Giáo án Giáo dục công dân 9 tiết 16: Ôn tập học kì I

NỘI DUNG:

Bài 1: Chí công vô tư .

:-Là phẩm chất đạo đức của con người,thể hiện sự công bằng không thiên vị,giải quyết công việc theo lẽ phải ,xuất phát từ lợi ích chung đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .

Bài 2: Tự chủ .

2/ -Người có tính tự chủ :

-Luôn biết tự kiểm tra ,đánh giá hành vi của bản thân mình ,luôn biết tự điều chỉnh bằng lời nói việc làm để sữa chữa những điều không đúng bằng thái độ và cách cư xử của mình.

-Khi giao tiếp cần có thái độ ôn hòa ,từ tốn là biểu hiện của người có tính tự chủ, tự tin và tôn trọng người khác .Thái độ ôn hòa từ tốn trong giao tiếp là biểu hiện người có văn hóa ,tạo cho người đối phương dể cảm tình,quý mến .

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 tiết 16: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 16 TIẾT :16 NGÀY DẠY: 10/12/2015 ÔN TẬP HỌC KÌ I 1.MỤC TIÊU : /Kiến thức * Học sinh hiểu:Giúp học sinh củng cố và hệ thống kiến thức hóa đã học trong chương trình . * Học sinh biết:Nắm vững kiến thức để vận dụng vào bài làm thi .. 1.2/ Kĩ năng: *Học sinh thực hiện được: Biết đánh giá hành vi của bản thân và của mọi người xung quanh * Học sinh thực hiện thành thạo: Rèn cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống. 1.3/ Thái độ: * Thói quen:- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước những chuẩn mực đạo đức và biết áp dụng vào thực tế * Tính cách:Biết cách ứng xử sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. 2/ NỘI DUNG HỌC TẬP Giúp học sinh củng cố và hệ thống kiến thức hóa đã học về những giá trị đạo đức trong chương trình . 3.CHUẨN BỊ : 3.1/GV:Cấu trúc đề cương .. 3.2/HS: Xem toàn bộ nội dung, bài tập các bài đã học . 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện, vỡ ghi chép , khâu vệ sinh lớp. 4.2.Kiểm tra miệng :Lồng ghép vào bài mới. 4.3.Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. ( 35 phút) Mục tiêu:Giúp học sinh củng cố và hệ thống kiến thức hóa đã học trong chương trình Câu 1/Chí công vô tư là gì ? Ý nghĩa? Câu 2/Thế nào là người tự chủ? Vì sao cần có thái độ ôn hòa ,từ tốn trong giao tiếp với người khác? Câu 3/Nêu khái niệm về dân chủ ? Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Câu 4/ Hòa bình là gì ?Vì sao phải bảo vệ hòa bình?Để bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh Chúng ta phải làm gì? Câu 5/Nêu chủ trương của Đảng ta trong quan hệ hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? Câu 6/ Hợp tác là gì ? Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì ? Vì sao nói hợp tác là một vấn đề mang tính tất yếu ? Câu hỏi 7/ Em tự hào về những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? ? Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Ý nghĩa? Câu hỏi 8/Phân tích nhận định: Kế thưà và phát huy truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ? Câu 9/ Năng động sáng tạo là gì ? ý nghĩa ? Muốn sáng tạo con người cần phải làm gì và có những đức tính gì ? HOẠT ĐỘNG 2.Tình huống ( 5 phút) Giải quyết các tình huống đã học từ bài 1 đến bài 8 NỘI DUNG: Bài 1: Chí công vô tư . :-Là phẩm chất đạo đức của con người,thể hiện sự công bằng không thiên vị,giải quyết công việc theo lẽ phải ,xuất phát từ lợi ích chung đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân . Bài 2: Tự chủ . 2/ -Người có tính tự chủ : -Luôn biết tự kiểm tra ,đánh giá hành vi của bản thân mình ,luôn biết tự điều chỉnh bằng lời nói việc làm để sữa chữa những điều không đúng bằng thái độ và cách cư xử của mình. -Khi giao tiếp cần có thái độ ôn hòa ,từ tốn là biểu hiện của người có tính tự chủ, tự tin và tôn trọng người khác .Thái độ ôn hòa từ tốn trong giao tiếp là biểu hiện người có văn hóa ,tạo cho người đối phương dể cảm tình,quý mến . Bài 3:Dân chủ và kỉ luật. 3.-Dân chủ :Mọi người làm chủ công việc, được biết, cùng tham gia, góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát những công việc chung. -Mối quan hệ :Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ : Dân chủ là mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung .Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả . Bài 4:Bảo vệ hòa bình. 4.Hòa bình là gì: -Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết ,tôn trọng ,bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia ,dân tộc trên thế giới,giữa con người với con người ,là khát vọng của toàn nhân loại . . -Vì hòa bình đem lại cuộc sống ấm no ,hạnh phúc, bình yên cho con người .Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương tang tóc,đói nghèo ,bệnh tật, trẻ em thất học gia đình li tán. - Hiện nay chiến tranh xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia ,nhiều khu vực trên thế giới.. . *Để bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh chúng ta phải làm gì : - Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. -Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi lúc, mọi nơi, giữa con người với con người . -Tham gia đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới... Bài 5:Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Nêu chủ trương của Đảng ta :Việt Nam sẵn sàng là bạn ,là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế ,phấnđấu vì hòa bình ,độc lập và phát triển .” -Quan hệ trên nhiều mặt ,với tất cả các nước . Bài 6:Hợp tác cùng phát triển 6-Hợp tác là cùng chung sức làm việc ,giúp đỡ lẫn nhau trong công việc ,lĩnh vực nào đó vì mục đích chung . -Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình hợp tác cùng phát triển. -Vì sao nói hợp tác là một vấn đề mang tính tất yếu :Vì trên thế giới hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẽ nào có thể tự giải quyết : Ô nhiễm môi trường ,chiến tranh khủng bố, đại dịch AIDS, đói nghèo ,muốn giải quyết những vấn đề đó phải có sự phối hợp giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Hợp tác còn mang lại thời cơ để các quốc gia liên quan phát triển những mặt mạnh và hạn chế những tồn tại ,yếu kém. Bài 7:Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc . a/Dân tộc ta có những truyền thống : Yêu nước, chống giặc, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,hiếu thảo, văn hoá, nghệ thuật. b/ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: -Là bảo vệ giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian ,mà ngày càng phát triển phong phú hơn,sâu đậm hơn . - Là bảo vệ giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian ,mà ngày càng phát triển phong phú hơn,sâu đậm hơn . c/Ý nghĩa của các truyền thống : -Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá ,góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc của cá nhân .Vì vậy chúng ta phải bảo vệ kế thừa và phát huy kế thừa truyền thống của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam . *Phân tích nhận định: Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu các dân tộc khác ,với các nền văn hóa khác ,khi đó sẽ tiếp thu được tinh hoa văn hóa của dân tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc .đó chính là yếu tố làm nên cái riêng ,cái bản sắc dân tộc và ngược lại .Hiện nay trong xã hội đang đổi mới mở cửa giao lưu rộng rãi với các nước nếu không nếu không chú ý giữ gìn truyền thống bản sắc dân tộc chạy theo những cái mới lạ coi trường xa rời những giá trị văn hóa tốt đẹp bao đời nay ,chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam . Bài 8: Năng động ,sáng tạo . a/ Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. *Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới. *.Ý nghĩa : -Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp . -Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang ,mang lại niềm vinh dự cho bản thân và đất nước . * Muốn sang tạo con người cần phải : Tìm tòi học hỏi , say mê với công việc và luôn đặt ra mục đích tốt đẹp để hướng tới. * Để năng động sáng tạo phải có những đức tính : Cần cù, chịu khó ,nhẫn nại ,kiên trì ,mạnh dạn 4.4/Tổng kết: Nắm các phần vừa ôn tập 4.5 Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : -Học bài thật kĩ các nội dung vừa ôn tập . -Xem các dạng bài tập liên quan đến bài học . *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Về nhà học bài chuẩn bị thi học kì I vào tuần 17. -Lưu ý đọc thật kĩ đề trước khi làm bài . -Trình bày thật rõ ràng . -Ghi chép cẩn thận sạch đẹp .Tránh bôi xóa nhiều . -Diễn đạt vận dụng kiến thức linh hoạt . 5./PHỤ LỤC: @T?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet on tap gdcd 9.doc
Tài liệu liên quan