HĐ2: Liên hệ thực tế tìm hiểu biểu hiện của CCVT và chưa CCVT
* Năng lực
+ Chung: (GQVĐ&ST) Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; (giao tiếp) biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; (hợp tác) phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công.
+ Chuyên biệt
- Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân, có cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, học tập.(1)
* Phẩm chất
- Tự trọng: Cư xử đúng mực và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình.(2)
-Trò chơi tiếp sức. Thời gian 5 phút. Nhóm nào Tìm được nhiều biểu hiện đúng – Thắng.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 1: Chí công vô tư (1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Tiết 1 Ngày soạn: 16/8/2018
Bài 1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
(1 TIẾT)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là chí công vô tư (CCVT);
- Kể được một số biểu hiện của phẩm chất CCVT tư trong cuộc sống;
- Giải thích được vì sao con người cần có phẩm chất CCVT.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được những biểu hiện của CCVT, không CCVT trong cuộc sống hằng ngày;
- Biết tự kiểm tra, đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người CCVT.
3. Thái độ
- Tôn trọng, ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện CCVT trong cuộc sống.
- Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc
4. Các năng lực, phẩm chất hình thành
- Năng lực
+ Chung: tự học, GQVĐ&ST, giao tiếp, ICT, hợp tác,
+ Chuyên biệt
1. Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.
2. Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.
3. Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
- Phẩm chất: sống tự chủ, sống yêu thương, sống trách nhiệm
B. CHUẨN BỊ
1. Thầy
- Phương pháp: nghiên cứu tài liệu, nhóm, cá nhân, trò chơi
- Phương tiện: SGK GDCD 9- NXB GDVN (Tái bản lần thứ 11)- tháng 1/2016
SGV GDCD 9-NXB GD- tháng 5/2005; TKBG GDCD 9- NXB HÀ NÔI- năm 2008
Danh tướng Việt Nam viết về cuộc đời và những chiến công của các vị tướng tài Việt Nam-NXB Văn học – năm 2014
- Kĩ thuật: nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
2. Trò
Đọc trước bài, chuẩn bị trang phục đơn giản để đóng vai.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
* Ổn định
Lớp
9A
9B
9C
Sĩ số
Vắng
* Kiểm tra
(Giáo viên kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập phục vụ bộ môn)
1. KHỞI ĐỘNG
GV nêu vấn đề:
?Trong gia đình,trong tập thể, trong xã hội nếu ai cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích chung của mọi người,của tập thể điều gì sẽ xảy ra?
HSLT tự do.
GV căn cứ vào câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
HĐ1: Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề/SGK tr3
* Năng lực
+ Chung: (GQVĐ&ST) phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề; (giao tiếp) Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu, diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; (hợp tác) biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể;.
+ Chuyên biệt
- Nhận thức được các giá trị ĐĐ, truyền thống văn hóa, các qui định của PL và nhận ra được các yếu tố tác động đến bản thân trong cuộc sống.(1)
- Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân, có cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, học tập(1)
* Phẩm chất
- Yêu Tổ quốc: Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa phương, trong nước và quốc tế.(1)
- Tự nguyện: quan tâm đến các công việc chung.(3)
GV giải thích: “Chí công vô tư” là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng.
Hđ 1 làm việc cặp đôi
- Nhóm HS đọc phân vai.
Hđ 2 HS thảo luận nhóm bàn câu hỏi a/sgk tr 4
?Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc?Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
*
- Dùng người: căn cứ vào khả năng của người đó, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp.
- Giải quyết công việc: vì lợi ích chung của đất nước, không vì lợi ích riêng của bản thân.
=> Gương sáng về chí công vô tư
HS đại diện nhóm bàn trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GVKL:
GV giới thiệu:
- Tô Hiến Thành (蘇h憲?誠?, 1102-1179), quê làng Hạ Mỗ nay là xóm Hạ Mỗ huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội;
- Là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dự không phải tôn thất nhà Lý.
Hđ 2: HS làm việc cá nhân: đọc truyện
- HS thảo luận nhóm bàn:
?Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của cách mạng chủ tịch HCM? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta?
*
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HCM là tấm gương sáng về đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, của đất nước đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
(GV kể giai thoại “Bác chưa lấy vợ chứ không phải là Bác không lấy vợ!”)
=> Nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác.
GVKL
GV tích hợp ĐĐ Bác Hồ: Trong công việc Bác luôn công bằng, không thiên vị; luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân điều đó thể hiện qua chính câu nói của Bác “Tôi chỉ có một mong muốn đến tột bậc là làm sao cho Tổ quốc được độc lập, nhân dân được ấm no hạnh phúc ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” và thực hiện lời dạy của Bác, toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Thiếu nhi Yên Mỹ ....
Hđ 3 TL cả lớp
?Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ thể hiện phẩm chất đạo đức nào của con người?
- Là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
GV? Qua hai câu chuyện về Tô Hiến Thành và Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
HS: Trả lời, nhận xét.
I- Đặt vấn đề
1. Truyện “Tô Hiến Thành một tấm gương về chí công,vô tư”
- Dùng người: căn cứ vào khả năng, không nể vị tình thân.
