-Điều 5. D-Điều 4.
Câu 3: Trong giờ kiểm tra bài, việc làm nào sau đây thể hiện tính tự trọng?(0,5 đ)
A-Chép bài của bạn. B-Nhờ bạn làm hộ bài.
C-Giở sách vở, tài liệu. D-Kiên quyết không quay cóp.
Câu 4: Truyện đọc: “Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung” (Sách GDCD7). Anh Nguyễn Phi Hùng đã thể hiện nội dung……………………………………………….
trong công việc của mình? (0,5 đ)
Câu 5: Bốn học sinh đi học muộn, mỗi người đều có cách xử lí riêng sau đây. Theo em cách nào đúng nhất? (0,5 đ)
A-Bỏ học luôn đi chơi điện tử. B-Trình bày lí do, xin vào lớp.
C-Tự lẻn vào lớp. D-Chạy vào chỗ ngồi, không cần xin phép.
Câu 6:”Tôn sư trọng đạo” có đúng là truyền thống quí báu của dân tộc ta không? (0,5 đ)
A-Đúng. B-Sai.
Câu 7:Nối các câu tục ngữ ở cột A với các chuẩn mực đạo đức đã học ở cột B: (1đ)
Lá lành đùm lá rách (1)
(a)Trung thực
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (2)
(b)Yêu thương con người
Đói cho sạch, rách cho thơm (3)
(c)Tôn sư trọng đạo
Cây ngay không sợ chết đứng (4)
(d)Tự trọng
(e)Giản dị
B-Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Trên một chuyến xe ôtô rất đông khách. Giữa đường có một cụ già và một phụ nữ bế cháu nhỏ lên xe. Một thanh niên ngồi trên xe nói nhỏ với bạn mình: “Ta đưsng lên nhường chỗ cho cụ già và mẹ con chị phụ nữ.” Cậu bạn ngồi cạnh ngần ngừ không nói gì.
Nếu là cậu bạn, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? (2 điểm).
Câu 2: Kể một câu chuyện về tấm gương tôn sư trọng đạo (4 điểm)
II-Đáp án-Thang điểm:
A-Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: D Câu 2: C Câu3: D Câu 4: B Câu 5: A
Câu 4:Làm việc có kỉ luật đạo đức.
Câu 6: (1-b) (2-e) (3-d) (4-a)
B-Phần tự luận:
Câu 1: Nếu là cậu ấy, em sẽ vui vẻ đứng dậy nhường chỗ.
Câu 2: Kể được câu chuyện đủ và đúng với nội dung đã học.
4.Củng cố: -Nhận xét giờ kiểm tra.
5.Dặn dò: - ôn tập, rèn luyện đạo đức bản thân.
- Đọc trước bài: Khoan dung.
Này soạn: 13/11/2011 Bài 8:
Tiết 9: KHOAN DUNG
A.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp.
-Hiểu ý nghĩa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
-Rèn cho học sinh quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
-Rèn học sinh biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong CS hằng ngày, nhiều khi chỉ vì một chút hiểu lầm nho nhỏ mà dẫn đến những đổ vỡ đáng tiếc làm mất đi mối thiện cảm trong quan hệ tốt đẹp giữa con người. Do đâu mà xảy ra điều đó? Làm thế nào để tránh được? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp.
-Học sinh đọc truyện.
-Thái độ của của Khôi đối với cô giáo như thế nào?
-Cử chỉ của cô giáo thể hiện điều gì?
-Qua truyện em rút ra được điều gì?
-HS thảo luận, phát biểu ý kiến.
-GV kết luận.
-Thế nào là khoan dung?
-HS chia nhóm thảo luận.
-Tại sao phải biết lắng và biết chấp nhận ý kiến của người khác?
-Khi bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự thế nào?
-Lòng khoan dung có ý nghĩa ntn ?
-Muốn có lòng khoan dung, bản thân em rèn luyện như thế nào?
-Học sinh đọc bài tập, trả lời câu hỏi?
-Học sinh suy nghĩ, chọn hành vi.
-Nhận xét hành vi của Lan?
