Tiết 21- Bài 13
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thế nào là quyền tự do kinh doanh.
- Thuế là gì? ý nghĩa, tác dụng của thuế?
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và thực hiện Pháp luật về thuế.
2. Kĩ năng:
- Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế.
3. Thái độ:
- Ủng hộ chủ trương của nhà nước và quy định của Pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế.
- Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác.
112 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 cả năm - Trường THCS Địch Quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia đình và xã hội
-2 việc làm của bản thân:
+Trong giờ học chú ý thực hiện theo sự hướng dẫn, điều khiển của thầy cô giáo để hoàn thành bài học.
+ Ở nhà giúp đỡ bố mẹ công việc nhà chu đáo, không đợi bó mẹ nhắc nhở.
0,5
0,5
0,5
0,5
6
-Trong cuéc c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc : Díi sù l·nh d¹o cña §¶ng ®· cã hµng triÖu ngêi con u tó hÇu hÕt ë tuæi thanh niªn s½n sµng hi sinh ®Ó b¶o vÖ Tæ quèc.
-LÝ tëng sèng cña hä lµ gi¶i phãng d©n téc.
-VÝ dô: LÝ Tù Träng, NguyÔn V¨n Trçi, Vâ ThÞ S¸u, NguyÔn ThÞ Minh Khai.
-Häc tËp: Ph¶i x¸c ®Þnh cho m×nh lÝ tëng sèng ®óng ®¾n vµ phÊn ®Êu kh«ng mÖt mái cho lÝ tëng ®ã.
1
0,5
0,5
1
7
-Không đồng ý với An. Vì Bạn An chưa có lòng tự hào dân tộc, chưa thực sự tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc.
- Em sẽ nói với An: Ngoài truyền thống đánh giặc dân tộc ta còn có rất nhiều truyền thống đáng tự hào khác (HS kể 1 số truyền thống)
1
1
IV. Tiến trình tổ chức kiểm tra:
1. Tổ chức:
9A: 9B:
2. Kiểm tra: GV phát đề.
3. Thu bài và nhận xét:
9A:
9B:
4, Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Làm lại bài kiểm tra vào vở.
-Ôn tập chuẩn bị tiết thực hành ngoại khoá.
Duyệt đề và đáp án bài kiểm tra học kì I
Ngày ... tháng ...năm 2016
PHT:
Ngày soạn: 4/12/2016
Ngày giảng: /12/2016
Tiết 17: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
Bài 4: CÔNG DÂN PHÚ THỌ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC.
A, Mục tiêu:
- Hs hiểu : Nhân dân Phú Thọ với truyền thống tốt đẹp của dân tộc; HS Phú Thọ cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Rèn luyện ý thức công dân tỉnh Phú Thọ trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- GD lòng yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống dân tộc.
B, Tài liệu, phương tiện:
- Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ.
- Một số tài liệu khác: Giáo dục di sản văn hóa trong nhà trường phổ thông.
C, Phương pháp:
- Thảo luận lớp.
- Tìm hiểu thông tin
D, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, Kiểm tra:
- Sĩ số:
9A:.....................................
9B:......................................
- Kiểm tra: Trả bài KT học kì
2, Giới thiệu bài:
Giới thiệu làn điệu Xoan ghẹo của Phú Thọ
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HS nhắc lại KN
Gồm những truyền thống nào?
? Những truyền thống của tỉnh là gì?
?HS Phú Thọ cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
? HS cần rèn luyện như thế nào?
HS trả lời bài tập
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, kết luận ý đúng
GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
I, Nội dung bài học:
1, Nhân dân Phú Thọ với truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Khái niệm truyền thống tốt đẹp;
- Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Những truyền thống tốt đẹp của tỉnh:
+ yêu nước, cần cù lao động, lập nên chiến công vang dội như: Chiến thắng Sông Lô, chiến thắng Tu Vũ...tích cực góp phần chiến thắng Điện Biên ...
+ Quân và dân tỉnh Phú Thọ cùng quan dân cả nước đánh bại những âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc XHCN.
+ Trong thời kì đổi mới đất nước: Phú THọ đã nỗ lực phấn đấu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2, HS Phú Thọ cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Tự hào về truyền thống hiếu học của cha ông, phát huy năng lực học tập, giành nhiều thành tích cao trên đấu trường quốc tế.