- Giải quyết công viêc: vì lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên.
2. Điều mong muốn của Bác Hồ
=> Là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
=> Nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác
- Biết trân trọng lẽ phải, sống công bằng, không thiên vị.
- Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp như mong ước của Bác.
HĐ2: Liên hệ thực tế tìm hiểu biểu hiện của CCVT và chưa CCVT
* Năng lực
+ Chung: (GQVĐ&ST) Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; (giao tiếp) biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; (hợp tác) phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công.
+ Chuyên biệt
- Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân, có cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, học tập.(1)
* Phẩm chất
- Tự trọng: Cư xử đúng mực và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình.(2)
-Trò chơi tiếp sức. Thời gian 5 phút. Nhóm nào Tìm được nhiều biểu hiện đúng – Thắng.
Nhóm 1: Tìm biểu hiện của CCVT trong cuộc sống hàng ngày.
- Tôn trọng sự thật;
- Dũng cảm bảo vệ lẽ phải;
- Xử sự công bằng;
- Tích cực đóng góp cho công việc chung
Nhóm 2: Tìm biểu hiện của chưa CCVT trong cuộc sống hàng ngày.
- Ích kỷ, tham lam;
- Chỉ lo cho lợi ích cá nhân;
- Đối xử thiên lệch;
- Ức hiếp, trù dập người ngay thẳng.
Chuyển
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.
HĐ3: Tìm hiểu NDBH
* Năng lực
+ Chung: (tự học) Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa;
(GQVĐ&ST) so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.
+ Chuyên biệt
- Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong HT và cuộc sống hàng ngày.(3)
* Phẩm chất
- Tự hoàn thiện: Có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị xã hội(2)
- Tự nguyện: quan tâm đến các công việc chung.(3)
Hđ 1HS làm việc cá nhân. Nghiên cứu NĐBH SGK và trả lời các câu hỏi sau:
?Chí công vô tư là gì? Phẩm chất chí công vô tư được thể hiện như thế nào?
?Chí công vô tư có ý nghĩa gì đối với cá nhân tập thể và cộng đồng xã hội
*
Câu 1:
- CCVT là PCĐĐ của con người.
- Thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Câu 2:
- Đối với cá nhân: mọi người yêu quý, kính trọng và đạt thành tích cao trong cuộc sống;
- Đối với tập thể và cộng đồng xã hội: giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Chuyển
Những việc làm CCVT đem lại lợi ích cho TT, cộng đồng XH nói chung và trong đó có lợi ích cá nhân nói riêng. Nếu ai cũng chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể vậy khi đó lợi ích của cá nhân có được bảo đảm không, không bởi lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích tập thể. Khi TT có lợi bản thân ta cũng được hưởng lợi theo.
GV nêu VĐ
Có ý kiến cho rằng: chỉ những người lớn, người có chức, có quyền mới thể hiện được PC CCVT, HS còn nhỏ tuổi không thể rèn luyện được PC này. Em có tán thành ý kiến này không? Vì sao?
- HS trình bày quan điểm cá nhân.--> GV hình thành 2 phe đáp án “Có” và “Không”
- Cho HS thảo luận, trình bày ý kiến giải thích Vì sao.
- GVKL:
+ Không tán thành ý kiến, bởi PC CCVT được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày và ai cũng có thể thực hiện được;
+ HS có thể rèn luyện PC CCVT trong cuộc sống hàng ngày như: tham gia hoạt động tập thể, không bao che hành vi quay cóp bài; công bằng khi nhận xét,đánh giá người khác
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- CCVT: là PCĐĐ của con người.
- Biểu hiện của CCVT:
2. Ý nghĩa
- Đối với cá nhân:
- Đối với tập thể và cộng đồng xã hội.
3. Cách rèn luyện
- Có thái độ ủng hộ, giúp đỡ những người chí công vô tư.
- Phê phán những hành động vụ lợi thiếu công bằng trong việc giải quyết mọi công việc.
3. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
* Năng lực
(GQVĐ&ST)Tư duy độc lập: Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc.
* Phẩm chất
-Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội (1)
- Tự hoàn thiện: Có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị xã hội. (3)
Bài tập 1/SGK/tr 5
- Hành vi d, e là CCVT bởi Lan và bà Nga đã đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhaah;
- Hành vi a, b, c là không CCVT bởi
+ Mai sợ ảnh hưởng đến kết quả HT của bản thân -> lợi ích cá nhân Mai;
+ Quân bỏ qua khuyết điểm của bạn thân-> vì tình cảm riêng tư mà làm sai qui định;
+ Ông Đĩnh xử lí nghiêm sai phạm của cán bộ cấp dưới-> vì lợi ích cấp trên=> vì lợ ích của cá nhân.
III- Bài tập
Bài tập 1
- Hành vi CCVT: d, e
- Hành vi không CCVT: a, b, c.
4. Hoạt động vận dụng
- Kể về một tấm gương chí công vô tư mà em biết.
5. Hoạt động tìm tòi,mở rộng.
*
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.
*
- ÔN lại ND đã học.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Xem trước bài 2 Tự chủ.
Ký duyệt,ngày ./8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Chi cong vo tu_12405325.docx