Hoạt động 2: Nội dung bài học (18’)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo; vì sao phải năng động, sáng tạo. Thế nào là người năng động sáng tạo.
* Nhiệm vụ: Nghiên cứu, hiểu nội dung bài học.
* Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, trả lời câu hỏi vấn đáp; xử lí bài tập tình huống; chơi trò chơi.
* Sản phẩm: Học sinh hiểu và ghi tóm tắt được khái niệm năng động; sáng tạo; người năng động, sáng tạo; giải thích được vì sao phải năng đông sáng tạo.
* Dự kiến câu trả lời của HS: Thể hiện trong tiến trình.
* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:
- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.
- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
* Tiến trình thực hiện:
? Qua phần ĐVĐ em hiểu thế nào là năng động?
- Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
? Qua phần ĐVĐ em hiểu thế nào là sáng tạo?
- Tìm ra cái mới.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 Tiết 11 - Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/10/2017
Ngày dạy: 30/10/2017
Dạy lớp: 9ABCD
Tiết 11 - Bài 8:
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Giúp H /S hiểu thế nào là năng động, sáng tạo; vì sao phải năng động, sáng tạo. Thế nào là người năng động sáng tạo.
2. Kĩ năng
- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ
- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động và sáng tạo.
4. Năng lực cần đạt:
- Tư duy, phân tích, tổng hợp, hợp tác, giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK + SGV+ chuẩn kiến thức kĩ năng; nghiên cứu bài soạn, tình huống.
- Sưu tầm chuyện kể về tính năng động, sáng tạo; tục ngữ, ca dao, danh ngôn, thơvề năng động, sáng tạo.
2. Học sinh:
- SGK, vở viết, học bài cũ, nghiên cứu trước bài mới (Đọc truyện và trả lời phần gợi ý).
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (7’)
a. Kiểm tra sĩ số: 9A.; 9B; 9C.; 9D.
b. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên hát một bài hát bằng tiếng dân tộc mình. Nhận xét, cho điểm.
c. Khởi động:
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay có những người dân Việt Nam bình thường đã làm được những việc phi thường như những huyền thoại, kì tích của thời đại KHKT như anh nông dân Nguyễn Đức Tâm tỉnh Lâm Đồng đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay, bác Nguyễn Cẩm Lũ được mệnh danh là thần đèn, bác chuyển được cả một cái nhà, cây đa. Việc làm của hai người trên thể hiện đức tính gì? Chúng ta cùng xét trong bài hôm nay.
2. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (12’)
* Mục tiêu: Qua tìm hiểu về hai tấm gương Ê – đi – xơn và Lê Thái Hoàng, học sinh dần biết được những biểu hiện của người năng động, sáng tạo.
* Nhiệm vụ: nghiên cứu nội dung mục ĐVĐ, thảo luận nhóm, hoàn thành sản phẩm của nhóm.
* Phương thức thực hiện: thảo luận theo nhóm.
* Sản phẩm: kết quả thảo luận của nhóm.
* Dự kiến câu trả lời của HS: Thể hiện trong tiến trình.
* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:
- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.
- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
* Tiến trình thực hiện:
GV - Gọi H /S đọc truyện trong SGK.
GV Cho H/S thảo luận theo nhóm trong 6' các câu hỏi sau:
? Ê-Đi-Xơn đã nghĩ ra cách gì để tạo nên ánh sáng giúp bác sĩ mổ được cho mẹ? Việc làm đó đem lại thành quả gì?
Nhà bác học Ê-Đi-Xơn
* Ê-đi-xơn đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương điều chỉnh ánh sáng tập trung lại đúng chỗ để thuận tiện mổ cho mẹ.
* Thành quả: cứu sống được mẹ và sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại của thế giới.
? Lê Thái Hoàng đã làm được những việc gì? Những việc làm đó đem lại thành quả gì?
* Lê Thái Hoàng:
- Tìm tòi, nghiên cứu tìm ra cách giải toán mới nhanh hơn.
- Đến thư viện tìm những đề thi toán quốc tế dịch ra tiếng Việt để làm.
- Kiên trì làm toán.
- Gặp bài toán khó thức đến khi tìm được lời giải mới thôi.
* Thành quả:
- Năm 1998, Lê Thái Hoàng đoạt giải nhì kì thi toán quốc gia và huy chương Đồng kì thi toán quốc tế lần thứ 39 tại Đài Loan.
- Năm 1999, đoạt huy chương Vàng tại cuộc thi “ Ô-lim-píc Toán Châu á - Thái Bình Dương” lần thứ XI.
- Huy chương Vàng kì thi Toán quốc tế lần thứ 40 tại Ru -ma-ni.
? Ê-Đi-Xơn và Lê Thái Hoàng thể hiện là người làm việc ntn?
- Năng động, sáng tạo.