- Yêu lao động, tự hào về truyền thống nghề nghiệp của cha ông.
- Noi gương anh hùng liệt sĩ, thấm nhuần đạo lí “ thương người như thể thương thân”
3, Rèn luyện ý thức công dân tỉnh Phú Thọ trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Có tinh thần yêu nước, yêu CNXH, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa...
- Thể hiện lòng tự hào dân tộc, tích cực học tập, lao động sáng tạo, làm nhiều việc tốt để xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
II, Câu hỏi và bài tập:
Bài tập 5:
Chọn B
Bài tập 6: A
Bài tập 7:C
Bài tập 8: B
Bài tập 9:A,B,H
Bài tập 10; Đáp án đúng: A, C,E,I
Bài tập 11:
Xoan ghẹo là làn điệu dân ca cổ nhất ở Việt Nam, đã được UNESSCO công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại nên cần phải được giũ gìn và phát huy.
Bài tập 12: Đồng ý với bạn Nam.
III, Truyện đọc, thông tin, tư liệu:
Kế thừa truyền thống “dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng” theo lời dạy của Bác Hồ
4, Củng cố:
- Em hãy kể một số truyền thống tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Em rèn luyện như thế nào đẻ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của tỉnh.
5, Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài làm bài tập 1,2,3,4.
- Đọc trước bài : Người Phú Thọ năng động sáng tạo.
Ngày soạn: 4/12/2016
Ngày giảng: /12/2016
Tiết 18: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
Bài 5: NGƯỜI PHÚ THỌ NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO
A. Mục tiêu:
- HS hiểu: phẩm chất năng động sáng tạo của người Phú Thọ. Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống, học tập và công tác.
- HS rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện năng động sáng tạo.
B. Tài liệu, phương tiện:
- Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ.
- Một số tài liệu khác: Giáo dục di sản văn hóa trong nhà trường phổ thông.
C. Phương pháp:
- Thảo luận lớp.
- Tìm hiểu thông tin.
- Giải quyết vấn đề.
D, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, Kiểm tra:
- Sĩ số:
9A:......................................
9B:......................................
- Kiểm tra: Hãy trình bày những truyền thống tốt đẹp của nhân dân tỉnh Phú Thọ? HS Phú Thọ cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống của tỉnh nhà?
2. Giới thiệu bài:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
? Với phẩm chất năng động sáng tạo, người Phú Thọ đã có được kết quả gì?
? Ý nghĩa của phẩm chất năng động, sáng tạo?
? Học sinh Phú Thọ cần làm gì để rèn luyện phẩm chất năng động, sáng tạo?
Chia nhóm HS làm các bài tập
HS suy nghĩ trả lời bài tập
Các nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ xung
GV kết luận các đáp án và ý kiến đúng.
HS đọc thông tin tư liệu, nhận xét.
GV kết luận.
I, Nội dung bài học:
1, Người Phú Thọ với phẩm chất năng động sáng tạo:
- Vượt khó vươn lên năm lấy đỉnh cao tri thức.
- Nghiên cứu khoa học để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
2, Ý nghĩa của năng động sáng tạo trong học tập, lao động và công tác:
- Là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại.
- Giúp con người vượt qua khó khăn, ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đề ra một cách nhanh chóng tốt đẹp.
- Làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
3, Làm gì để trở thành người năng động sáng tạo?
- Tìm ra phương pháp học tập tốt nhất đem lại hiệu quả cao nhất.
Phải say mê trong học tập.
- Biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, học đi đôi với hành.
- Tích cực rèn luyện thân thể để học tập tốt và tham gia các hoạt động tập thể.
II, Câu hỏi và bài tập:
Bài tập 6: A
Bài tập 7: C
Bài tập 8:
Năng động sáng tạo: A,B,D,G,H
Không năng động sáng tạo:C, E, I
Bài tập 9:
Ý kiến đúng:B,E,I.
Bài tập 10: Không. Vì: Bà Loan làm việc trái pháp luật, chỉ đem lại lợi ích cho bản thân chứ không mang lại lợi ích cho xã hội.
Mẹ của Tùng không nên làm như bà Loan. Vì như vậy không đúng pháp luật.
