Giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (tiết 2)

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. (13 phút)

A. Mục tiêu:

Tìm hiểu ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.

B. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu cho HS Nghị định 46/NĐ-CP/2016 của Chính phủ về qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 4 nhóm.

- GV phân công, giao nhiệm vụ, qui định thời gian.

- Yêu cầu HS thảo luận một số vấn đề sau:

+ Nhóm 1: Em có nhận xét gì về những qui định trên? Theo em, Nghị định 46/NĐ-CP/2016 có ý nghĩa như thế nào trong quản lí, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30. Tiết PPCT: 30 Ngày soạn: 21/03/2018 Ngày dạy: 02/04/2018 Bài 15 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN (tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí. - Ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí. 2. Kĩ năng Biết phân biệt các loại trách nhiệm pháp lí. 3. Thái độ - Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước. - Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN – CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - Hiến pháp 2013, Bộ luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật giao thông đường bộ, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. - Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD. - Tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống môn GDCD. - Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong môn GDCD. - Văn bản hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD. - Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn giáo dục quốc phòng an ninh - Bảng con, bài tập, tình huống. III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Giải quyết vấn đề. - Động não, kích thích tư duy. - Thảo luận nhóm. - Giảng giải, nêu vấn đề. - Xử lí tình huống. IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) GV kiểm tra vệ sinh và sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) ?Vi phạm pháp luật là gì. ?Trình bày các loại vi phạm pháp luật. 3. Tổ chức dạy và học bài mới: a. Giới thiệu bài: (1 phút) GV liên hệ, nêu vấn đề và tóm tắt mục tiêu bài học: + Thế nào là trách nhiệm pháp lí ? Có các loại trách nhiệm pháp lí gì ? + Ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí? b. Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Phân tích, liên hệ thực tế, nêu vấn đề. (15 phút) A. Mục tiêu: - Tìm hiểu trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí. - Lồng ghép giáo dục kiến thức quốc phòng an ninh. - Giáo dục kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. B. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS xem lại các trường hợp ở phần mục I trong phần đặt vấn đề, tiếp tục suy nghĩ về trách nhiệm của những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm gì? - HS lần lượt trình bày. - Lớp nhận xét,bổ sung. -GV nhận xét, kết luận: các trường hợp 1, 2, 4, 5, 6 là những hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí. - GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS rút ra bài học: ? Thế nào là trách nhiệm pháp lí. - HS trình bày: ? Có những loại trách nhiệm pháp lí gì. - HS trình bày: TNPL hình sự, TNPL hành chính, TNPL dân sự, trách nhiệm kỉ luật. ? Thế nào là TNPL hình sự. - HS trình bày, nêu ví dụ. - GV giảng: các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự, được áp dụng đối với người có hành vi phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt. Theo Bộ luật Hình sự 1999, có các biện pháp tư pháp sau: tịch thu tang vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi, buộc chữa bệnh. - GV giới thiệu HS Điều 12, 13 Bộ luật hình sự và các biện pháp tư pháp để HS hiểu. ?Thế nào là TNPL hành chính. - HS trình bày,nêu ví dụ. - GV giới thiệu cho HS Điều 6, 7 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002. ? Thế nào là TNPL dân sự. - HS trình bày, nêu ví dụ. ? Thế nào là trách nhiệm kỉ luật. - HS trình bày, nêu ví dụ. - GV hướng dẫn HS phân tích, liên hệ thực tế, nêu ví dụ. - GV nhận xét, kết luận, giáo dục HS: việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. 2. Trách nhiệm pháp lí: a)Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước qui định. b)Các loại trách nhiệm pháp lí: - Trách nhiệm pháp lí hình sự . - Trách nhiệm hành chính . - Trách nhiệm dân sự. - Trách nhiệm kỉ luật . Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. (13 phút) A. Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí. B. Cách tiến hành: - GV giới thiệu cho HS Nghị định 46/NĐ-CP/2016 của Chính phủ về qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - GV treo bảng phụ, gọi HS đọc. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 4 nhóm. - GV phân công, giao nhiệm vụ, qui định thời gian. - Yêu cầu HS thảo luận một số vấn đề sau: + Nhóm 1: Em có nhận xét gì về những qui định trên? Theo em, Nghị định 46/NĐ-CP/2016 có ý nghĩa như thế nào trong quản lí, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ? + Nhóm 2: Theo em ai (cơ quan) nào mới có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm pháp luật? + Nhóm 3: Việc áp dụng trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa như thế nào? + Nhóm 4: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức với trách nhiệm đạo đức? - HS tiến hành thảo luận: 4 phút. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận, giáo dục HS:Việc áp dụng trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa như sau : + Nhằm trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người VPPL, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật. + Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật. + Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân. + Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật. ? Đối với những qui định của pháp luật công dân phải có trách nhiệm gì. - HS trình bày: mọi công dân cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 3. Trách nhiệm của công dân: Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật và tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. 4. Luyện tập, củng cố: (8 phút) - GV tổng kết lại những nội dung quan trọng của bài. - Yêu cầu HS làm bài tập: Hành vi TNPL Hành chính TNPL hình sự TNPL dân sự Trách nhiệm kỉ luật 1. Thực hiện không đúng các qui định trong hợp đồng thuê nhà. x 2. Khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép. x 3. Bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. x 4. Giở tài liệu xem trong giờ kiểm tra. x 5. Trộm cắp tài sản công dân. x 6. Đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. x 7. Mua bán trái phép chất ma tuý. x 5. Đánh giá: (1 phút) - GV đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng mà HS đã đạt được so với mục tiêu bài học. - Nhận xét tinh thần, thái độ của HS, tổng kết tiết học. 6. Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà: (2 phút) - Học sinh về học bài, làm bài tập 5, 6 trong SGK. Tiết sau kiểm tra bài cũ sẽ kiểm tra phần bài tập - Chuẩn bị trước bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân. HS nghiên cứu trước phần nội dung và cách thưc hiện của quyền này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 15 Vi pham phap luat va trach nhiem phap li cua cong dan_12317301.doc