TIẾT 6:
BÀI 6: XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tình bạn.
- Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh.
2. Kỹ năng:
- Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở công cộng.
3. Thái độ:
- Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 8.
- Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
(H): Pháp luật - kỉ luật là gì? HS cần chấp hành pháp luật và kỉ luật ntn? Vì sao?
- HS trả lời, GV chốt ý cho điểm.
2. Bài mới:
215 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 trọn bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầm ca dao, tục ngữ nói về pháp luật.
- Tìm các tấm gương tốt bảo vệ pháp luật.
- Chuẩn bị thực hành “Giáo dục trật tự an toàn giao thông”.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8
TIẾT 32:
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
2. Kỹ năng:
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.ư
- Giúp các em nắm được 1 số biển bá hiệu an toàn giao thông quan trọng
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức các em đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
- Các bức tranh về tai nạn giao thông
- Một số biến báo hiệu giao thông
- Bảng phụ, phiếu học tập. Một số bài tập trắc nghiệm.
2. Học sinh:
- Học thuộc bài cũ.
- Chuẩn bị trước bài ngoại khóa.
- SGK, TLTK, các mẩu chuyện , tình huống
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
(kiểm tra việc chuẩn bị thực hành ở nhà của học sinh)
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương.
GV: Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hiện nay...
(H): Qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
(H): Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình xem hàng năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra?
(H): Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông?
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
1. Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương.
- Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đã đến mức độ báo động.
- Xe máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ.
- Do rơm rạ phơi trên đường nên xê ô tô đã trật bánh lan xuống vệ đường làm chết hai hành khách.
- Xe đạp khi sang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau đâm vào.
Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
(H): Trong những nguyên nhân trên thì đâu là hững nguyên nhân chính dẫ đến các vụ tai nạn giao thông?
(H): Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
- Do sự thiếu hiểu biết ý thức kém của người tham gia giao thông như:đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường
- HS trả lời.
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Do dân cư tăng nhanh.
- Do các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
- Do ý thức của người tam gia giao thông còn kém.
- Do đường hẹp xấu.
- Do quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
3. Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ theo đúng những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ.
- Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông.
Hoạt động 3: Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
GV: Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ biển báo bao gồm 5 loại biển lẫn lộn.
Yêu cầu: - Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo.
GV: giới thiệu khái quát ý nghĩa?
- Sau 3 phút cho HS lên dán trên tường theo đúng biển báo hiệu và nhóm của mình.
4. Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn
- Biển hiệu lạnh
- Biển báo tạm thời
3. Củng cố:
- GV: đưa ra tình huống:
Phạm văn T 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bạn bè rủ rê lôi kéo nên đã tham gia đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ.
? Việc T than gia đua xe cóvi phạm luật giao thông hay không? xe có bị thu giữ hay kho?
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét cho điểm
4. Dặn dò:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học
- Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày
- Chuẩn bị nội dung thực hành tiết 2 liên quan đến nội dung các bài học còn lại
- Tiến hành điều tra, sưu tầm các tình huống có liên quan.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8
TIẾT 33:
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS củng cố, hệ thống hoá lại nội dung đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống; liên hệ và nắm bắt các vấn đề có liên quan xảy ra tại địa phương cư trú.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc nắm bắt các tình huống thực tế trong cuộc sống để hình thành các thói quen và kỹ năng cần thiết.
3. Thái độ:
- Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và văn hoá.
II. CHUẨN BỊ:
1. giáo viên:
- SGK, TLTK, các mẩu chuyện, tình huống.
2. Học sinh:
- SKG, tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề tại địa phương có liên quan đến các nội dung đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
(kiểm tra việc chuẩn bị thực hành ở nhà của học sinh)
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV đặt câu hỏi vấn đáp.
(H): Kể tên các TNXH nguy hiểm mà em biết hiện nay ?
(H): ở địa bàn chúng ta có hiện tượng mắc các tệ nạn này không ?