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
-Vội vàng nhận xét: “Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”
-Về sau: cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô giáo.
=>Ân hận, xin lỗi cô vì đã hiểu ra lí do vì sao cô viết xấu.
->Cô giáo là người khoan dung, độ lượng.
-Tìm hiểu kỹ trước khi nhận xét, đánh giá về người khác.
*KL:
-Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét đánh giá người khác.
-Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
II-Nội dung bài học:
1-Khoan dung:
a.Khái niệm:
-Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
b.Biểu hiện:
-Bằng việc làm và thái độ: biết lắng nghe để hiểu người khác và hiểu chính mình.
-Trước khuyết điểm của người khác, tuỳ mức độ, có thể tha thứ (với những lỗi nhỏ, không cố ý) hoặc nhắc nhở, khuyên nhủ, thuyết phục
2-Ý nghĩa:
-Là đức tính quý báu của con người.
-Người có lòng khoan dung được mọi người yêu quý, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
-Làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
3-Rèn luyện bản thân:
-Sống cởi mở, gần gũi hoà đồng với mọi người
-Chân thành, rộng lượng, tôn trọng cá tính và sở thích của người khác.
-Học tập những tấm gương khoan dung trong cuộc sống.
III-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-Học sinh tự liên hệ và kể lại.
2-Bài tập (b):
-HS tự xác định.
3-Bài tập (c):
-Thái độ và hành vi của Lan là ích kỷ, hẹp hòi, chấp nhặt, trả đũa (mặc dù bạn không cố ý)
->Không có lòng khoan dung.
4.Củng cố: -Hệ thống lại ND bài học.
-Nhấn mạnh nội dung, đọc ca dao, tục ngữ.
5.Dặn dò: -Học bài - tìm hiểu câu chuyện thực tế xung quanh.
-Làm bài tập còn lại.
-Đọc trước bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá.
Ngày soạn: 19/11/2011
Bài 9: (2 tiết)
TIẾT 10: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
-Nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.
-Mối quan hệ giữa qui mô gia đình và cl đời sống gia đình. Hiểu bổn phận và trách
nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá.
-Hình thành tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham
gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.
-Giữ gìn giáo dục gia đình, tránh thói xấu có hại.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Thế nào là khoan dung? Vì sao phải khoan dung? Liên hệ bản thân?
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Gia đình là tế bào của XH, là tổ ấm của mỗi con người. Muốn có một XH văn minh thì trước tiên phải XD gia đình VH. Vậy gia đình văn hoá là một GĐ như thế nào? Các thành viên trong GĐ cần phải làm gì? Chúng ta sẽ hiểu điều đó qua việc nghiên cứu bài học hôm nay.
-Gọi học sinh đọc truyện SGK.
-Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà?
-Các thành viên trong gia đình làm gì để xây dựng gia đình văn hoá?
-Theo em thế nào là gia đình văn hoá?
-Liên hệ trong GĐ em, bà con trong khu dân cư em sống?
-Nêu những tiêu chuẩn của GĐ văn hoá?
-Giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần có MQH với nhau như thế nào?
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
*Gia đình cô Hoà là một gia đình VH tiêu biểu.
-Một gia đình hạnh phúc: Các thành viên trong GĐ hoà thuận, có công ăn việc làm (chồng là bác sĩ, cô là y tá).
+Cô Hoà: Là một phụ nữ đảm đang- vừa làm tốt việc ở cơ quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc nuôi dạy con cái chu đáo.
+Cô chú: Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, về nhà còn lo tăng gia SX, cải thiện đời sống gia đình.
+Mọi người cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc.
-GĐ luôn gọn gàng, ngăn nắp, mọi sinh hoạt đều có giờ giấc, ai cũng lo hoàn thành công việc.
-Không khí gia đình luôn đầm ấm, vui vẻ.
-Tú luôn là học sinh giỏi.
-Tham gia hoạt động xây dựng văn hoá ở khu dân cư, luôn gương
mẫu đi đầu trong phong trào vệ sinh môi trường và chống các tệ nạn XH - giúp đỡ bà con...
®Thật sự là một gia đình văn hoá.
