Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

HĐ1: Tìm hiểu bản chất, nội dung của tôn trọng lẽ phải qua mục đặt vấn đề.

* Năng lực

(tự học) Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu; (GQVĐ&ST) Phân tích được tình huống trong học tập; (giao tiếp)Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp.

+ Chuyên biệt

 Nhận thức được các giá trị ĐĐ, truyền thống văn hóa, các qui định của PL và nhận ra được các yếu tố tác động đến bản thân trong cuộc sống (1)

* Phẩm chất

- Nhân ái, khoan dung: Phản đối cái ác, cái xấu;

- Trung thực: Phê phán các hành vi gian dối trong học tập và trong cuộc sống;

- Chấp hành kỷ luật: Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập thể và cộng đồng

Hđ1: HS làm việc cá nhân

HS đọc mục ĐVĐ

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Tiết 1 Ngày soạn: 13/8/2018 Bài 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI (1 TIẾT) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải. 2. Kĩ năng - HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. 3. Thái độ - HS biết phân biệt hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày. - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải. 4. Các năng lực, phẩm chất hình thành - Năng lực + Chung: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, ICT + Chuyên biệt 1. Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội. 2. Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước. 3. Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. - Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm B. CHUẨN BỊ 1. Thầy - Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại, tình huống -Phương tiện SGK GDCD 8-NXB GDVN (Tái bản lần thứ 12) SGV GDCD 8-NXB GD năm 2004 TKBG GDCD 8NXB HÀ NỘI năm 2008 GDKNS trong môn GDCD –NXB GDVN- năm 2015 - Kĩ thuật: phòng tranh 2. Trò Chuẩn bị sách, vở đồ dùng học tập và đọc trước bài ở nhà C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG * Ổn định Lớp 8A 8B 8C 8D Sĩ số Vắng * Kiểm tra (Giáo viên kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập phục vụ bộ môn) 1. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: giới thiệu, làm quen và thống nhất các ám hiệu riêng trong học tập bộ môn. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm bàn -> HS tự đặt tên cho nhóm của mình. à Các nhóm đặt được tên cho nhóm của mình. - GV thống nhất với lớp các "ám hiệu" trong học tập. * Vậy việc thực hiện đúng quy định các"ám hiệu" này có ý nghĩa, tác dụng như thế nào?=> chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm HĐ1: Tìm hiểu bản chất, nội dung của tôn trọng lẽ phải qua mục đặt vấn đề. * Năng lực (tự học) Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu; (GQVĐ&ST) Phân tích được tình huống trong học tập; (giao tiếp)Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. + Chuyên biệt Nhận thức được các giá trị ĐĐ, truyền thống văn hóa, các qui định của PL và nhận ra được các yếu tố tác động đến bản thân trong cuộc sống (1) * Phẩm chất - Nhân ái, khoan dung: Phản đối cái ác, cái xấu; - Trung thực: Phê phán các hành vi gian dối trong học tập và trong cuộc sống; - Chấp hành kỷ luật: Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập thể và cộng đồng Hđ1: HS làm việc cá nhân HS đọc mục ĐVĐ Hđ 2: HS làm việc theo 4 nhóm. Thời gian 5’ C1 Nêu những việc quan Tuần phủ NQB đã làm? C2 Nhận xét về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích? * Dự kiến sản phẩm: Câu 1: Diệt trừ nạn tham ô Bắt nhà giàu trả lại ruộng cướp của dân nghèo Kiên quyết không nể vị tình thân mà làm trái đạo lí, lẽ phải. Câu 2: - Hành động trên chứng tỏ ông là 1 người dũng cảm, trung thực dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẽ phải. * Các nhóm trưng bày KQ thảo luận và cử đại diện trình bày. * Nhóm còn lại theo dõi nhóm trình bày,nội dung đã trùng thì tích, nội dung còn thiếu thì bổ sung. GVKL: HS thảo luận 2 nhóm theo dãy bàn. Nhóm 1?Trong cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào? Nhóm 2? Nếu thấy bạn mình coi cóp trong giờ kiểm tra thì em xử sự như thế nào? * Dự kiến sản phẩm: N1: - Nếu ý kiến đó đúng thì em ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn. N2: - Nếu thấy bạn mình coi cóp em cần biểu hiện thái độ không đồng tình của em với thái độ đó. Sau đó em phân tích tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không được làm như vậy. TL cả lớp: Từ nội dung đặt vấn đề em hãy cho biết tôn trọng lẽ phải có những biểu hiện như thế nào? HS trả lời, nhận xét chéo và bổ sung. GVKL: Tôn trọng sự thật, bảo vệ điều đúng đắn, không chấp nhận điều sai trái là những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. GV chuyển ý: Trong cuộc sống hiện nay, có những em sẽ có thể nhìn thấy ở đâu đó sự thật bị bóp méo, lời trung thực bị chê cười, chân lý, lẽ phải bị cái dối trá, phi lí chà đạp nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong XH rộng lớn bởi sự thực vẫn còn những người đang ngày đêm đấu tranh chống lại cái dối trá, sai trái để bảo vệ lẽ phải I. Đặt vấn đề * Câu