- Mẹ Tùng có thể đăng kí kinh doanh để kinh doanh thêm mặt hàng khác.
Bài tập 11:
Nếu là Tùng em không làm thế. Vì phải tổ chức đội thi đấu thì mới có dịp thể hiện sự năng động, sáng tạo của mình.
Bài học: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để phát huy khả năng sáng tạo của mình.
III, Truyện đọc, thông tin, tư liệu:
Công nhân viên chức- Lao động Phú Thọ nỗ lực thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo
4. Củng cố:
- GV nhận xét nội dung toàn bài.
- Nhấn mạnh nội dung trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài làm các bài tập còn lại.
- Ôn tập kiến thức học kì I, đọc trước bài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Ngày soạn: 2/1/2016
Ngày giảng: /1/2016
Tiết 19,20 - Chuyên đề : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
I. Mục tiêu của chuyên đề:
1. Kiến thức:
- Hiểu hôn nhân là gì?
- Nêu được những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình của nước ta.
- Kể được những quyền cơ bản của công dân trong hôn nhân.
- Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.
2. Kĩ năng:
Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
3. Thái độ:
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Không tán thành việc kết hôn sớm.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: Có kiến thức hiểu biết về luật hôn nhân và gia đình để ứng xử trong thực tế.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Xử lí tình huống trong tình yêu và hôn nhân.
+ Thực hiện quy định của pháp luật về hôn nhân.
+ Phê phán hành vi kết hôn sớm, cưỡng ép hôn nhân.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
*Phương tiện, tài liệu:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Bảng phụ ghi bài tập.
* Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- PP điều tra.
- PP xử lí tình huống.
2. Học sinh:
Đọc trước bài.
Tìm hiểu thông tin liên quan.
III. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy hoc:
Hình thức: Dạy học trên lớp (hình thức lớp bài)
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm; điều tra thực tế; Tổ chức trò chơi.
IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1.Tổ chức:
Lớp
Tiết thứ
Ngày dạy
Sỹ số
Ghi chú (Dạy đến....)
9A
1
..../....
2
..../....
9B
1
..../....
2
..../....
9C
1
..../....
2
..../....
9D
1
..../....
2
..../....
2. Kiểm tra chuẩn bị bài:
Tiết 1: Sự chuẩn bị của học sinh về sách vở
Tiết 2: Em rút ra bài học gì từ 2 tình huống ở mục I?
3. Tiến trình bài dạy:
GTB: GV dẫn dắt bằng tình huống vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.
HS: Chia 3 nhóm thảo luận
HS đọc thông tin đặt vấn đề.
HS trao đổi thông tin theo ND sau:
Nhóm 1: Những sai lầm của T&K, M&H trong 2 câu chuyện trên. Hậu quả của việc làm của T, M?
Nhóm 2: Em suy nghĩ gì về tình yêu? Hôn nhân trong những câu chuyện trên?
Nhóm 3: Em thấy cần rút ra bài học gì cho bản thân?
Các nhóm thảo luận
Cử đại diện trình bày-Cả lớp trao đổi
Gv chốt ý đúng.
Việc kết hôn chưa đủ tuổi gọi là tảo hôn.
HS thảo luận quan niệm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân
? Tình yêu chân chính dựa trên cơ sở nào?
?Những sai trái thường gặp trong tình yêu là gì?
?Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân như thế nào?
? Thế nào là hôn nhân trái pháp luật?
HS trả lời qua sự hiểu biết cuả bản thân, qua các bài đã học như tình bạn, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua những việc làm của những con người cụ thể...
HS tìm hiểu thông tin, trả lời câu hỏi: Hông nhân là gì?
GV tổ chức HS thảo luận những nguyên tắc cơ bản, những quy định cuaje pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, ý nghĩa của những quy định đó.
Chia nhóm:
Nhóm 1: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
So sánh chế độ hôn nhân của Việt Nam hiện nay với chế độ hôn nhân thời phong kiến trước đây?
Nhóm 2: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
Nhóm 3: Ý nghĩa của những quy định đó và HS cần rèn luyện như thế nào để thực hiện các quy định đó?
HS tìm hiểu tư liệu tham khảo.
