Vào bài: ( 3 phút)
GV: Treo một số tranh ảnh nói về chiến tranh và hậu quả của nó cho hs quan sát.
? Em biết gì khi quan sát những hình ảnh trên ?
HS: trình bày cá nhân : đó là tranh ảnh nói về chiến tranh và hậu quả của nó.
GV: Những tác hại mà chiến tranh đã để lại cho con người và thiên nhiên rất nặng nề và lâu dài. Vậy để những hình ảnh đó mãi mãi đi vào quá khứ không còn tiếp diễn lại ở hiện tại và tương lai nữa chúng ta cần phải làm gì ? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu r hơn.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề. ( 8 phút)
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh.
Gv: cho hs đọc phần đặt vấn đề và kết hợp xem tranh ảnh sgk./12-13
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4
Tiết:4
BÀI 4
BẢO VỆ HÒA BÌNH
Ngày dạy:12/09/2018
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
à Hoạt động 1:
- HS biết: các biểu hiện về bảo vệ hòa bình.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình. Nêu được các biểu hiện của cuộc sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày.
- HS hiểu: HS hiểu thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình. Hiểu được ý nghĩa của hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh đang diễn ra ở VN và trên thế giới.
à Hoạt động 3:
- HS biết: Làm các bài tập nhận biết về ý thức bảo vệ hòa bình .
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.
- HS thực hiện thành thạo: Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Giáo dục kĩ năng sống:
-Kỹ năng xác định giá trị hịa bình,giao tiếp thể hiện văn hĩa hịa bình trong các mối quan hệ hàng ngày, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lý thơng tin về các hoạt động bảo vệ hịa bình.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: Đấu tranh và gìn giữ hịa bình.
- HS có tính cách: Biết yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Đặt vấn đề.
- Nội dung 2: Nội dung bài học.
- Nội dung 3: Bài tập.
3. Chuẩn bị:
3.1: Giáo viên: Chuyện kể, ca dao, tục ngữ, giấy khổ lớn, bảng phụ .
Tranh ảnh về bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.
3.2: Học sinh: Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập,
sắm vai, tìm ca dao, tục ngữ
Kiến thức bài cũ và bài mới, Tranh ảnh về bảo vệ hòa bình chống chiến tranh sưu tầm.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)
9A2
4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Thế nào là dân chủ? thế nào là kỉ luật ? Tác dụng ?( 8đ )
l DC:Là làm chủ công việc,được biết, cùng tham gia, góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát.(3đ
l Kl: Là tuân theo những quy định chung nhằm tạo sự thống nhất trong hành động. ( 2đ )
l Tác dụng. - Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động. ( 2đ )
- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển. ( 1đ )
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? ( 1đ)
l Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập.
Hòa bình đem lại lợi ích gì? ( 1đ)
l Cuộc sôùng bình yên, nhân dân ấm no, hạnh phúc
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
à Vào bài: ( 3 phút)
1GV: Treo một số tranh ảnh nói về chiến tranh và hậu quả của nó cho hs quan sát.
? Em biết gì khi quan sát những hình ảnh trên ?
1HS: trình bày cá nhân : đó là tranh ảnh nói về chiến tranh và hậu quả của nó.
1GV: Những tác hại mà chiến tranh đã để lại cho con người và thiên nhiên rất nặng nề và lâu dài. Vậy để những hình ảnh đó mãi mãi đi vào quá khứ không còn tiếp diễn lại ở hiện tại và tương lai nữa chúng ta cần phải làm gì ? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.
à Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề. ( 8 phút)
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh.
1Gv: cho hs đọc phần đặt vấn đề và kết hợp xem tranh ảnh sgk./12-13
ĩ GV: tổ chức cho hs thảo luận 5p :
* Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì khi xem ảnh và đọc các thông tin?
1HS:- Sự tàn khốùc của chiến tranh.
- Gía trị của hòa bình.
- Sự cần thiết phải ngăn chặn chiếc tranh
* Nhóm 2: Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào ?
1HS:gây thiệt hại về nhân mạng và của cải vật chất.
- Làm cho trẻ em bị chết và bị tàn tật.