(H): Những tệ nạn này có tác hại như thế nào ?
GV cho học sinh thi trưng bày và thuyết minh về kết quả điều tra của các nhóm học sinh .
(H): Theo em vì sao hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên lại sa vào con đường nghiệm hút ma tuý?
(H): Nếu trong gia đình, trong lớp, trong trường có bạn nghiệm hút ma tuý, em sẽ làm gì ?
- GV chốt lại và chuyển ý.
(H): HIV/AIDS đây được coi là căn bệnh của thế kỷ. Vậy em có những hiểu biết gì về căn bệnh thế kỷ này ? Các con đường lay lan chủ yếu?
(H): Em hiểu gì về khẩu hiệu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS” ?
(H): ở địa phương ta có người nhiễm HIV/AIDS không ? Nếu có em hãy hình dung và tả lại ngoại hình của họ ?
(H): Em có những để xuất, kiến nghị gì để môi trường học đường của chúng ta không có các TNXH này ?
(H): Em hãy cho biết một số nguy cơ tiểm ẩn về tại nạn cháy, nổ và các chất độc hại hiện nay mà em biết ?
(H): Trong năm vừa qua trên địa bàn xã ta có xảy ra vụ cháy, nổ hay ngộ độc thực phẩm nào không?
(H): Em hãy cho biết những hậu quả mà các tai nạn trên gây ra ?
(H): Công dân có quyền sở hữu những gì ?
(H): Em hãy xác định nghĩa vụ của công dân trong các trường hợp sau:
- Nhặt được của rơi
- Vay tiền, nợ tiền người khác
- Mượn xe đạp của người khác
- Làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
(H): Vì sao khi mua xe máy, ô tô ta phải đăng ký?
- GV kết luận và chốt lại nội dung chính của buổi thực hành.
- HS trả lời.
- HS lên trình bày các số liệu thống kê của tổ mình.
- HS thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS trình bày một số nguyên nhân :
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lên sắm vai và mô tả lại những gì các em quan sát được.(gầy gò, ốm yếu, ghẻ nở toàn thân, cơ thể tiều tuỵ mất khả năng lao động)
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
1. Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nguy hiểm nhất hiện nay là tệ cờ bạc, may tuý và mại dâm.
- Hậu quả : kinh tế kiệt quệ, buồn thảm, thê lương, không hạnh phúc...
+ Cha mẹ nuôi chuồng, buông lỏng sự quản lý
+ Thích ăn chơi, hưởng thụ, sống thiếu lý tưởng, buông thả....
+ Pháp luật chưa nghiêm
2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
- Có ba con đường chính lây truyền
+ Truyền từ mẹ sang con khi mang thai
+ Truyền máu
+ Tiêm chích ma tuý
- Chúng ta cần chủ động phòng chánh cho mình và cho cộng đồng
- Đề xuất: Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu
- Kết hợp chặt chẽ GĐ- NT- XH trong việc giáo dục học sinh
- Duy trì nghiêm nội quy, kỷ luật nhà trường
- HS tham gia ký cam kết không vi phạm
3. Phòng ngừa tại nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại.
- Cháy nổ ,Ngộ độc thực phẩm
- Một số nguyên nhân :
- Dùng thuốc nổ, điện để đánh cá
- Sử dụng thuốc trừ sâu không theo quy định
- Đốt pháo ngày tết
- Bảo quản, sử dụng xăng, ga không tuân theo quy định an toàn về PCCC
4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
- CD có quyền sở hữu: TLSH, thu nhập hợp pháp, góp vốn kinh doanh, TLSX, của để dành
-Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác.
3. Củng cố:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học
- Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày
4. Dặn dò:
- Ôn toàn bộ nội dung bài học từ đầu học kì II. Từ bài 13 đến bài 21.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập cho tiết sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8
TIẾT 34:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức từ bài 13 đến bài 21.
