Giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 2 - Tự chủ (1 tiết)

HĐ2: Tìm hiểu NDBH

- Năng lực

+ Chung:

(Tự học) Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa; (GQVĐ&ST) Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất; (giao tiếp) phản hồi những văn bản đã đọc một cách tương đối hiệu quả; trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; (hợp tác) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; tổ chức và thuyết phục người khác; chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

+ Chuyên biệt:

- Tự đánh giá, điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội (1)

- Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong HT và cuộc sống hàng ngày. (3)

- Phẩm chất: (Sống tự chủ) Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập và lao động; ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua.

 

docx9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 2 - Tự chủ (1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2. Tiết 2 Ngày soạn: 22/8/2018 Bài 2- TỰ CHỦ (1 TIẾT) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội. - HS biết sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ. - Người có tính Tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, làm đúng quy định của PL. - Mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ để trong mọi trường hợp đều phải xử sự đúng PL. 2. Kĩ năng - HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ. - Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ - Biết làm chủ bản thân; không làm trái PL. 3. Thái độ - HS biết tôn trọng những người biết sống tự chủ. - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong những công việc cụ thể của bản thân. - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong việc chấp hành PL. 4. Các năng lực, phẩm chất hình thành - Năng lực + Chung: tự học, GQVĐ&ST, hợp tác, giao tiếp, ICT + Chuyên biệt: 1. Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội. 2. Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước. 3. Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. - Phẩm chất: Sống tự chủ, B. CHUẨN BỊ 1. Thầy - Phương pháp: đàm thoại, nhóm, tình huống, đóng vai - Phương tiện: Giấy khổ lớn, bút dạ; SGK; Tài liệu có liên quan; Tấm gương về tự chủ trong cuộc sống; Máy chiếu đa năng. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nghiên cứu trường hợp điển hình, 2. Trò C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG * Ổn định Lớp 9A 9B 9C Sĩ số Vắng * Kiểm tra (KT trong quá trình tìm hiểu bài mới) 1. KHỞI ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm HĐ1: Đàm thoại giúp HS bước đầu nhận biết những biểu hiện của tính Tự chủ. - Năng lực + Chung: ( GQVĐ&S) xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề; (giao tiếp) đọc lưu loát và đúng ngữ điệu; đọc hiểu nội dung chính và chi tiết các bài đọc có độ dài vừa phải, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. + Chuyên biệt: - Nhận thức được các giá trị ĐĐ, truyền thống văn hóa, các qui định của PL và nhận ra được các yếu tố tác động đến bản thân trong cuộc sống.(1) - Nhận ra và tự chịu trách nhiệm trong các hoàn cảnh và công việc cụ thể. (2) - Chủ động tham gia hợp giải quyết vấn đề trường, lớp. (3) HS đọc truyện “Một người mẹ” và "Chuyện của N" HS thảo luận 2 nhóm (dãy-bàn) Nhóm 1 ? Nỗi bất hạnh của gia đình bà Tâm là gì? ?Em biết gì về căn bệnh mà con bà Tâm mắc phải? ? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình? ?Theo em, điều đó thể hiện phẩm chất gì ở bà Tâm? Nhóm 2 ? Hoàn cảnh gia đình N như thế nào? ?N đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? ? Theo em nguyên nhân ở đây là gì? ?Trong những nguyên nhân đó, theo em đâu là nguyên nhân chính? * Dự kiến SP Nhóm 1 - M con trai của bà Tâm đó nghiện hút và nhiễm HIV/AIDS, - HIV/AIDS là.. - Việc làm của bà Tâm + Nén nỗi đau, không khóc trước mặt con, bình tĩnh và chăm sóc con + Giúp đỡ, vận động mọi người giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS. -=> là người tự chủ. GV: Nhận xét.(Biểu hiện của Tự chủ) - Thái độ bình tĩnh tự tin - Biết điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình. GV KL và chốt kiến thức Nhóm 2 - Là con út trong một gia đình khá giả, được bố mẹ cưng chiều. - N là một HS ngoan, bị bạn bè xấu rủ rê hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy Ò N trốn học, thi trượt, bạn bè rủ, N hút cần sa, N nghiện, N trộm cắp Ò N bị bắt. - Nguyên nhân + Bố mẹ cưng chiều; + Bị bạn bố xấu rủ rê; + Buồn trán do trượt tốt nghiệp; + Không tự chủ trước những cỏm dỗ của bạn bè; + Do không được GĐ, NT cùng phối hợp giúp đỡ... Do N chưa làm chủ được bản thân mình HS thảo luận cả lớp ? Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? - Trong cuộc sống, học tập và lao động cần rèn luyện cho mình bản lĩnh vượt khó khăn(khó khăn không nản), tự tin vào bản thân, khi gặp khó khăn không nản chí, chăm chỉ bền lòng, tin vào tương lai tươi sáng ở phía trước. ?Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn sẽ làm gì? - Động viên, gần gũi, giúp đỡ bạn hòa hợp với lớp, với cộng đồng. - Luôn tự nhắc nhở mình phải tự chủ trong mọi hoàn cảnh để không mắc vào sai lầm như N I. Đặt vấn đề 1. Một người mẹ => là người làm chủ được tình cảm, hành vi và suy nghĩ của mình; =>vượt lên khó khăn của gia đình sống có ích cho XH 2. Chuyện của N => Do chưa làm tự chủ mà dẫn đến mắc vào TNXH. * BÀI HỌC CHO BẢN THÂN HĐ2: Tìm hiểu NDBH - Năng lực + Chung: (Tự học) Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa; (GQVĐ&ST) Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất; (giao tiếp) phản hồi những văn bản đã đọc một cách tương đối hiệu quả; trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; (hợp tác) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; tổ chức và thuyết phục người khác; chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. + Chuyên biệt: - Tự đánh giá, điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội (1) - Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong HT và cuộc sống hàng ngày. (3) - Phẩm chất: (Sống tự chủ) Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập và lao động; ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua. HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi theo các ?Thế nào là tự chủ?Thế nào là người tự chủ? Tự chủ là làm chủ bản thân; Người tự chủ là người luôn + làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm hành vi của mình + trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh, tự tin + biết tự điều chỉnh hành vi của mình GV nêu tình huống: (2 nhóm= nhóm bàn) Em sẽ xử sự như thế nào trong các tình huống sau? Nhóm 1: Có bạn tự nhiên ngất trong giờ học Nhóm 2: Bị bạn của bố nghi oan. *Dự kiến SP Câu 1: bình tĩnh, tạo khí thoáng cho bạn thở, báo với nhân viên y tế Câu 2: Bản thân tự thanh minh và tìm sự giúp đỡ tìm minh chứng từ những người thân, bạn bè GV nhận xét, bổ sung cách ứng xử của nhóm cho phù hợp theo từng lớp (A,B,C). HS làm việc cá nhân TH2. Những việc làm nào dưới đây trái với Tự chủ? Nóng nảy, cãi vã, gây gổ khi không vừa ý. Giải quyết công việc bột phát.. Chán nản khi gặp bài khó. Nói tục, chửi bậy. Khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng *Dự kiến SP Đ/A: các việc làm trên. GV tích hợp GDPL; - Người có tính Tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, làm đúng quy định của PL (đi đúng làm đường quy định khi tham gia Giao thông). - Mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ để trong mọi trường hợp đều phải xử sự đúng PL - Biết làm chủ bản thân; không làm trái PL(Không vu khống, vu cáo, không lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn bừa bói...). - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong việc chấp hành PL (Tự giác học và làm bài trước khi đến lớp đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy...). Hs nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi ?Vì sao con người cần phải biết tự chủ? ?Trong thời đại ngày nay, con người có cần tính tự chủ không?Vì sao? HS: Trả lời. - Là đức tính quí giá. - Giúp con người biết sống đúng đắn, cư xử có ĐĐ, có văn hoá. - Giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ. - Càng cần rèn luyện cho mình tính tự chủ. - Vì: hiện nay chúng ta đang trên con đường CNH-HĐH, nền kinh tế đang hội nhập với thế giới, bên cạnh những tinh hoa được du nhập vào chúng ta cũng phải đón nhận không ít những “sạn” văn hóa (ấn phẩm đồi trụy, các lối sống thực dụng, tình trạng nghiện Game, hiện tượng chữ sử dụng trong ĐTDĐ...) làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan, làm thế nào để mình đứng vững trước những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống chỉ có thể là rèn luyện cho mình bản lĩnh vững vàng, tin vào bản thân, bình tĩnh trước mọi tình huống, phân tích các hiện tượng xã hội để lựa chọn cho mình con đường đúng đắn nhất, nghề nghiệp phù hợp nhất... Hướng nghiệp: ?Làm thế nào để rèn luyện tính tự chủ cho mình? HS: Trả lời. - Tập điều chỉnh hành vi, thái độ của mình: Bình tĩnh, ôn hoà, lễ độ. - Hạn chế những đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân, xa lánh cám dỗ để tránh những việc làm xấu. - Suy nghĩ trước và sau khi hành động. Sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, lời nói hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa. II. Nội dung bài học 1. Tự chủ * Biểu hiện của người tự chủ => Người có tính Tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, làm đúng quy định của PL, có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong chấp hành pháp luật. 2. Ý nghĩa là đức tính quí giá a) Cá nhân b) Xã hội 3. Cách rèn luyện HĐ3: : Liên hệ thực tế - Năng lực + Chung: (tự học) nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; (GQVĐ&ST) phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất; (hợp tác) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm (giao