HS làm bài tập nhằm xây dựng thái độ đúng đắn đối với hôn nhân.
HS trao đổi trả lời kết quả
GV chốt ý đúng.
HS đưa ra ý kiến, cả lớp trao đổi. Gv chốt ý đúng.
Gv: Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai, các tình huống bài 4,5,6,7.
HHS tự phân vai xây dựng kịch bản và lời thoại.
HS: Các nhóm thể hiện tiểu phẩm.
HS nhận xét.
GV: nhận xét động viên.
I, Đặt vấn đề:
Nhóm 1: Trường hợp T&K
- T học hết lớp 10( chưa đủ tuổi kết hôn)
- Bố mẹ T tham giàu ép T lấy chồng mà chưa đủ tuổi kết hôn.
- Chồng T là thanh niên lười biếng, rượu chè
Hậu quả:
- T làm lụng vất vả, buồn phiền vì chồng nên gầy yếu.
- K bỏ nhà đi chơi không quan tâm đến vợ con.
Nhóm 2: Trường hợp của M&H
- H là cô gái đảm đang , hay làm.
- H là chàng trai thợ mộc yêu M
- Vì nể, sợ người yêu giận nên M đã có quan hệ có thai.
- H dao động trốn tránh.
- Gia đình H phản đối không chấp nhận M.
Hậu quả:- M sinh con gái và vất vả kiệt sức vì nuôi con.
- Cha mẹ M hắt hủi, làng xóm chê cười.
Nhóm 3: Bài học cho bản thân:
- Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS THCS.
- Không yêu, lấy chồng quá sớm.
- Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật.
- Là sự quyến luyến của 2 người khác giới
- Sự đồng cảm giữa 2 người.
- Quan tâm sâu sắc, chân thành và tin cậy lẫn nhau.
- Vị tha nhân ái.
- Chung thủy.
- Thô lỗ, nông cạn cẩu thả trong TY.
- Vụ lợi. ích kỉ.
- Không nên nhầm lẫn tình bạn với tình yêu.
- Là hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính
- Không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính: vì tiền, vì danh vọng, bị ép buộc...
II, Nội dung bài học:
1, Khái niệm:
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được pháp luật thừa nhận.
Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
2, Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân;
a, Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
b, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cấm kết hôn:
+ Người đang có vợ hoặc chồng.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ.
+ Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
+ Giữa cha mẹ nuôi với cong nuôi, bố chồng với con dâu,mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính.
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
3, Trách nhiệm của học sinh:
- Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.
- Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.
III, Bài tập:
Bài tập 1: Đáp án đúng: d,đ,g,h,i,k.
Bài tập 3: Hậu quả của tảo hôn đối với:
- Bản thân người tảo hôn: Vất vả vì phải lo cho gia đình, ảnh hưởng xấu sức khỏe vì phải sinh nở sớm.
- Gia đình: Bố mẹ phải lo toan cho cuộc sống của những người bố mẹ trẻ con ,chưa có công ăn việc làm, xấu hổ với hàng xóm, láng giềng.
- Cộng đồng: Ảnh hưởng đến chất lượng của giống nòi dân tộc, ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Bài tập 4:
Ý kiến của Lan và Tuấn là sai. Vì bạn Tuấn chưa đủ tuổi kết hôn, chưa có công ăn việc làm không thể đảm bảo cho 1 cuộc sống hạnh phúc.
Bài tập 5:
- Lí do lựa chọn của anh Đức và chị Hoa không đúng. Vì họ đã vi phạm vào điều cấm kết hôn. Kết hôn chưa qua phạm vi 3 đời.
- Cuộc hôn nhân đó không hợp pháp. Vi phạm quy định của pháp luật.
Bài tập 6:
- Việc làm của mẹ Bình sai. Vì Bình chưa đủ tuổi kết hôn.Không yêu người đàn ông đó.
- Cuộc hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận. Vì vi phạm quy định của pháp luật. Chưa đủ tuổi kết hôn.
- Bình có thể báo với chính quyền địa phương để ngăn chặn cuộc hôn nhân đó.
Bài tập 7:
Việc làm của anh Phú là trái với quy định của pháp luật: Vợ chồng phải tôn trọng danh dự nhân phẩm, nghề nghiệp của nhau.
