HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC (20’)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, những yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
* Nhiệm vụ: Nghiên cứu, hiểu nội dung bài học.
* Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, trả lời câu hỏi vấn đáp, TLN.
* Sản phẩm: Học sinh hiểu và ghi tóm tắt được khái niệm làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, những yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
* Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình).
* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:
- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.
- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 Tiết 13 - Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/11/2017
Ngày dạy: 13/11/2017
Dạy lớp: 9ABCD
Tiết 13 - Bài 9
LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả.
- Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân.
3. Thái độ
- Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm việc, học tập của bản thân.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá, hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK + SGV + CKTKN, nghiên cứu soạn bài.
- Sưu tầm tranh.
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Học, làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (7’)
a. Kiểm tra sĩ số: 9A.; 9B; 9C.; 9D.
b. Khởi động:
GV cho HS khai thác câu chuyện: Ao cá bác Hồ - Tích hợp Bác Hồ và những bài học đạo đức dành cho HS.
? Hãy tìm trong câu chuyện những chi tiết thể hiện tình yêu lao động, cách chăm sóc cá của Bác?
? Bác Hồ dùng cá nuôi được để làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
HS qua phần tìm hiểu câu chuyện ở nhà trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, chốt kiến thức, vào bài.
2. Nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (10’)
* Mục tiêu: Bước đầu hiểu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
* Nhiệm vụ: Nghiên cứu câu truyện, trả lời câu hỏi.
* Phương thức thực hiện: trả lời câu hỏi vấn đáp.
* Sản phẩm: Biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
* Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình).
* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:
- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
* Tiến trình thực hiện:
GV
GV
?
?
GV
?
- Gọi HS đọc phần ĐVĐ trong.
- Cho HS quan sát một số hình ảnh về giáo sư, bác sĩ Lê Thế Trung.
Qua quan sát ảnh và những thông tin trong câu chuyện, giáo sư, bác sĩ Lê Thế Trung đã làm được những việc gì?
Việc làm của ông được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận ntn?
Qua những việc làm và sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước ta đối với GS, BS Lê Thế Trung, chúng ta thấy ông là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Em học tập được gì ở GS, BS Lê Thế Trung?
HS đọc truyện.
“Chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung”
- Bác sĩ chuyên nghành bỏng; hoàn thành hai cuốn sách về bỏng; dùng da Ếch thay thế da người trong điều trị bỏng; chế ra thuốc bỏng B76 và gần 50 loại thuốc chữa bỏng có giá trị khác.
- Được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý. Giờ đây ông là thiếu tướng, giáo sư, tiến sũ y khoa, thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội, nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam.
- Cần có tư tưởng ý chí vươn lên, học tập cần cù, say mê nghiên cứu khoa học, khả năng làm việc phi thường.
HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC (20’)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, những yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
* Nhiệm vụ: Nghiên cứu, hiểu nội dung bài học.
* Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, trả lời câu hỏi vấn đáp, TLN.
* Sản phẩm: Học sinh hiểu và ghi tóm tắt được khái niệm làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, những yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
* Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình).
* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:
- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.
- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
* Tiến trình thực hiện:
GV
?
GV
?
GV
?N1
?N2
?N3
?N4
Qua câu chuyện chúng ta đã biết GS, BS Lê Thế Trung là một tấm gương sáng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Vậy làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì? Có ý nghĩa ntn trong cuộc sống của con người? Thầy trò chúng ta cùng chuyển sang phần:
Qua phần ĐVĐ em hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Bổ sung thêm.
- Năng suất là làm ra nhiều sản phẩm.
- Chất lượng là sản phẩm tốt, bền và đẹp.
- Hiệu quả là sản phẩm đó có giá trị.
Em hãy lấy ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Tổ chức cho học sinh thảo luận theo 4 nhóm 4 câu hỏi sau trong thời gian 3’
Tìm những biểu hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập?
Tìm những biểu hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động?
Tìm những biểu hiện làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập?
Tìm những biểu hiện làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động?
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong thời gian ngắn.
- VD:
+ Lên kế hoạch học tập hợp lí cho tất cả các môn học trong năm.
+ Tìm ra nhiều cách giải hay cho một bài toán.