tiếp) biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình. + Chuyên biệt: (1) - Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân, có cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, học tập. (2) - Ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình; tự giác thực hiện trách nhiệm công dân với gia đình, cộng đồng, đất nước. (3)Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. - Phẩm chất: (Sống tự chủ) Tự trọng: cư xử đúng mực và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình; Tự hoàn thiện: có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị xã hội. GV: Hướng dẫn HS thảo luận 3 nhóm. Nhóm 1: M học sinh lớp 9, M và B quen nhau trên mạng fb, qua thời gian trao đổi hai người thấy có nhiều điểm đồng cảm vì vậy B đã rủ đi M chơi xa chỉ có 2 người. Nếu em là M, em sẽ làm như thế nào? Nhóm 2: Kể về giờ kiểm tra của em ở lớp 8, cho biết suy nghĩ của mình về những việc làm của các bạn trong giờ KT đó. Nhóm 3: Vừa kí cam kết thực hiện tốt Luật ATGT khi đi đường nhưng em lại thấy các bạn khi tan trường vẫn đứng túm năm, tụm ba tại cổng trường gây ách tắc. Em sẽ làm gì để các bạn thực hiện tốt cam kết đã kí. HS: Trình bày ý kiến thảo luận. GV: Nhận xét và có thể cho điểm những nhóm có kết quả thảo luận hay TH1. - Từ chối. - Rủ thêm nhiều bạn TH2. - Còn quay cóp. TH3. - Nhắc nhở bạn - Tham gia đội GT tuổi teen 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm - Năng lực + Chung: (tự học) xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập; (giao tiếp) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại; trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình + Chuyên biệt: 1. Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội. 2. Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước. 3. Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. - Phẩm chất: Sống tự chủ, GV: Hướng dẫn HS làm BT1. Đồng ý: a, b, d, e. Vì đó là những biểu hiện của tính tự chủ. BT 4. ?Bản thân em đó tự chủ chưa? HS tự liên hệ bản thân trả lời. ?Em hiểu câu ca dao “Dù ai nói ba chân” khuyên ta điều gì? - Khi đã quyết tâm điều gì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi quyết tâm của mình. III. Bài tập Bài tập 1/SGK/Tr8 BT 4 HS liên hệ bản thân 4. Hoạt động vận dụng Kể về 1 câu chuyện về một người biết tự chủ. (BT 3) 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. * - Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự chủ của bản thân. * - Hoàn thành BT vào vở; - Xem trước bài 3 Dân chủ -Kỉ luật PHẦN KIẾN THỨC THAM KHẢO Câu chuyện 1. CHIẾC THUYỀN ĐỤNG CHIẾC ĐÒ Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả sử trên chiếc thuyền có người ngồi, thì người lái đò tất phùng má trợn mắt, chu chéo một lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến hai lần, hai lần không nghe thấy tiếng, tất chu chéo đến ba lần, rồi đến buông nhời chửi rủa thậm tệ nữa. Một việc xảy ra cũng giống nhau, mà như lúc trước thì không giận, như lúc sau lại giận là tại làm sao? - Tại lúc trước chiếc thuyền không có người mà lúc sau chiếc thuyền có người. Người ta mà cứ thản nhiên không có chút tư ý gì thì ở đời còn có ai hại mình nữa. TRANG TỬ LỜI BÀN Ta đã sinh làm người, tất phải chung đụng với loài người. Ta đã chung đụng với loài người, mà chính ta sinh ra có nhiều sự cần dùng, thì tài nào tránh khỏi những sự xô xát, sự ghen ghét, điều nọ, tiếng kia, cãi nhau, rủa nhau, đánh nhau, đâm chém nhau rất là tàn hại. Cho nên tuy ở đời "có ăn có chọi" mới là hay, mới tiến hoá được, nhưng chắc chỉ vì thế mà hoá ra bao nhiêu chuyện rắc rối lôi thôi, lắm khi làm cho ta phải phiền muộn khổ sở. Bởi vậy những bậc muốn an thân, cư xử với đời, thường cứ thản nhiên vô tâm, như không can thiệp gì đến ai, giận dữ ai bao giờ, để cố tránh lấy cái hại "sinh sự sự sinh." Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân Câu chuyện 2. TU THÂN Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi. Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi. Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy. Cho nên người quân tử trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được. Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được. Lời bàn: Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay, thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình" có như thế, thì mới tu thân được. Chú thích: Tuân Tử: tên thật là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu, sinh ra sau Mạnh Tử độ 50 năm, thấy đời bấy giờ cứ loạn luôn mãi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành đạo. Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân 1. Kĩ năng ra quyết định. 2. Kĩ năng kiên định trước những tiêu của bạn bè. 3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. * Kỹ năng làm chủ bản thân 1. Tự nhận thức 2. Ý thức về hành động của mình 3. Kiên định với mục tiêu đề ra 4. Sự dũng cảm 5. Luôn đánh giá lại mình Ký duyệt, ngày .. /8 /2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 2 Tu chu_12405326.docx