Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 33, 34: Ôn tập học kì II

2-Thực hiện TTATGT

- Hiểu luật ATGT

-Các loại biển báo

*Biển báo cấm :Hình tròn nền màu trắng có viền đỏ ,hình vẽ màu đen .Thể hiện điều cấm .

*Biến báo nguy hiểm:hình tam giác đều , nền vàng có viền đỏ,hình vẽ màu đen.Thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng .

*Biển báo hiệu lệnh :hình tròn nền màu xanh lam hình vẽ màu trắng nhằm .Báo điều phải thi hành .

* Học sinh :

-Thực hiện đúng quy định của luật ATGT.

*Các loại đèn tín hiệu giao thông

- Xanh

- Vàng

- Đỏ

* Những quy định của pháp luật đối với người đi bộ:

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

 - Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.

* Những quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp:

 - Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

- Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe người lớn.

 

doc70 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 33, 34: Ôn tập học kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao tiếp, phân tích và xử lý thông tin Phẩm chất: tự tin, có trách nhiệm, trung thực, chăm học, chăm làm 1. Viết thư cho người có thẩm quyền về hiện tượng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể và sức khỏe, đề xuất cách giải quyết của em nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn 2. Trao đổi với bố mẹ , người thân trong gia đình để biết mọi người đánh giá như thế nào về quyền học tập của em 3. Liên hệ bản thân -Học sinh về nhà hoàn thiện mục E: Hoạt động tìm tòi mở rộng Phương pháp: phân tích, giảng giải, đàm thoại, nêu gương, giải quyết vấn đề, dạy học nhóm Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày Năng lực: tự giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, phân tích và xử lý thông tin Phẩm chất: tự tin, có trách nhiệm, trung thực, chăm học, chăm làm 1. Nêu gương 2. Chia sẻ cách rèn luyện ý thức công dân - Xem lại tất cả nội dung đã học chuẩn bị cho trải nghiệm sáng tạo Duyệt ngày tháng năm 2018 RÚT KINH NGHIỆM : BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM Câu 1: Nguồn của Luật Hiến pháp chỉ bao gồm Hiến pháp 1992 (đã được sử đổi, bổ sung)? Trả lời: Sai.  Nguồn của Luật Hiến pháp: - Kế thừa Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Sắc lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định đã được ban hành qua các thời kỳ lịch sử, hiện tại và xu hướng phát triển. - Các tác phẩm kinh điển của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước. - Các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các bài báo khoa học, sách chuyên khảo ... liên quan đến ngành Luật Hiến pháp. Câu 2: Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các bản Hiến pháp V iệt Nam? Trả lời: Sai. Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp gồm có: - Kế thừa Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Sắc lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định đã được ban hành qua các thời kỳ lịch sử, hiện tại và xu hướng phát triển. - Các tác phẩm kinh điển của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước. - Các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các bài báo khoa học, sách chuyên khảo ... liên quan đến ngành Luật Hiến pháp. Câu 3: Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước ? Trả lời: Sai. Nhà nước đầu tiên xuất hiện trên thế giới là Nhà nước Ai Cập cổ đại. Giai đoạn đầu, Nhà nước mang tính chất bạo lực có tổ chức, lúc đó chưa có Hiến pháp mà chủ yếu là Luật Hình sự. Luật Hiến pháp đầu tiên ra đời ở Thế kỷ thứ XVIII (TBCN) và nước Mỹ là nước ban hành Luật Hiến pháp đầu tiên vào năm 1787 khi đó Nhà nước đã xuất hiện rất lâu. Cũng như tại Việt Nam. Nhà nước đầu tiên là Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN đến nay đã được 4.895 năm. Trong khi bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào ngày 09/11/1946. Câu 4: Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ? Trả lời: Sai. Ở nước ta, Hiến pháp ra đời vào ngày 09/11/1946. Câu 5: Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại là căn cứ vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp ? Trả lời: Sai. Căn cứ vào nội dung quy định. Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp chỉ quy định về tổ chức quyền lực nhà nước và các quyền con người, quyền tự do của công dân về chính trị, dân sự (Hiến pháp Mỹ). Hiến pháp hiện đại là những Hiến pháp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh cả những chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội: quy định cả các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội (Các Hiến pháp của nhiều nước được ban hành từ sau Chiến tranh thế giới thế 2. Kể cả Hiến pháp Việt Nam). - Hiến pháp cổ điển: Mỹ (1787), Vương quốc Na uy năm (1814), Vương quốc Bỉ (1831), Liên bang Thuỵ sĩ (1874). Riêng có một số Hiến pháp như Ailen (1937), Thuỵ Điển (1932) tuy được ban hành gần đây nhưng nội dung không có gì tiến bộ (hiện đại) hơn những Hiến pháp cổ điển được thông qua trước đó hàng trăm năm. - Hiến pháp hiện đại: Việt Nam (1946), Pháp (1946, 1958), Nhật Bản (1948), CHLB Đức (1949) Câu 6: Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp ? Trả lời: Sai. Nguồn của Hiến pháp không thành văn gồm: Một số văn bản luật có giá trị Hiến pháp, một số án lệ hoặc tập tục cổ truyền mang tính hiến định như Hiến pháp Anh, Hiến pháp Niu-di-lân. Ví dụ: Hiến pháp nước Anh gồm 3 nguồn: 300 đạo luật mang tính Hiến pháp, một số phán quyết của Tòa án tối cao và một số tập tục cổ truyền mang tính hiến định. Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường. Trả lời: Sai. Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp thì Hiến pháp Việt Nam năm 2013 là loại Hiến pháp cương tính nên đòi hỏi thủ tục đặc biệt để thông qua, sửa đổi, bổ sung. Được quy định tại Điều 120, Chương 11. Câu 8: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1992? Trả lời: Sai. 1. Đề xuất: - Hiến pháp 1992: Chỉ Quốc Hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. - Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu QH có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120). * Như vậy, Hiến pháp năm 2013 số lượng đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhiều hơn Hiến pháp 1946. 2. Soạn thảo: - Hiến pháp 1992: Không thấy quy định. - Hiến pháp 2013: UB dự thảo. * Hiến pháp 2013 thành lập Ủy Ban dự thảo Hiến pháp. 3. Tỷ lệ yêu cầu: - Hiến pháp 1992: Ít nhất là 2/3 tổng số Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.  - Hiến pháp 2013: Ít nhất là 2/3 tổng số Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.  * Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 không khác nhau. 4. Hiệu lực:  - Hiến pháp 1992: Quốc hội biểu quyết thông qua. - Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định. * Hiến pháp 1992 chỉ QH biểu quyết thông qua, Hiến pháp 2013 QH biểu quyết thông qua, không bắt buộc do QH quyết định. Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946? Trả lời: Sai. 1. Đề xuất: - Hiến pháp 1946: Do 2/3 tổng số Nghị viên yêu cầu (khoản a, Điều 70). - Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu QH có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120). * Như vậy, Hiến pháp năm 2013 số lượng đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhiều hơn Hiến pháp 1946. 2. Soạn thảo: - Hiến pháp 1946: Ban dự thảo - Hiến pháp 2013: UB dự thảo * Hiến pháp 1946 là Ban, Hiến pháp 2013 là Ủy Ban. 3. Tỷ lệ yêu cầu: - Hiến pháp 1946: Ít nhất 2/3 nghị viên yêu cầu. - Hiến pháp 2013: Ít nhất 2/3 Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.  * Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013 không khác nhau. 4. Hiệu lực:  - Hiến pháp 1946: Toàn dân phúc quyết là bắt buộc - Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định. * Hiến pháp 1946 phúc quyết là bắt buộc, Hiến pháp 2013 do QH quyết định không bắt buộc trưng cầu dân ý. Bài 2: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ NHÀ NƯỚC XHCN VIỆT NAM Câu 1: Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trả lời: Sai. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chỉ gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan Nhà nước khác (Điều 6 Hiến pháp 2013) Câu 2: Các Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ? Trả lời: Sai. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1956 không có phần nào nói về Đảng. Bắt đầu từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp 1980, 1992, 2013) Câu 3: Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo ? Trả lời: Sai. Trong hệ thống chính trị nước ta, gồm có 3 thiết chế hợp thành tác động vào hệ thống chính trị của nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Trong đó, Nhà nước là thiết chế giữ vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị. Tuy vậy, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước ta đã được Hiến pháp xác định đó là: “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Tại Điều 4 Hiến pháp 2013 đã quy định rõ, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội cho nên Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước: Đảng lãnh đạo thông qua việc hoạch định cương lĩnh, đề ra chủ trương, đường lối, chính sách lớn trong từng giai đoạn, thời kỳ, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và các đảng viên của Đảng đã được Đảng giới thiệu vào nắm giữ các vị trí chủ chốt và các đảng viên trong bộ máy Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật và có cơ chế đảm bảo cho những chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện trong đời sống xã hội. Nhưng, Nhà nước mới là vị trí quan trọng nhất, là trung tâm chi phối hệ thống chính trị. Cụ thể: - Nhà nước quyết định cơ cấu hệ thống chính trị, quyết định có bao nhiêu Đảng hoạt động, quyết định đưa Điều 4 quy định về vai trò của Đảng vào trong Hiến pháp trong quá trình xây dựng Hiến pháp. - Nhà nước điều hành, điều phối các lực lượng trong bộ máy Nhà nước và quân đội để thực hiện cưởng chế, bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ tổ quốc. ... Câu 4: Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1980 ? Trả lới: Sai. Chính sách đối ngoại của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Chương 1, Điều 12 Hiến pháp 2013 có những nội dung khác so với quy định tại Chương 1, Điều 14 Hiến pháp 1992:  - Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.  - Chủ động và tích cực hội nhập.  - Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. - Tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế ... Bài 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 1. Quyền con người và quyền công đân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất nhau? Sai. Vì khái niệm con người rộng hơn khái niệm công dân. - Quyền công dân chỉ dành cho công dân trong phạm vi quốc gia, chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước. Quyền công dân ở mỗi nước khác nhau đều khác nhau do chịu sự tác động của điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của mỗi quốc gia, theo từng Nhà nước quy định. - Quyền con người phản ánh được nhu cầu không chỉ dành cho công dân mà còn có người nước ngoài và người không quốc tịch. Quyền con người đặt ra những yêu cầu nhằm đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của con người trên phạm vi toàn thế giới. 2. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định?  Sai. Vì căn cứ theo Điều 50 của Hiến pháp hiện hành quyền và nghĩa vụ công dân chỉ quy định trong Hiến pháp và Luật. Quyền và nghĩa vụ công dân do Quốc hội quy định thông qua Hiến pháp và Luật nhằm đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh các nguy cơ các cơ quan Nhà nước khác nhau thu hẹp phạm vi quyền và tăng thêm nghĩa vụ cho công dân. Theo Hiến pháp hiện hành căn cứ theo Điều 5 công dân có quyền bình đẳng, Điều 7 công dân có quyền bầu cử, Điều 23 công dân có quyền sở hữu tài sản, Điều 22 công dân có các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 3. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, lao động là quyền công dân? Sai. Vì theo Điều 55 của Hiến pháp hiện hành quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. 4. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, học tập là quyền công dân? Sai. Vì theo Điều 59 Hiến pháp hiện hành quy định học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. 5. Hiến pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí? Sai. Vì chỉ có Hiến pháp năm 1980 mới quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí. Căn cứ vào Điều 59 và Điều 61 của Hiến pháp hiện hành Nhà nước không còn bao cấp đối với học phí và viện phí. Nhà nước chỉ có chính sách miễn giảm học phí và viện phí đối với những trường hợp đặc biệt.  6. Hiến pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với việc làm và nhà ở? Sai. Vì chỉ có Hiến pháp 1980 mới quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với việc làm và nhà ở. Theo Hiến pháp hiện hành thì hiện nay Nhà nước chỉ cố gắng tạo ra việc làm còn cá nhân phải tự mình tìm việc và sắp xếp việc làm. Căn cứ theo điều 62 của Hiến pháp hiện hành về nhà ở, Nhà nước không bao cấp nhà ở. Nhà nước chỉ quy hoạch cho người dân xây nhà và bảo vệ quyền nhà ở cho công dân. Bài: BẦU CỬ Câu 1: Theo quy định của pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử ? Trả lời: Sai. Theo Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về hình thức vận động bầu cử như sau: “ Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây: 1. Gặp gỡ, tiếp xức cử tri tại hội nghị tiếp xức cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này. 2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này”. Như vậy, người ứng cử đại biểu Quốc hội không được quyền tự tổ chức vận động tranh cử mà phải thực hiện theo quy định của Luật định. Câu 2: Theo quy định của pháp luật hiện hành, cử tri không thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại nơi đăng ký tạm trú của họ ? Trả lời: Sai. Theo quy định tại Điều 27, Chương 2, Hiến pháp 2013 quy định về quyền Bầu cử của công dân. Theo quy định tại khoản 3, Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015: “ Cử tri là người tạm trú  và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân”. Ngoài ra, tại Điều 34 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 cũng quy định: Bỏ phiếu ở nơi khác. Như vậy, Theo quy định của pháp luật hiện hành, cử tri có thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại nơi đăng ký tạm trú của họ giúp cho các công nhân, người đi làm xa nhà có thể thực hiện quyền của mình. Câu 