Bài tập 8:
Không tán thành với quan niệm đó. Vì: Đó là việc làm trái pháp luật cần phải được ngăn chặn kịp thời.
4. Củng cố:
- Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài làm bài tập 2: Điều tra thực tế nơi ở về việc vi phạm quy định hôn nhân.
- Đọc trước bài: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Duyệt giáo án tuần 19,20
Tổ chuyên môn
Ngày soạn :14/1/2016
Ngày dạy :.../1/2016
Tiết 21- Bài 13
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thế nào là quyền tự do kinh doanh.
- Thuế là gì? ý nghĩa, tác dụng của thuế?
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và thực hiện Pháp luật về thuế.
2. Kĩ năng:
- Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế.
3. Thái độ:
- Ủng hộ chủ trương của nhà nước và quy định của Pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế.
- Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác.
B. Tài liệu – Phương tiện:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Một số bài tập trắc nghiệm.
- Luật thuế.
C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:
Thảo luận, đàm thoại, xây dựng đề án.
D. Các hoạt động dạy học chủ yễu:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:
9A:
9D:
9B:
9C:
- Bài cũ:
? Hôn nhân là gì? Nêu những quy định của Pháp luật của nước ta về hôn nhân?
? Là thanh niên HS chúng ta cần phải làm gì?
HS: trả lời theo nội dung bài học.
GV: Nhận xét, cho điểm.
2, Giới thiệu bài mới:
GV : đọc điều 57 ( hiến Pháp năm 1992)
Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV tổ chức động nhóm
Nhóm 1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì?
?Hành vi đó là gì?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên?
?Mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng đối với đời sống của nhân dân không?
Nhóm 3: Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì?
?Thông tin trên giúp em rút ra bài học gì?
Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
GV chốt.
KL: Trong cuộc sống của con người rất cần đến sản xuất, dịch vụ và trao đổi, giúp con người tồn tại và phát triển.
HS tìm hiểu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:
? Kinh doanh là gì?
? Kể tên những hoạt động sản xuất dịch vụ trao đổi hàng hóa mà em biết?
-Sản xuất bánh kẹo,lúa gạo,chăn nuôi(gà,lợn,trâu bò...) quàn áo,sách vở.xe đạp.
-Dịch vụ du lịch, vui chơi, gội đầu, cắt tóc...
-Trao đổi lúa gạo, thịt cá, bánh kẹo, mua sách vở...
? Quyền tự do kinh doanh là gì?
? Thuế là gì?
? Ý nghĩa của thuế?
? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doan và nghĩa vụ đóng thuế?
HS luyện tập cả lớp.
Bài 3:
HS lên bảng làm bài tập.
Bài tập 2:
HS trả lời.
GV nhận xét kết luận.
I. Đặt vấn đề:
- Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực sản xuất buôn bán.
- Vi phạm về buôn bán hàng giả.
- Các mức thuế của các mặt hàng chênh lệch nhau(cao và thấp)
- Mức thuế cao là để hạn chế ngành mặt hàng xa xỉ, không cần thiết ddoodis với đời sống của nhân dân. Mức thuế thấp khuyến khích sản xuất, kinh doanh mặt hàng cần thiết đến đời sống nhân dân.
- Những thông tin trên giúp em hiểu được những quy định của Nhà nước về kinh doanh và thuế.
- Kinh doanh và thuế liên quan đến đến trách nhiệm của công dân được Nhà nước quy định.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Kinh doanh: Là hoạt động sản xuất dịch vụ và trao đổi hàng hóa.
- Quyền tự do kinh doanh:
Là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
- Thuế: Là khoản thu bắt buộc của nhà nước mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước.
2. Ý nghĩa:
- Ổn định thị trường.Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- Đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
3. Trách nhiệm của công dân:
- Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế.
- Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
III. Bài tập:
Đáp án đúng: c,đ,e.
Bà H vi phạm quy định về kinh doanh. Bà H không kinh doanh đúng mặt hàng như giấy phép kinh doanh.
4. Củng cố:
HS chơi trò chơi sắm vai tình huống.
Ngày 20/11, một số HS bán thiệp chúc mùng và hoa trước cổng trường, bị cán bọ thuế của phường yêu cầu nộp thuế.