+ Trong nông nghiệp thực hiện thâm canh, tăng vụ.
Hs: thảo luận theo nhóm, báo cáo kết quả, đánh giá kết quả của nhóm bạn.
Các lĩnh vực
Có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Không năng suất, chất lượng, hiệu quả
Học tập
a. Chủ động trong học tập.
c. Luôn tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo khác.
đ. Mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, chia sẻ ý kiến, quan điểm riêng với bạn bè, thầy cô giáo.
h. Tích cực tham gia các hoạt động.
k. Tích cực liên hệ, tự liên hệ, vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn.
b. Không vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
d. Ỷ lại, lười nhác, trông chờ vào vận may, bằng lòng với hiện tại.
e. Học vẹt.
g. Quay cóp, gian lận trong thi cử.
i. Chỉ làm theo những gì thầy cô dạy.
l. Đua đòi hưởng thụ.
m. Không có kế hoạch phấn đấu trong học tập.
Lao động
1. Lao động tự giác, sáng tạo.
4. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất.
7. Tạo ra nhiều sản phẩm đẹp về mẫu mã, chất lượng tốt, tiết kiệm thời gian.
8. Thâm canh, tăng vụ.
10. Luôn suy nghĩ, tìm tòi để tạo ra cách làm mới, hiệu quả hơn.
2. Được đến đâu hay đến đó.
3. Sản phẩm chất lượng kém.
5. Chạy theo năng suất, không quan tâm đến chất lượng.
6. Không áp dụng tiến bộ KHKT vào sản suất.
9. Làm hàng giả, hàng nhái.
11. Làm bừa, làm ẩu.
12. Lười nhác, ỷ lại.
GV
?
GV
?
GV
?
?
Cho HS quan sát một số bức ảnh về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Em có hiểu biết gì về các bức ảnh trên?
Qua việc quan sát những bức ảnh và thảo luận tìm ra các biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả và những việc làm không có năng suất chất lượng, hiệu quả.
Em hãy cho biết làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa ntn đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
Như vậy chúng ta đã thấy được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong đời sống xã hội. Nhưng làm việc có năng suất chất lượng cần phải tập trung theo hướng giảm lãng phí dưới mọi hình thức, làm việc thông minh hơn chứ không vất vả hơn bằng cách đổi mới và cải tiến liên tục, đi đôi với bảo vệ môi trường.
Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần phải có những yếu tố nào?
Là HS em cần làm gì để trở thành người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? (GDKNS)
HS quan sát ảnh.
Hình ảnh về những con người và việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tạo ra nhiều thành quả tốt đẹp cho xã hội ta, đất nước ta ngày càng phát triển, xứng danh với các cường quốc trên toàn cầu như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
- Ý nghĩa: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
+ Đối với cá nhân: bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao.
+ Đối với gia đình: nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
+ Đối với xã hội: tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
- Những yếu tố cần thiết: phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động, sáng tạo.
- HS trả lời theo các yếu tố trên.
HOẠT ĐỘNG 3: BÀI TẬP (5’)
* Mục tiêu: HS áp dụng những kiến thức đã tiếp thu trong bài học để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: Nghiên cứu đề bài, làm bài tập.
* Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, xử lí BTTH, TLN.
* Sản phẩm: HS hiểu, ghi tóm tắt được kết quả mỗi bài tập.
* Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình).
* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:
- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.
- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.
- GV đánh giá ý thức, thái độ của học sinh trong của trình thực hiện nhiệm vụ được giao của cả tiết học.
* Tiến trình thực hiện:
GV
Gọi H/S đọc yêu cầu bài tập
đẹp, tự tin trong cuộc sống.
*/ Bài 1:
- Hành vi thể hiện việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả là: c, đ, e.
*/ Bài 2:
- Vì:
+ Là yêu cầu đối với người lao động trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, GĐ và XH.
- Hậu quả là: sản phẩm làm ra nhiều nhưng chất lượng của sản phẩm không cao, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học (3’):
a. Củng cố, luyện tập:
- Khái quát lại nội dung cần nắm.
b. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài.
- Làm bài tập 3, 4 trang 33.
- Chuẩn bị NK lí tưởng sống của thanh niên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 9 Lam viec co nang suat chat luong hieu qua_12434672.doc