Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 4 Bài 2: Liêm khiết

1. Gạch dưới SGK T6.

2. Gạch dưới SGK T7.

3. Gạch dưới SGK T7.

4. Lối sống thanh tao, không hám danh, vụ lợi làm việc vô tư, có trách nhiệm, mà không đòi hỏi điều kiện vật chất nào và cùng thể hiện đức tính liêm khiết.

Ghi: Là phẩm chất đạo đức, có lối sống trong sạch, không hám danh hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ.

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 4 Bài 2: Liêm khiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Bài 2 Ngày soạn: 08-09-08 Tiết: 4 Ngày dạy: 09-09-08 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. HS hiểu thế nào là liêm khiết. Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.Vì sao phải sống liêm khiết, muốn sống liêm khiết cần phải làm gì. 2. Có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. 3. Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Cho ví dụ? Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? b. Tìm 3 hành vi của HS tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài. GV: Kể vụ án Lương quốc Dũng đền bù “trinh” 1 tỷ đồng. Các báo có ghi”công chức nhà nước làm gì có bạc tỷ”. Vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặt vấn đề. GV: Chia 4 tổ thảo luận. GV: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của: T1: Mari quyri? T2: Dương Chấn? T3: Bác Hồ? T4: Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao? GV: Nhận xét, cho điểm. GV: Vậy thế nào là liêm khiết? 1. Gạch dưới SGK T6. 2. Gạch dưới SGK T7. 3. Gạch dưới SGK T7. 4. Lối sống thanh tao, không hám danh, vụ lợi làm việc vô tư, có trách nhiệm, mà không đòi hỏi điều kiện vật chất nào và cùng thể hiện đức tính liêm khiết. Ghi: Là phẩm chất đạo đức, có lối sống trong sạch, không hám danh hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. HOẠT ĐỘNG 3: Liên hệ thực tế. GV: Cho HS thảo luận cả lớp. Câu hỏi: 1. Học tập gương về liêm khiết có phù hợp và cần thiết, ý nghĩa không? 2. Nêu những biểu hiện của liêm khiết trong đời sống hằng ngày? 3. Nêu những hành vi trái với tính liêm khiết? GV: Kết luận và chuyển ý. 1. Rất phù hợp. Vì giúp cho cuộc sống tốt đẹp nên rất cần thiết và ý nghĩa. 2.-Bố mẹ làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình. - Bác Hùng bỏ tiền và công sức làm trang trại để giải quyết việc làm cho nông dân. - Toàn dân cứu trợ bão lụt, ủng hộ người nghèo. 3. Công chức nhà nước tham nhũng, hối lộ, mốc ngoặc, ăn cắp của công, gian lận, thất thoát tài sản nhân dân, trốn thuế, móc nối. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống? Ghi: Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn. HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập. HS: Giải bài tập:1 SGK T8. 2 SGK T8. Đáp án:1- Không liêm khiết: b, d, e. - Phải giải thích vì sao. 2- Tán thành: b, d. - Không tán thành: a, c. 4. Củng cố: HOẠT ĐỘNG 6: Luyện tập, củng cố. GV: Đọc truyện Lưỡng quốc Trạng Nguyên. STK T24. GV: Kết luận toàn bài.(nhà nước kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí) 5. Dặn dò: - Làm bài tập: 3, 4 SGK T8. - Đọc bài 3 trả lời gợi ý: a, b. SGK T9. Bài tập: 1 SGK T10. 6. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 2 Liem khiet_12426865.doc