IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là giữ chữ tín? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín? Nêu câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín?
Trả lời
Giữ chữ tín là : Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người; Dễ dàng đoàn kết và hợp tác với nhau
Ca dao:
Người sao một hẹn thì nên
Tôi sao chín hẹn thì quên cả mười.
* Vào bài mới:
GV cho học sinh quan sát 2 hình ảnh về “vi phạm pháp luật an toàn giao thông” và “vi phạm kỷ luật trong kiểm tra, thi cử” và yêu cầu các em nêu nhận xét.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 Tuần 5 - Tiết 5 bài 5: Pháp luật và kỷ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2017
Ngày dạy: 30/9/2017
Tuần 5 - Tiết 5. Bài 5. PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Qua bài, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là phỏp luật, kỷ luật
- Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật. Nêu được ý nghĩa của pháp luật, kỷ luật
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỷ luật ở mọi lúc, mọi nơi.
- Nhắc nhở bạn bè, mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật.
3. Thái độ:
- Tôn trọng pháp luật và kỉ luật.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỷ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỷ luật.
4. Năng lực - phẩm chất:
- Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
- Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập, Nội quy của nhà trường, phiếu học tập...
2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là giữ chữ tín? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín? Nêu câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín?
Trả lời
Giữ chữ tín là : Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người; Dễ dàng đoàn kết và hợp tác với nhau
Ca dao:
Người sao một hẹn thì nên
Tôi sao chín hẹn thì quên cả mười.
* Vào bài mới:
GV cho học sinh quan sát 2 hình ảnh về “vi phạm pháp luật an toàn giao thông” và “vi phạm kỷ luật trong kiểm tra, thi cử” và yêu cầu các em nêu nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc phần đặt vấn đề.
* TL nhóm: 6 nhóm (TG: 5 phút)
? Tìm những hành vi của Vũ Xuân Trường và đồng bọn?
? Với những hành động này đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
? Em có nhận xét gì về những hành vi này?
- Đại diện HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Vì sao em biết hành vi này là vi phạm pháp luật ?
? Những quy định này do ai đặt ra?
? Những ai phải tuân theo quy định này ?
-> Đó là pháp luật.
* HĐ 2 : Nội dung bài học.
? Vậy pháp luật là gì?
- GV chốt NDBH 1
* BT tình huống: Theo luật nghĩa vụ quân sự Nam 18 tuổi không mắc bệnh như thần kinh ... Thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
? Nếu 1 người nào đó không tham gia NVQS thì sao ?
? Em hãy nêu nội quy của lớp, của trường em?
? Đó là quy định do ai đặt ra?
? Mục đích của việc đề ra các nội quy đó?
? Kể thêm những nội quy khác mà em biết?
-> Đó là kỷ luật.
? Vậy kỷ luật là gì ?
- GV chốt NDBH 2.
? Pháp luật và kỷ luật có mqh với nhau ntn?
- GV chốt NDBH 3.
? Lấy ví dụ? ( VD: Không trộm cắp tài sản)
? Việc thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
- GV chốt NDBH 4.
? Việc mặc đồng phục vào thứ 2, thứ 5 là do em tự giác làm hay phải có sự nhắc nhở của người khác?
? Là học sinh em phải rèn luyện như thế nào?
- GV chốt NDBH 5.
I. Đặt vấn đề
- Hành vi: + Buôn bán vận chuyển thuốc phiện, ma túy.
+ Dùng đồng tiền bất chính để mua chuộc cán bộ.
- Hậu quả: Làm suy thoái đạo đức cán bộ gieo rắc cái chết trắng cho con người.
-> Đó là những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật .
- Vì điều 3 khoản 1 luật phòng chống Ma túy ghi (...).
- Do nhà nước đặt ra
- Tất cả mọi người (Tính bắt buộc chung)
Pháp luật
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
a, Pháp luật.
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
* NDBH 1/ sgk – 14.
- Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
b, Kỷ luật
- VD: Đi học đúng giờ, không nói tục chửi bậy, không đánh nhau
- Cộng đồng (tập thể) đặt ra.
Nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mọi người.
- VD: Nội quy của công ty may: Nghỉ làm phải có lí do, đi làm mặc áo bảo hộ lao động
- Kỉ luật: Là những quy định , quy ước của 1 cộng đồng.
* NDBH 2/ sgk – 14.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.
- Những quy định của tập thể phải tuân theo quy định của pl không được trái với pháp luật .
* NDBH 3/ sgk – 14.
3. Ý nghĩa
- Giúp cho mọi người có 1 chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất.
- Bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Giúp cá nhân vầ xã hội phát triển.
* NDBH 4/ sgk – 15.
4. Rèn luyện
- Tự giác...
- Thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước.
* NDBH 5/ sgk – 14.
3. Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* TL cặp đôi (TG: 3 phút)
? Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
- Đại diện HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Nội quy của nhà trường, của cơ quan có thể coi là pháp luật được không? vì sao?
* Sắm vai.
Hà (Chi đội trưởng của lớp) đang đánh giá công tác của chi đội thì thấy Dũng đến muộn. Hà nhắc nhở Dũng cần đến đúng giờ, vì thế là thiếu tính kỷ luật. Dũng cãi lại : Vào đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, nên việc tôi đi chậm không thể coi là thiếu kỷ luật được .
? Em đồng ý với ý kiến của ai?
? Em xử lí TH này như thế nào?
- HS lên diễn - HS khác NX, bổ sung.
- GV NX, chốt KT.
* Bài tập1 (sgk/15):
- Pháp luật cần cho tất cả mọi người, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động.
* Bài tập 2 (sgk/15):
- Nội quy của nhà trường của cơ quan không coi là pháp luật mà là kỉ luật.
-> Vì nó không do nhà nước ban hành Nhà nước ko giám sát.
* Bài tập3.
- Đồng ý với ý kiến của Hà
- Đội là một tổ chức tập thể
4. Hoạt động vận dụng.
? Kể những việc em đã làm để thực hiện nội quy của lớp?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
* Tìm hiểu những tấm gương học sinh trường em thực hiện tốt kỉ luật của trường, lớp.
* Học nội dung bài học. Làm các bài tập còn lại.
* Chuẩn bị bài: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
+ Đọc mục đặt vấn đề;
+ Trả lời phần gợi ý trong SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 5 Phap luat va ki luat_12428511.docx