3: Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử điều do cơ quan hành chính giải quyết ? Trả lời: Sai. 1. Mọi khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu QH: Theo quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng bầu cử Quốc gia tại khoản 9, Điều 15, Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định : “ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu QH; chuyển giao hồ sơ, khiếu nại, tố cáo liên quan đến những người trúng cử đại biểu QH cho UB thường vụ QH” 2. Mọi khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu HĐND các cấp:  - Theo quy định trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban bầu cử tại điểm h, khoản 1, Điều 23, Mục 2, Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định: “ Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu QH của Ban bầu cử đại biểu QH, tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu QH do Ban bầu cử đại biểu QH, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu QH”. - Theo quy định trách nhiệm, quyền hạn của Ban bầu cử tại điểm e, khoản 3, Điều 24, Mục 2, Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định: “ Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu QH; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu HĐND” - Theo quy định trách nhiệm, quyền hạn của Tổ bầu cử tại điểm e, khoản 2, Điều 25, Mục 2, Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định: “Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều này;  nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu QH, người ứng cử đại biểu HĐND, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử” 3. Mọi khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri: Được quy định tại Điều 33, Chương IV Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015. 4. Mọi khiếu nại, tố cáo về ứng cử: Được quy định tại Điều 61, Chương V Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015. 5. Mọi khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu: Được quy định tại Điều 75, Chương VIII Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Như vậy, quy định của pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử không do cơ quan hành chính giải quyết. Câu 4: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên nào được nhiều phiếu hơn là người trúng cử ? Trả lời: Sai. Theo Điều 80, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử lại. Nguyên tắc xác định người trúng cử là phải đảm bảo tỷ lệ phiếu bầu chọn trên 50% phiếu bầu hợp lệ và có số phiếu bầu cao hơn. Ví dụ: Có 100 cử tri trong danh sách bầu cử. Chỉ có 51 cử tri đi bầu và có 10 phiếu bầu không hợp lệ thì tỷ lệ phiếu bầu chọn lúc này là 21%. Trường hợp có 2 người cùng tỷ lệ phiếu bầu chọn thì ưu tiên chọn người lớn tuổi (theo ngày, tháng, năm sinh) vì xuất phát từ nguyên nhân cần tuyển chọn người chính chắn, cẩn trọng vào trong cơ quan đại diện dân cử. Câu 5: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu ? Trả lời: Sai. Theo quy định tại Điều 79, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử thêm. Theo như câu hỏi thì đó là Bầu cử thêm: Bầu cử thêm là bầu cử đại biểu QH hoặc HĐND còn thiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên. Thời gian bần cử thêm là sau ngày bỏ phiếu và trước kỳ họp đầu tiên của QH hoặc HĐND. Như vậy, trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử đại biểu QH hoặc đại biểu HĐND chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử theo quy định thì đơn vị tổ chức báo cáo cho đơn vị tổ chức bầu cử cấp trên để quyết định ngày bầu cử thêm ở đơn vị bầu cử đó. Ngày bầu cử thêm được tiến hành chậm nhất là sau 15 ngày sau ngày bầu cử đầu tiên. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì không tổ chức bầu thêm lần thứ hai. Câu 6: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giam, tạm giữ thì không được ghi tên vào danh sách cử tri ? Trả lời: Sai. Theo quy định tại Điều 27, Chương 2 Hiến pháp 2013: “ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử ...” Theo quy định tại khoản 5, Điều 29, Chương IV Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015: “ Cử tri là người bị tạm giam, tạm giữ, người chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dụ bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH, đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giam, tạm giữ được ghi tên vào danh sách cử tri. CÂU 1.Nguồn của luật Hiến Pháp chỉ bao gồm các bản Hiến Pháp Việt Nam? Nhận định Sai. Vì nguồn của luật Hiến Pháp ko chỉ có các bản Hiến pháp mà còn cả các bộ luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. CÂU 2. Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước? Nhận định SAI Vì ko phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp ( vd: nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến,) CÂU 3. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp qua Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp? Nhận định SAI, Vì công dân ko chỉ thực hiện quyền lực nn thông qua Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.(Đ53-Hiến pháp) CÂU 4.Các tổ chức là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay đều được Hiến pháp và Pháp Luật thừa nhận là các tổ chức Chính Trị -Xã Hội và là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân? Nhận định SAI Vì thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam gồm các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tỏ chức chính trị-xã hội và các cá nhân tiêu biểu (Đ9. Hiến pháp) CÂU 5.Các bản Hiến Pháp việt nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Công Sản Việt Nam ? Nhận định SAI Vì theo Hiến Pháp 1946 ko ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.  CÂU 6.Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ cai trò là lực lượng lãnh đạo? Nhận định SAI Vì Đảng lãnh đạo, nhà nc là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực nhà nước. CÂU 7.Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau? Nhận định SAI Vì 2 khái niệm này có nét tương đồng chứ ko đồng nhất! quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong pham vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định. CÂU 8. Theo quy định của Hiến pháp thì quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và Pháp Luật quy định? ->Nhận định SAI vì do Hiến Pháp và Luật quy định (đ51 HIẾN PHÁP) CÂU 9. Hiến Pháp 1980 ko thừa nhận quyền sở hữu tư nhân? Nhận định ĐÚNG.(Đ18 hiến pháp80) CÂU 10. Theo quy định của Hiến pháp lao động là quyền của công dân? Nhận định SAI , vì lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Đ58 Hiến pháp) CÂU 11.. Theo quy định của Hiến pháp học tập là quyền của công dân? Nhận định SAI , vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (đ60) CÂU 12.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí? Nhận định SAI , Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ miễn giảm. CÂU 13.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc làm và nhà ở? Nhận định SAI, Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ hỗ trợ, tạo điều kiện cho công dân có nhà ở CÂU 14.Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến? Nhận định SAI , vì chỉ có Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001) quy định về điều này. CÂU 15.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử? Nhận định SAI vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử (Đ52 luật bầu cử) CÂU 16.Theo quy định của Hiến pháp. Cử tri ko thể thực hiện quyền bở phiếu tại nơi đăng kí tạm trú của họ.? Nhận định  SAI, vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi tạm trú của mình. CÂU 17.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử đều do cơ quan hành chính giải quyết? Nhận định  SAI vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội đồng bầu cử, và hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đc khiếu nại” CÂU 18. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng cử ko đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu.? Nhận định ĐÚNG, theo điều 71 luật bầu cử. CÂU 19. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quôc hội chỉ thực hiện giám sát tối cao đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương? Nhận định SAI vì theo điều 83 Hiến pháp thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt đọng của bộ máy nhà nước” CÂU 20.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có quyền trình dự án luật trước Quốc hội? Nhận định SAI vì có nhiều cá nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội (vd: Chủ Tịch Nước,Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính Phủ, ToànAn Nhân Dân Tối Cao, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc Hội) CÂU 21. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một cá nhân ko đc quá bán số phiếu tín nhiệm của QH thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức? Nhận định SAI vì sau khi bỏ phiếu tín nhiệm người bị bỏ phiếu ko đc quá 50% số phiếu tín nhiệm thì chủ thể để nghị bầu chức danh đó phải đứng ra đề nghị Quôc hội miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh đó. Chủ thể nào đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm chức danh đó phải đứng ra đề nghị Quốc Hội miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức chức danh đó. CÂU 22. . Theo quy định của Pháp luật hiện hành,Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản quy phạm Pháp luật của chính phủ trái với Hiến Pháp, Luật, Pháp lệnh.? Nhận định  SAI. Vì Quốc Hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến Pháp, luật và nghị quyết của Quốc Hội (khoản 9 điều 84 Hiến pháp) CÂU 23.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, U

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12326355.doc
Tài liệu liên quan