- Trẻ em bị mất cha mẹ và gia đình phải sống bơ vơ
- Trẻ em sinh ra sau chiến tranh bị tàn phế..
ĩ RKNS:
* Nhóm 3: Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh,bảo vệ hòa bình?
1HS: Tích cực tham gia phản đối chiến tranh bảo vệ hòa bình do nhà trường và địa phương phát động.
Lên án những hành vi kích động gay chiến tranh
* Nhóm 4: Để bảo vệ hòa bình, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?
1HS: - Tích cực tham gia phản đối chiến tranh bảo vệ hòa bình do nhà trường và địa phương phát động.
Viết thư giao lưu kết bạn tạo thêm tình thân ái giữa bạn bè các nước, bạn bè các khối lớp trong nhà trường.
Tích cực tham gia học tập tốt lao động tốt, trở thành người có ích cho xã hội.
Ủng hộ các việc làm đúng như khuyên góp quĩ ủng hộ nạn nhân chất độc màu gia cam, tham gia kí tên đòi lại quyền lợi cho nạn nhân chất độc da cam
1HS: thảo luận và lần lượt trình bày kết quả, các nhóm nhận xét và bổ sung.
ĩ GV: kết luận: Bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại, chúng ta phải đấu tranh bảo vệ hòa bình và công lí. Vậy để hiểu thế nào là hòa bình, Bảo vệ hòa bình là gì ?chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung.
à Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài học. ( 15 phút)
@ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh. tổ chức trò chơi.
ĩ RKNS:
ĩ GV: cho hs làm bài tập so sánh bằng tổ chức trò chơi nhanh.
( chia một nữa lớp tìm hiểu lợi ích của hòa bình và một nữa lớp tìm hiểu hậu quả của chiến tranh.)
Hòa bình
Chiến tranh
- Đem lại cuộc sống bình yên tự do.
- Nhân dân ấm no hạnh phúc.
- Là khát vọng của toàn nhân loại.
- Gây đau thương chết chóc.
- Đói nghèo bệnh tật.
- Đất nước bị tàn phá về mọi mặt.
- Là thảm họa của loài người.
1HS: lần lượt cử đại diện lên trình bày.
ĩ GV: nhận xét và kết luận và dẫn chứng cho hs hiểu hậu quả của chiến tranh và giá trị của hòa bình ( lồng ghép giáo dục môi trường )
VD: Hậu quả của cuộc chiến tranh mà Mĩ đã để lại cho Việt Nam là làm hơn 1000 trẻ em bị dị tật bởi chất độc màu da cam.
Rừng cây bị hủy diệt ở nhiều nơi có chất độc da cam.
Ô nhiễm nguồn nước, động thực vật bị chết.
Em hiểu thế nào là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa ?
1HS:
Chiến tranh chính nghĩa
chiến tranh phi nghĩa
- Tiến hành đấu tranh chống xâm lược nhằm bảo vệ độc lập tự do chủ quyền lãnh thổ
- Gây chiến tranh xâm lược cướp bóc tài nguyên, phá hoại nền độc lập các nước
VD: Phá, Mĩ xâm lược Việt Nam, Phát xít Đức, Ý, Nhật tiến hành gay chiến tranh xâm lược các nước là chiến tranh phi nghĩa
- Nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp Mĩ, Hồng Quân Liên Xô và đồng minh tiêu diệt bọn phát xít là chiến tranh chính nghĩa
ĩ GV: liên hệ đến dân tộc ta là dân tộc yêu chuộng hòa bình ( lấy dẫn chứng cụ thể qua các cuộc chiến tranh thời phong kiến và cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ : chúng ta điều đối xử rất tốt với tù binh)
Em hiểu thế nào là hòa bình ?
1HS: tự do trả lời.
- Hòa bình làø không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác lẫn nhau
-Là khát vọng của toàn nhân loại.
ĩ GV: kết luận chốt ý cho hs nắm
Thế nào là bảo vệ hòa bình ?
1HS: tự do trả lời.
l Giữ gìn cuộc sống bình yên.
l Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia.
l Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
ĩ GV: kết luận chốt ý cho hs nắm.