2. Kỹ năng:
- Trình bày các kiến thức đã học rõ ràng, khoa học.
- Giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
- Rèn ý thức tự giác sống và làm việc theo PL.
3. Thái độ :
- Tôn trọng Hiến pháp, PL.
- Học và làm theo Hiến pháp và pháp luật.
- Lên án những hành vi sống buông thả, trái với PL
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên :
- SGK, SGV, Bảng phụ
2. Học sinh :
- SGK- GDCD 8
- Nội dung cần hỏi đáp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1-Kiểm tra bài cũ : ( Thực hiện trong tiết học)
2-Dạy nội dung bài mới :
I - LÝ THUYẾT
1. Tệ nạn xã hội là gì ? Cho VD.
2. Nêu tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình, xã hội?
3. Để phòng chống tệ nạn xã hội, PL nước ta quy định ntn?
4. HIV là gì? AIDS là gì? Con đường lây truyền HIV/AIDS?
5. Tác hại của HIV/AIDS.
6. Để tránh nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần làm gì?
7. Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS, PL nước ta quy định ntn?
8. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại PL nước ta quy định ntn?
9. Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, HS chúng ta cần làm gì?
10. Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân?
11. Nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác ntn?
12. Lấy VD tài sản Nhà nước. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu của ai, ai quản lý?
13. Lợi ích công cộng là gì?
14. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng được thể hiện ntn?
15. Quyền khiếu nại là gì? Công dân có thể khiếu nại bằng hình thức nào?
16. Thế nào là quyền tố cáo? Khi tố cáo, công dân cần chú ý điều gì?
17. Vì sao Hiến pháp quy định, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo?
18. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
19. Quyền tự do ngôn luận được thể hiệnntn?
20. Trách nhiệm của Nhà nước, công dân về thực hiện quyền tự do ngôn luận.
21. Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?
22. Trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan nào xây dựng và sửa đổi Hiến pháp? Hiện nay chúng ta đang sử dụng Hiến pháp nào?
23. Pháp luật là gì? Đặc điểm của PL?
24. Bản chất và vai trò của PL.
25. Hiến pháp và PL giống, khác nhau ntn?
II- BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Do hoàn cảnh khó khăn, chị H được địa phương cấp vốn để sản xuất, chăn nuôi. Nhưng vì lợi ích trước mắt, chị H dùng tiền cho vay lấy lãi và cuối cùng chị H bị lừa cả vốn lẫn lãi.
Theo em: - Hành vi của chị H đúng hay sai ?
- Chị H cần làm gì để lấy lại được số tiền đó ?
2. Em hãy cho biết ý kiến của mình:
- Nhà trường cần thiết phải đề ra nội quy.
- Thực hiện nội quy là biện pháp tốt để quản lí nhà trường.
- XH sẽ không ổn định nếu không đề ra PL.
3. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được bao nhiêu đại biểu tán thành?
a. 2/3 số đại biểu.
b. 1/2 số đại biểu.
c. 100% số đại biểu.
4. Những hành vi nào sau đây lợi dụng quyền tự do ngôn luận?
a. xuyên tạc sự thật.
b. Nói xấu.
c. Vu cáo.
d. Nghe theo bọn xấu, phản động.
đ. Lộ bí mật quốc gia.
e. Gián tiếp gặp cơ quan có thẩm quyền.
5. Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng tại sao phải tuân theo quy định của pháp luật?
GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
HS chơi trò chơi “ Luật sư trả lời công dân”
HS các nhóm đưa ra những thắc mắc, nhờ “Luật sư” (nhóm khác) giải đáp.
Cả lớp nhận xét những thắc mắc và cách giải đáp.
GV: NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
3. Củng cố, luyện tập:
GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Luật sư trả lời công dân”
HS các nhóm đưa ra những thắc mắc, nhờ “Luật sư” (nhóm khác) giải đáp.