chuyện về quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích => dũng cảm, đấu tranh với cái xấu, đấu tranh với cường quyền để bảo vệ điều đúng đắn. * Tình huống 2 SGK/Trang 3 => bảo vệ ý kiến đúng. * Tình huống 3 SGK/Trang 3 =>Không chấp nhận những việc làm sai trái. HĐ2: Liên hệ thực tế tìm biểu hiện của tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải. * Năng lực (GQVĐ&ST)Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; (Giao tiếp) Lựa chọn nội dung và phương thức giao tiếp: Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể. + Chuyên biệt Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân, có cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, học tập (1) * Phẩm chất - Tự trọng: Cư xử đúng mực và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình; - Tự nguyện: quan tâm đến các công việc chung. GV chia lớp làm 3 nhóm. Thời gian thảo luận 5-7’ Nhóm 1: Tìm 3 hiểu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong HT. Nhóm 2: Tìm 3 hiểu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong lao động. Nhóm 3: Tìm 3 hiểu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong đời sống hàng ngày. + HS báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung. + GV kết luận chốt đáp án và tuyên dương nhóm làm việc tốt. GV nêu thêm 1 số ví dụ trái với tôn trọng lẽ phải VD: - Đi học muộn; - Vượt đèn đỏ; - Không mặc trang phục BHLĐ khi làm việc; - Vứt rác ra đường làng, ngõ xóm ?Theo em, HS cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? GVKL: trong cuộc sống có những tấm gương người tốt, việc tốt nhưng cũng còn có những việc làm thiếu tôn trọng lẽ phải. Để đánh giá một người có tôn trọng lẽ phải hay không, là người tốt hay xấy, có đạo đức hay không ta phải nhìn vào thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động của người đó. Bởi tất cả những thái độ là sự thể hiện phẩm chất TTLP và điều đó góp phần làm cho XH trở lên tốt đẹp hơn. * Liên hệ thực tế =>HS cần phải học tập gương của người tôn trọng lẽ phải để có hành vi và cách ứng xử phù hợp. HĐ3: Tìm hiểu NDBH * Năng lực (Tự học) phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp; Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; (GT) trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập. + Chuyên biệt - Ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình; tự giác thực hiện trách nhiệm công dân với gia đình, cộng đồng, đất nước. (2) - HS tự nghiên cứu Nội dung SGK và trả lời các câu hỏi. ?Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? ? Vậy trong một XH, lẽ phải được tôn trọng thì điều đó có giá trị như thế nào với mỗi cá nhân và XH đó? *Dự kiến SP Câu 1 - Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung. - Tôn trọng lẽ phải: ủng hộ, công nhận, tuân theo, điều chỉnh suy nghĩ hành vi theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái. Câu 2 Đối với cá nhân: giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; Đối với XH: góp phần thúc đẩy XH ổn định và phát triển.. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm a/ Lẽ phải b/ Tôn trọng lẽ phải 2. Ý nghĩa a/ Đối với cá nhân b/ Đối với xã hội 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm * Năng lực (GQVD&ST) đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề; + Chuyên biệt - Chủ động tham gia hợp giải quyết vấn đề xã hội.(3) * Phẩm chất - Nhân ái, khoan dung: Phản đối cái ác, cái xấu, sẵn sàng cộng tác với mọi người xung quanh; - Trung thực: Phê phán các hành vi gian dối trong học tập và trong cuộc sống; Nhóm 1 Bài tập 1/sgk/Trg 4 Các ý kiến còn lại là a,b, d không phải là tôn trọng lẽ phải. Vì - là a => bảo thủ - là b=> a dua - là d=> tự ti, nhút nhát GVKL: tôn trọng lẽ phải là điều kiện, là biện pháp giao tiếp giúp cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng, xã hội Nhóm 2 Bài tập 2/sgk/Trg 5 - là a=> bao che, a dua và đồng tình với các sai của bạn. - là b=> cần giúp bạn nhận ra điều sai trái trong khuyết điểm của mình để từ đó bạn tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực cộng đồng, xã hội, giúp bạn rèn luyện phẩm chất cần thiết của con người. III. Bài tập Bài 1 Đáp án: c Bài tập 2 Đáp án: c 4. Hoạt động vận dụng ?Hãy kể một câu chuyện mà em biết về tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải. 5. Hoạt động tìm tòi,mở rộng. Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ,danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. *TƯ LIỆU THAM KHẢO - Nói phải củ cải cũng nghe. - Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời. - Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. - Sự thật che sự bóng. - Làm người suy chín xét xa Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài. - Ăn ngay ở thẳng, chẳng sợ mất lòng - Cây ngay không sợ chết đứng - Dù cho đất đổi trời thay Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời - Của phi nghĩa có giàu đâu Ở cho ngay thật giàu lâu mới bền Ký duyệt ngày../8/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 1 Ton trong le phai_12405315.docx
Tài liệu liên quan