GV: Gọi 3 HS đọc phân vai đặt vấn đề.
GV: Chia 4 tổ thảo luận.
T1: Nhận xét cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai?
T2: Nhận xét cách cư xử của bạn đối với Hải? Hải suy nghĩ như thế nào?
T3: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng?
T4: Trong đặt vấn đề, hành vi nào đáng học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao?
GV: Nhận xét, cho điểm, kết luận.
GV: Vậy thế nào tôn trọng người khác?
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 5 bài 3: Tôn trọng người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC Ngày soạn: 15-09-08
Tiết: 5 Ngày dạy: 16-09-08
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác. Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày.Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau.
2. Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. Rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
3. Có thái độ đồng tình ủng hộ, học tập những nét ứng xử đẹp, đồng thời phê phán những biểu hiện, hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Oån định:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là liêm khiết? Ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài.
GV: Kể vụ 3 HS đi trể.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặt vấn đề.
GV: Gọi 3 HS đọc phân vai đặt vấn đề.
GV: Chia 4 tổ thảo luận.
T1: Nhận xét cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai?
T2: Nhận xét cách cư xử của bạn đối với Hải? Hải suy nghĩ như thế nào?
T3: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng?
T4: Trong đặt vấn đề, hành vi nào đáng học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao?
GV: Nhận xét, cho điểm, kết luận.
GV: Vậy thế nào tôn trọng người khác?
1. Gạch dưới SGK T9 .
2. Gạch dưới SGK T9.
3. Gạch dưới SGK T9.
4.-Học tập: Mai, Hải (tự hào da đen của cha).
- Phê phán: Chế giễu, chăm chọc Hải. Đọc truyện trong giờ học ( Quân, Hùng)
Là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá, lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác.
GV: Tổ chức trò chơi nhanh tay lẹ mắt. Mỗi tổ cử 1 em lên bảng.
HS: Điền vào ô trống.
T1: Gia đình?
T2: Trường, lớp?
T3: Bệnh viện?
T4: Nơi công cộng?
GV: Nhận xét, cho điểm, kết luận.
GV: Biểu hiện của tôn trọng người khác?
Địa điểm
Tôn trọng người khác
Không tôn trọng người khác
Gia đình.
Vâng lời cha mẹ .
Xấu hổ vì bố đạp xích lô.
Trường, lớp .
Giúp đỡ bạn bè.
Chê bạn nhà nghèo.
Bệnh viện.
Đi nhẹ, nói khẻ.
Oàn ào, mất trật tự.
Công cộng .
Nhường chỗ người già trên xe buýt.
Hái hoa, dẫm lên cỏ ở công viên.
- Không xả rác, đổ nước thải bừa bải, không hút thuốc lá, không làm mất trật tự nơi công cộng, không mở ti-vi, bật nhạc quá to lúc nghỉ trưa, nghỉ tối ảnh hưởng đến người khác. Đó cũng là thể hiện tôn trọng người khác.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Ý nghĩa của tôn trọng người khác trong đời sống hằng ngày?
GV: Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về tôn trọng người khác? Và ngược lại?
GV: Chúng ta rèn luyện tôn trọng người khác như thế nào?
Có tôn trọng người khác thì người khác mới tôn trọng mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau thì xã hội lành mạnh trong sáng tốt đẹp hơn.
Trọng người, người mới trọng ta,
Khinh người, người có trọng ta bao giờ.
- Bài thơ khinh người.
Tôn trọng người khác ở mọi nơi mọi lúc cả trong cử chỉ, hành động, lời nói.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập.
HS: Giải bài tập:1 SGK T10.
2 SGK T10.
Đáp án 1: a, g, i.
2: Tán thành: b, c.
Không tán thành: a.
HOẠT ĐỘNG 6: Giải quyết tình huống.
HS: Giải quyết tình huống sau:
1. An không tôn trọng chú Hoàng vì chú lười lao động, ăn chơi, nghiện hút.
2.Trong giờ học Thắng có ý kiến sai, mà cứ cải với Cô. Cô yêu cầu để giờ chơi giải quyết. Em nhận xét gì đối với Cô và Thắng?
GV: Kết luận toàn bài.
1. Đáp án: Đúng
2. Thắng: Không tôn trọng tập thể lớp và Cô.
Cô Giáo: Tôn trọng ý kiến của Thắng và có cách xử lý phù hợp.
5. Dặn dò:
- Làm bài tập: 3, 4 SGK T10.
- Đọc bài 4 trả lời đặt vấn đề: 3, 4 và gợi ý: b SGK T12. Bài tập: 1, 4 SGK T12, 13.
- Kiểm tra 15 phút.
6. Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 3 Ton trong nguoi khac_12426866.doc