II-Nội dung bài học:
1-Gia đình văn hoá:
a-Khái niệm:
-GĐVH là GĐ hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm làng, làm tốt nghĩa vụ công dân.
b-Tiêu chuẩn của một gia đình VH:
(1)Thực hiện KH hoá gia đình.
-Sinh ít con (mỗi GĐ chỉ có từ 1->2 con) để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
(2)XD gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, sinh hoạt VH lành mạnh.
-Các thành viên trong GĐ gia đình có tình cảm gắn bó, yêu thương chăm sóc nhau.
-GĐ có nền nếp gia phong, trên kính dưới nhường.
-Con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí GĐ đầm ấm thuận hoà.
-Sinh hoạt văn hoá, tinh thần lành mạnh, tích cực học tập, không sa đà vào các tệ nạn XH, không sử dụng VH phẩm độc hại, thấp kém.
(3)Đoàn kết xóm giềng.
-Sống thiện chí, chan hoà với mọi người trong cộng đồng dân cư; góp phần XD khu dân cư văn hoá.
(4)Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
-Chấp hành nghiêm chỉnh những qui định của PL đối với công dân.
2-Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần:
-Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình có MQH chặt chẽ với nhau. để có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú không thể không có cơ sở của nó là đời sống vật chất. Nhưng không phải cứ có đời sống VC cao là đời sống TT của GĐ cũng cao:
+Có những GĐ không giàu, nhưng mọi người yêu thương nhau, thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình, sinh hoạt VH lành mạnh, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học, chăm làm.
+Có những GĐ giàu có những cha mẹ thiếu gương mẫu (trong làm ăn, trong quan hệ cư xử với nhau, với xóm giềng…) con cái đua đòi, sa đoạ, hư hỏng…
=>Vậy, muốn XD một GĐ VH thì mọi thành viên trong GĐ phải tích cực LĐ tuỳ theo khả năng, sức lực của mình, làm ra nhiều của cải VC, nâng cao mức sống; đồng thời ra sức RL đạo đức lối sống theo những chuẩn mực chung của XH và PL.
4.Củng cố: -Khái quát lại ND bài học.-Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò: -Học bài. Tìm hiểu thực tế địa phương, gia đình VH.
Ngày soạn: 27/11/2011
Bài 9:
TIẾT 11: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ(TIẾT 2)
A.Mục tiêu cần đạt: Tiếp tục giúp học sinh:
-Hiểu sâu hơn về gia đình văn hoá.
-Những điều cần thiết để xây dựng gia đình văn hoá.
-Xác định rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong GĐ.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Thế nào là gia đình văn hoá? Những biểu hiện cụ thể? Lấy một vài VD về những tấm gương tiêu biểu cho gia đình văn hoá ở khu dân cư em đang sống?
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Nếu như ở tiết trước, chúng ta đã biết thế nào là một GĐ văn hoá với những biểu hiện cụ thể thì tiết học này sẽ giúp các em hiểu được những điều cần thiết để XD gia đình VH và trách nhiệm của mỗi thành viên trong GĐ.
-Theo em xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa gì?
-Bản thân chúng ta phải làm gì để góp phần XD gia đình VH?
(trong HT, rèn luyện bản thân)
-Liên hệ bản thân? Để XD gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình cần làm gì?
-Học sinh đọc bài tập Sgk - Cho h/s tự luận theo nhóm ( đối với tổ) đại diện mỗi tổ lên trả lời.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung.
-Học sinh đọc bài tập a-> b.
-Nêu nhận xét của em về các loại gia đình - Giáo viên bổ sung.
-Đồng ý, không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
-Giáo viên bổ sung.
II-Nội dung bài học: (tiếp)
2-Ý nghĩa của việc XD GĐVH:
-Vấn đề GĐ và XDGĐVH có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
+Góp phần XD xã hội văn minh hiện đại trên nền tảng đạo đức,VH dân tộc.