? Em học tập được gì qua việc làm năng động, sáng tạo của Ê-Đi-Xơn và Lê Thái Hoàng?
- Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt.
- Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn.
Hoạt động 2: Nội dung bài học (18’)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo; vì sao phải năng động, sáng tạo. Thế nào là người năng động sáng tạo.
* Nhiệm vụ: Nghiên cứu, hiểu nội dung bài học.
* Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, trả lời câu hỏi vấn đáp; xử lí bài tập tình huống; chơi trò chơi.
* Sản phẩm: Học sinh hiểu và ghi tóm tắt được khái niệm năng động; sáng tạo; người năng động, sáng tạo; giải thích được vì sao phải năng đông sáng tạo.
* Dự kiến câu trả lời của HS: Thể hiện trong tiến trình.
* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:
- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.
- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
* Tiến trình thực hiện:
? Qua phần ĐVĐ em hiểu thế nào là năng động?
- Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
? Qua phần ĐVĐ em hiểu thế nào là sáng tạo?
- Tìm ra cái mới.
GV chiếu hành ảnh về nhà bác học Ê – đi – xơn, Lê Thái Hoàng cho HS tìm hiểu thêm.
GV chiếu hình ảnh em học sinh Lò Văn Niệm, học sinh của nhà trường là một học sinh có thành tích học tập tốt và đang trên con đường đi đến thành công trong cuộc sống.
GV cho HS lấy VD về các bạn năng động, sáng tạo đang học tập tại trường.
GV bổ sung:
1. Anh Nguyễn Đức Tâm - Lâm Đồng chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay.
2. Nhà nông học: Lương Đình Của nghiên cứu ra giống lúa mới có năng suất cao
3. Giáo sư Tôn Thất Tùng: tìm ra PP thay thận
4. GS Trần Đại Nghĩa cải tạo B40 của Nga tành B41 làm tốc độ bắn xa từ 300m tăng lên 500m.
5. Bếp Hoàng Cầm
6. Địa đạo củ chi dài 17 km, chống được cả B52.
GV Trong phần ĐVĐ, và lấy VD trên, chúng ta đã biết Ê-Đi-Xơn, Lê Thái Hoàng, Lò Văn Niệm, . là người năng động sáng tạo.
? Vậy người năng động, sáng tạo là người ntn?
- Là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kêt quả cao.
? Em hãy nêu những tấm gương về người năng động sáng tạo mà em biết?
GV Tổ chức cho h /s chơi trò chơi vận động theo hai câu hỏi sau: (Ghi trên phiếu học tập). T/g 3'.
Đội 1: Tìm những biểu hiện của sự năng động, sáng tạo?
Đội 2: Tìm những biểu hiện của sự thiếu năng động, sáng tạo?
- H/s tham gia theo bàn. Cả thời gian thảo luận và tham gia chơi là 3'
Năng động, sáng tạo
Không năng động, sáng tạo
Chủ động; dám nghĩ, dám làm;
say mê tìm tòi; kiên trì, nhẫn nại; tìm ra cái mới, cách làm mới; có chí vươn lên; quan tâm đến người khác; bền bỉ; chăm học;
Thụ động; do dự; lười suy nghĩ; bảo thủ, trì trệ; không dám nghĩ dám làm; bằng lòng với thực tại; không có chí vươn lên; chỉ học và làm theo người khác; đua đòi; ỷ lại; lười hoạt động;
GV Nhận xét kết quả, tuyên bố đội thắng cuộc, thưởng đội thắng một tràng pháo tay. Cho h /s lật ngược vấn đề để tìm ra các biểu hiện không năng động, sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5’)
* Mục tiêu: HS áp dụng những kiến thức đã tiếp thu trong bài học để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: Nghiên cứu đề bài, làm bài tập.
* Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, xử lí BTTH, TLN.
* Sản phẩm: HS hiểu, ghi tóm tắt được kết quả mỗi bài tập.
* Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình).
* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:
- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.
- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
- GV đánh giá ý thức, thái độ của học sinh trong của trình thực hiện nhiệm vụ được giao của cả tiết học.
* Tiến trình thực hiện:
GV: Gọi h /s đọc ND bt1.
*/ Bài tập 1 (SGK/29, 30).
Học sinh làm bài cá nhân, trả lời:
- Năng động, sáng tạo: b, d, e, h.
- Không năng động sáng tạo: a, c, d, g.
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học (3’):
a. Củng cố, luyện tập:
- GV khái quát lại nội dung cần nắm của bài.
b. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hoàn thiện nội dung bài học 1, 2 trong SGK vào vở ghi và học thuộc.
- Làm bài tập 2 trang 30.
- Tìm đọc truyện về năng động, sáng tạo.
- Chuẩn bị phân còn lại; tìm một số câu ca dao, tục ngữ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 8 Nang dong sang tao_12434668.doc