Cả lớp nhận xét những thắc mắc và cách giải đáp.
GV: NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
GV : Hướng dẫn HS làm đề cương ôn tập thi HK II
Hệ thống câu hỏi:
1 . Chúng ta phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội ?
2. Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân ?
3. Những trường hợp như thế nào thì công dân có quyền khiếu nại ,tố cáo ?
4. Làm thế nào để phòng ngừa được tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại ?
5. Công dân phải có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Hãy liên hệ với việc bảo vệ tài sản nhà trường của bản thân hoặc các bạn trong trường.
6. Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế ) của pháp luật là gì ? Hãy nêu 2 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật.
7. Em sẽ làm gì nếu tình cờ phát hiện thấy có vật nghi là bom hoặc mìn ?
8. Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?
9. Pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc điểm cơ bản nào?
4. Dặn dò:
- Học thuộc nội dung bài học ( Bài 13, 15, 16, 18, 20, 21 )
- Vận dụng liên hệ thực tế và bản thân.
- Xem xét các bài tập tình huống.
- Chuẩn bị tiết sau thi học kì 2.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8A
8B
TIẾT 1:
BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kỹ năng:
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 8.
- Sưu tầm thêm một số câu chuyện, đoạn thơ, câu nói của các danh nhân hay ca dao tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra dụng cụ học tập:
2. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: giới thiệu bài.
- GV nêu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tôn trọng lẽ phải.
- Nêu tình huống để dẫn dắt HS tim hiểu những biểu hiện khác nhau của phẩm chất trên
- HS nghe
- HS nghe và suy nghĩ
*Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ XH khác nhau, nếu ai cũng có cách sử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng... thì sẽ góp phần làm cho XH trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản chất, nội dung của tôn trọng lẽ phải.
-GV chia HS thành các nhóm để tiến hành thảo luận các trường hợp trong mục đặt vấn đề
-GV gợi ý vấn đề giúp các em biết ghi những ý chính vào giấy.
-Hết thời gian thảo luận GV cho HS trình bày.
-Sau mỗi câu GV khẳng định những ý chính.
=>Sau khi phân tích GV cần chốt lại: để cho cách sử sự phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng sử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái
-Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm thảo luận một vấn đề
=>Có 3 vấn đề
+Nhóm 1: Trường hợp 1
+Nhóm 2: Trường hợp 2
+Nhóm 3: Trường hợp 3
-Các nhóm cử đại diện lên trình bày từng câu hỏi trong SGK
-Các nhóm khác bổ sung ý kiến, nhận xét trước lớp để rèn luyện khả năng đánh giá, nhận xét.
I. Đặt vấn đề
1, Trường hợp 1: Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bính chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái
2, Trường hợp 2: Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm em cho là đúng
3, Trường hợp 3: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn mình quay cóp em cần thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hành vi đó, phân tích tác hại để lần sau bạn không mắc phải.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những biểu hiện hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
-GV đặt câu hỏi
(H): Lẽ phải là gì? ntn là tôn trọng lẽ phải?
-GV nhận xét và gợi ý bổ sung bằng cách đua ra một số tình huống để các em phân tích.
-GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
-GV chốt lại những ý chính trong mục Nội dung bài học SGK.
-HS phát biểu.
=>lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của XH.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
-Tình huống vi phạm luật giao thông đường bộ, vi phạm nội quy ở cơ quan, trường học...
-HS phát biểu.
-HS nghe và ghi chép.
II. Nội dung bài học
(SGK trang 4)
Hoạt động 4: luyện tập củng cố kiến thức và hướng dẫn công việc chuẩn bị ở nhà cho HS.
-Yêu cầu HS làm bài GV nhận xét cho điểm để động viên HS.
-HS làm các bài tập trong SGK.
III. Bài tập
Bài tập 1: Lựa chọn ý c
Bài tập 2: Lựa chọn ý c
Bài tập 3: Hành vi a, c, e là biểu hiện tôn trọng lẽ phải.
3. Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
4. Dặn dò.
- Hướng dấn HS về nhà làm bài tập 4, 5.
- Chuẩn bị bài sau: Liêm khiết.
********************************************************
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8A
8B
TIẾT 2:
BÀI 2: LIÊM KHIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tấm gương Bác Hồ là người sống liêm khiết
- HS hiểu thế nào là liêm khiết.
- Nêu được một số biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết.
- Phân biệt được hành vi trái ngược với liêm khiết.
2. Kỹ năng:
- Biết học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sống liêm khiết, không tham lam của công
- Tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết.
3. Thái độ:
- có thái độ đồng tình với những tấm gương liêm khiết.
- Phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
* Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí minh:
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sống liêm khiết, không tham lam của công.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách kể chuyện Bác Hồ, tập II, IV, VII, NXB giáo dục Việt Nam.
- Sưu tầm một số câu chuyện kể về đức tính liêm khiết của Bác Hồ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi. Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
(H): Em hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải? Những biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.
- GV cho HS đọc tình huốn trong SGK.
- GV chia nhóm HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.
(H): Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ trong câu chuyện trên?
(H): Trong điều kiện hiện nay, việc học tập các tấm gương đó còn phù hợp nữa không?.
- HS đọc.
- Chia nhóm thảo luận.
- Thống nhất ý kiến.
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét bạn.
I. Đặt vấn đề.
* Nhận xét: Trong những trường hợp trên các cư sử của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ là tấm gương để chúng ta noi theo và khắc phục.
- Điểm giống nhau: Sống thanh cao, không vụ lợi, làm việc vô tư, có trách nhiệm, không đòi hỏi về vật chất.
Hoạt động 2: liên hệ về tấm gương liêm khiết của Bác Hồ.
- GV giúp HS liên hệ lối sống liêm khiết của Bác Hồ qua lời dạy của Bác trong câu chuyện Có ăn bớt phần cơm của con không?
- GV chỉ rõ cho HS thấy những biểu hiện của tính liêm khiết.
* Liên hệ thực tiễn:
Cả cuộc đời Bác luôn sống trong sạch, không hám danh hám lợi, không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho Chủ tịch nước để chăm lo cho nhân dân, cho đất nước.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của sống liêm khiết.
(H): Người có lối sống liêm khiết sẽ nhận ở người khác thái độ gì? (H): Tìm hiểu biểu hiện của liêm khiết?
(H): Tác dụng của sống liêm khiết?
(H): Em sẽ làm gì để rèn luyện trở thành người có lối sống liêm khiết?
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Rèn luyện bản thân sống liêm khiết.
II. Nội dung bài học.
SGK
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
- Gọi HS đọc bài tập 1, 2.
- Phát phiếu bài tập 1, 2
- Đưa đáp án đúng yêu cầu
- Đọc bài
- Nhận phiếu
- Làm bài cá nhân
- So sánh đáp án, chấm điểm.
III. Bài tập.
Bài tập 1; Hành vi b, d, e không thể hiện tính liêm khiết (giải thích).
Bài tập 2; Không tán thành với tất cả cách xử sự đó.
3. Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
4. dặn dò.
- Đọc nội dung bài học trong SGK.
- Làm tiếp bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8A
8B
TIẾT 3:
BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác.
- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác
- Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Phản đối những hành vi thiếu thiếu tôn rọng người khác.
* Tích hợp giáo dục BVMT:
- Các hành vi, việc làm BVMT: Coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 8.
- Sưu tầm thêm một số câu chuyện, đoạn thơ, câu nói của các danh nhân hay ca dao tục ngữ nói về tôn trọng người khác.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
(H): Em hiểu thế nào về tính liêm khiết? Tác dụng của tính liêm khiết?
- HS trả lời, GV chốt cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu mục đặt vấn đề.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các phần trong mục đặt vấn đề.