Các nhóm nhận nhiệm vụ, phân vai, đóng kịch.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài.
- Tìm hiểu pháp luật về kinh doanh và thuế.
- Đọc trước bài: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Duyệt giáo án tuần 22
Tổ chuyên môn
Ngày soạn : 22/1/2016
Ngày dạy :.../1/2016
Tiết 22-Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS cần hiểu lao động là gì.
- ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.
- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
2. Kĩ năng:
- Bết được các loại hợp đồng lao động.
- Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động.
- Điều kiện tham gia hợp đồng lao động.
3. Thái độ:
- Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao đọng.
- Tích cực chủ động tham gia các côn việc chung của trường lớp.
- Biết lao động để có thu nhập chính đáng.
B.Tài liệu – Phương tiện:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Một số bài tập trắc nghiệm.
C. Phương pháp:
Thuyết trình, đàm thoại , kích thích tư duy, thảo luận .
- Hiến pháp 1992, Bộ luật lao động năm 2002.
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:
9A:
9D:
9B:
9C:
- Bài cũ:
Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Thuế là gì? Nêu tác dụng của thuế? Trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
HS: trả lời theo nội dung bài học.
GV: Nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu bài mới:
Từ xa xưa, con người đã biết làm ra công cụ bằng đá tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống. Dần dần khoa học và kĩ thuật được phát minh và phát triển, công cụ lao động được cải tiến và hiệu qua ngày càng cao. Có được thành qua đó chính là nhgờ con người biết sử dụng công cụ, và biết lao động.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc mục đặt vấn dề.
HS: ..
? Ông An đã làm việc gì?
HS: trả lời
? Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có ích lợi gì?
HS:
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của Ông An?
GV: Giải thích: Việc làm của ông An sẽ có người cho là bóc lột sức lao động của trẻ em để trục lợi vì trên thực tế dã có hành vi như vậy.
GV: Đọc cho HS nghe khoản 3 điều 5 của Bộ luật lao động
GV: Yêu cầu HS đọc.
? Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty trách nhiệm Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao ?
? Chị Ba có thể tự ý thôi việc được không?
HS: Chị không thể tự ý thôi việc bởi đã kí cam kết và hợp đồng lao động.
? Như vậy có phải là chị đã vi phạm hợp đồng lao động?
HS:
? Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc, nội dung và hình thức?
GV: đọc cho HS nghe 1 số điều khoản trong hiến pháp 1992 và bộ luật lao động quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân ..
Tìm hiểu về luật lao động và ý nghĩa của bộ luật lao động
GV: Ngày 23/6/1994 Quôc hội khóa IX của nước CHXHCN Việt Nam thông qua bộ luật lao động và 2/4/2002 tại kì họp thứ XI quóc hội khóa thông qua luật sửa đổi bổ sung 1 số điều luật để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới. Bộ luật lao động là văn bản pháp lí quan trọng thể chế hóa quan điểm của Đảng về lao động.
GV: Chốt lại ý chính
GV: Đọc điều 6 Bộ luật lao động
- Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
- Những quy định của người lao động chưa thành niên.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học
I. Đặt vấn đề.
- Ông An tập trung thanh niên trong làng, mở lớp dạy nghề, hướng dẫ họ sản xuất, làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán.
- Việc làm của ông giúp các em có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết khó khăn cho xã hội.
- Ông An đã làm 1 việc rất có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, người khác và cho xã hội
Câu truyện 2.
- Bản cam kết được kí giữa chị Ba và giám đốc công ty Hoàng Long là bản hợp đồng lao động.
Vì nó có sự cam kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Chị Ba tự ý thôi việc mà không báo trước với giám đốc công ty là vi phạm hợp đồng lao động.
Bộ luật lao động quy định:
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.
- Hợp đồng lao động.
- Các điều kiện liên quan như: bảo hiểm, bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại
II, Nội dung bài học:
1, Khái niệm lao động:
Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nước và nhân loại
2, Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
- Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì phát triển đất nước.
4. Củng cố:
GV chốt lại 1 số ND chính.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Về nhà học bài , làm bài tập.
- Đọc và trả lời trước nội dung bài học.
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Ngày...tháng ...năm 2016.
Ngày soạn: 24/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an GDCD 9 ca nam_12432382.doc