+Nhất là trong thời đại mở cửa hiện nay, GĐ VN đang đứng trước những thử thách do ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường…làm tổn hại rạn nứt nền nếp gia phong, thuần phong mĩ tục sa sút, con cái hư hỏng, bạo lực GĐ gia tăng…Vì vậy, việc XD, củng cố lối sống có VH, đạo đức truyền thống là rất cần thiết.
3-Trách nhiệm của công dân, học sinh:
-Thường xuyên rèn luyện bản thân, chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức.
-Kính trọng người trên, thương yêu người thân, đoàn kết tương trợ giúp đỡ mọi người.
-Ngoan ngoãn, học giỏi, biết vâng lời.
-Không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại danh dự bản thân cũng như gia đình. Tránh xa các tệ nạn XH.
III-Luyện tập:
1-Bài tâp (a): Trình bày hiểu biết của bản thân về tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em?
-Gia đình sống hoà thuận, hạnh phúc.
-Con cái ngoan ngoãn, học giỏi.
-Sinh đẻ có kế hoạch ( không nên đông con).
-Đoàn kết lối phố, giúp đỡ thương yêu nhau.
-Không có người mắc các tệ nạn XH
2-Bài tập (b): Nhận xét các loại gia đình:
-Đông con: Nghèo
-Giàu có: Con cái ăn chơi, đua đòi.
->GĐ bất hạnh.
-GĐ có 2 con ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm
->Gia đình hạnh phúc.
3-Bài tập (c): Tôn trọng sở thích cá nhân.
4-Bài tập (d):
-Đồng ý: 3 -5: CV gia đình là trách nhiệm, bổn phận của mỗi thành viên, tự giác tham gia cùng bàn bạc....
- Không đồng ý: 1. 2. 4. 6. 7
4.Củng cố: -Khái quát lại toàn bộ ND bài học.
-Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò: -Học bài. Làm các BT còn lại.
-Đọc trước bài: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của GĐ, dòng họ.
Ngày soạn: 04/12/2011 Bài 10:
TIẾT 12, 13: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
-Thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó, bổn phận của mỗi người.
-Rèn lòng tự hào và ý thức tôn trọng truyền thống của gia đình, dòng họ.
-Biết tự đánh giá hành vi, bổn phận của mình.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Để XD gia đình văn hoá mỗi người phải làm gì? Liên hệ bản thân?
3.Bài mới:
-Học sinh đọc truyện Sgk (tr 30)
-Những thành viên trong gia đình "Tôi" là người như thế nào?
-Nhân vật"Tôi"đã phát huy truyền thống tốt đẹp của GĐ ra sao?
-Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi con người?
-Em tự hào về điều gì của gia đình, dòng họ mình?
(Học sinh suy nghĩ, kể lại GĐ, dòng họ có những truyền thống gì đáng tự hào?
-Vậy thế nào là truyền thống ?
-Dân tộc ta, nhân dân ta có những truyền thống tốt đẹp nào?
*Truyền thống dân tộc:
+Dựng nước, giữ nước.
+Lao động cần cù, sáng tạo.
+Đoàn kết dân tộc.
*Truyền thống nhà trường:
+Dạy tốt, học tốt.
+Rèn luyện nền nếp tốt, kỷ luật tốt.
-Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của HĐ,DH là như thế nào?
-Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của GĐ,DH?
-Chúng ta phải làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
-HS cần phải làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống?
-Học sinh làm BT.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung.
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
-Cha, mẹ anh, đều là những người lao động cần cù, chăm chỉ, quyết tâm vượt khó khăn - làm trang trại có hiệu quả - thoát khỏi cảnh nghèo.
-Bản thân"Tôi" học tập cha anh bắt đầu “sự nghiệp nuôi trồng”, đi lên bằng chính sức LĐ của mình. Không ỷ lại,trông chờ vàongười khác.
*KL: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
->Truyền thống ấy là những giá trị tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác; đáng để chúng ta trân trọng, tự hào.
II-Nội dung bài học:
1-Truyền thống gia đình, dòng họ:
a) Truyền thống là gì?
-Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình LS lâu dài của cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tư tưởng, tập quán, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
-Có các loại truyền thống:
+
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án GDCD 7 giảm tải.doc