Theo em thì vì sao phải bảo vệ hòa bình?
l Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, bình yên cho con người. Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, li tán,
l Hiện nay chiến tranh, xung đột vẫn còn diễn ra nhiều nơi trên thế giới và nguy cơ đối với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.
Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh là gì?.
1HS: Hợp tác chống khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung Đông
GV: lấy ví dụ và phân tích.
ĩ Giáo dục HS: ý thức yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình?
1HS: tự do trả lời.
l Tham gia đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới.
l Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người.
l Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
VD:Biểu hiện hịa bình: biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thơng cảm với họ, biết dùng thương lượng để giải quyết hịa bình, biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạng của người khác, sống hịa đồng với mọi người,khơng phân biệt đối xử, kị thị người khác
ĩ GV: nhận xét chốt ý.
ĩ GV :cho hs đọc phần tư liệu sgk/15 – 16 và xem một số tranh ảnh cổ động bảo vệ hòa bình.
ĩ GV :cho HS liên hệ bản thân, lớp, trường.
Là học sinh, bản thân em thế hiện tình yêu chuộng 1 HS tự do trả lời:
l Tích cực tham gia phản đối chiến tranh bảo vệ hòa bình do nhà trường và địa phương phát động.
l Viết thư giao lưu kết bạn tạo thêm tình thân ái giữa bạn bè các nước, bạn bè các khối lớp trong nhà trường.
l Không gây mâu thuẫn với bạn bè
l Cần ngăn những trường hợp đánh nhau, giải hòa cho bạn
ĩ GV nhận xét chốt ý. Chuyển ý.
à Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần bài tập.
( 5 phút)
@ Cách tiến hành: Trắc nghiệm khách quan.
* Dùng bảng phụ ghi sẵn bài tập 1/16, gọi hs lên làm bài.
1HS: làm theo yêu cầu, tất cả còn lại hoàn thành vào vở.
ĩ GV nhận xét và kết luận đưa ra đáp án đúng.
I. Đặt vấn đề.
II/Nội dung bài học.
1/ Khái niệm:
- Hòa bình: Làø không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người.
-Là khát vọng của toàn nhân loại.
* Bảo vệ hòa bình :
- Là giữ gìn cuộc sống, xã hội bình yên.
- Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẩn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia.
- Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
2/ Phải bảo vệ hòa bình vì:
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, bình yên cho con người. Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, li tán,
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vẫn còn diễn ra nhiều nơi trên thế giới và nguy cơ đối với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.
3/ Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh:
Hợp tác chống khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung Đông
4/ Biểu hiện của việc bảo vệ hòa bình:
- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Tham gia đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới.
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người.
- Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
* HS phải: Biết lắng nghe, thông cảm, dùng thương lượng giải quyết mâu thuẫn, biết học hỏi, hòa đồng, tôn trọng mọi người, không phân biệt, đối xử
III/ Bài tập.
* Bài tập 1:
Hành vi biểu hiện lòng yêu hòa bình: a, b, d, e, h, i
4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)
ĩGV: chia bảng 2 phần, chia lớp làm 2 nhóm lớn, lần lượt cho hs các lên tìm biểu hiện lòng yêu hòa bình và không yêu hòa bình trong quan hệ bạn bè trong và ngoài nhà trường.
+ Yêu hòa bình: Viết thư giao lưu kết bạn tạo thêm tình thân ái giữa bạn bè giữa các khối lớp trong trường.
Ngăn những trường hợp đánh nhau, giải hòa cho bạn
Tổ chức giao lưu kết bạn giữa các khối lớp trong và ngoài nhà trường.
Luôn hòa đồng với bạn.
+ Không yêu hòa bình: Kích động bạn đánh nhau để xem.
Hay nói xấu bạn, ganh tị với bạn
1HS: lần lượt lên trình bày.
ĩ GV nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3phút)
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc bài, xem kĩ nội dung .
Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK.
à Đối với bài học tiết sau:
xem trước bài 5 “ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới “/17
Sưu tầm các tranh ảnh nói về Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Đọc và trả lời trước các câu hỏi .
Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
Ý nghĩa của hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ?
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
-Tài liệu:
+ SGK, SGV GDCD 9.
+ Bài tập GDCD 9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 4 Bao ve hoa binh_12409155.doc