- Chia nhóm thảo luận
Nhóm 1.
(H): Mai là người ntn? Mai có ưu điểm gì?
Nhóm 2.
(H): Hải buồn tủi, giận các bạn vì lí do gì? các bạn của Hải đáng khen hay đáng trách?
Nhóm 3.
(H): Nhận xét về việc làm của Quân và Hùng? Việc làm đó thể hiện điều gì?
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Chia nhóm.
- Nhận nhiệm vụ, thống nhất ý kiến
- Trình bày đáp án.
- Nhận xét nhóm bạn.
- Bổ sung.
I. Đặt vấn đề.
* Nhận xét:
- Mai là HS giỏi suốt 7 năm liền, luôn lễ phép với người trên, sống chan hòa cởi mở với ban bè, nhiệt tình giúp đỡ người khác, được thầy cô giáo, bạn bè quý mến, khen ngợi.
- Hải buồn tủi vì các bạn đã đối sử bất công với em. Các bạn của Hải thật đáng trách.
- Quân và Hùng đọc truyện cười đùa trong giờ học văn. Việc làm của 2 bạn thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tôn trọng người khác.
(H): Thế nào là tôn trọng người khác?
(H): Em phải làm thế nào để tôn trọng người khác?
* Tích hợp BVMT:
? Em hãy lấy ví dụ về những hành vi, việc làm thể hiện sự tôn trọng người khác trong xã hội. có ý thức bảo vệ môi trường.
- GV chốt ý.
- Nêu ý kiến.
- Nhận xét.
- Bổ sung.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nghe và ghi bài.
II. Nội dung bài học.
SGK
-Các hành vi, việc làm có ý thức BVMT như: Không xả rác, đổ nước thải bừa bãi; không hút thuốc lá, không làm mất trật tự nơi công cộng....
Hoạt động 3: Bài tập.
- GV phát phiếu theo bàn.
- Tráo phiếu.
- GV đưa đáp án.
- Chấm điểm chéo nhóm.
- HS lên bảng làm.
- Gọi HS trả lời miệng
- Nhận phiếu.
- Làm bài tập. Tráo phiếu.
- Chấm điểm nhóm bạn theo đáp án đúng.
- Làm trên bảng, giải thích vì sao.
- HS đưa dự kiến.
III. Bài tập.
Bài tập 1: tình huống: a, g, i.
Bài tập 2: Tán thành: b, c
3. Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
4. dặn dò.
- Đọc nội dung bài học trong SGK.
- Làm tiếp bài tập 3, 4.
- Chuẩn bị bài sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
8A
8B
TIẾT 4:
BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được Bác Hồ là người giữ chữ tín trong cuộc sống và trong công việc.
- HS hiểu thế nào là giữ chữ tín.
- Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín.
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Biết phân biệt biểu hiện và rèn luyện thói quen trở thành người luôn giữ chữ tín.
- Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ. Có ý thức giữ chữ tín.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV GDCD lớp 8.
- Sưu tầm những câu chuyện về tấm gương giữ chữ tín của Hồ Chủ Tịch.
- Thơ, ca dao, tục ngữ nói về giữ chữ tín.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
(H): Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác? Em cần rèn luyện thế nào để tôn trọng người khác?
- HS trả lời, GV chốt ý cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: thảo luận mục đặt vấn đề.
- GV cho HS đọc mục đặt vấn đề
- GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi.
(H): Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các nhân vật trong chuyện?
(H): Trên thị trường các cơ sở sản xuất kinh doanh cần làm gì để giữ lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng?
(H): Điều gì sẽ xảy ra nếu không thực hiện các bản cam kết?
- Đọc tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Trả lời theo ý hiểu.
- Thống nhất.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét nhóm bạn.
- Bổ sung.
I. Đặt vấn đề.
* Nhận xét:
1, Nhạc Chính Tử biết coi trọng lòn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12461315.doc