* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
?) Em hãy nêu những quyền cơ bản của công dân mà em đã học?
-Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
-Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-Quyền và nghĩa vụ học tập.
-Quyền tự do tín ngưỡng.
-Quyền khiếu nại tố cáo.
-Quyền tự do ngôn luận.
-Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
-Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em .
?) Vì sao công dân có được những quyền đó?
-> Công dân có được những quyền đó vì nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do chính nhân dân xây dựng nên để phục vụ lợi ích của mình.
- Gọi HS đọc phần đặt vấn đề.
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề:
?) Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?
?) Nhà nước quy định những quyền đó là gì?
?) Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì?
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 Tiết 28 - Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT28 - BÀI 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (TIẾT 1)
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Nêu được trách lại của nhiệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.
*Tr ọng t âm: PI
II. Chuẩn bị
1.GV: SGV, SGK, điều 3, 53, 54,74 hiến pháp 1992.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy
1.Ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 15’)
?)Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Có mấy loại trách nhiệm pháp lí? Đó là những trách nhiệm gì?
Đáp án:*Trách nhiệm pháp lí.
- Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
*Các loại trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm kỉ luật.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
?) Em hãy nêu những quyền cơ bản của công dân mà em đã học?
-Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
-Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-Quyền và nghĩa vụ học tập.
-Quyền tự do tín ngưỡng.
-Quyền khiếu nại tố cáo.
-Quyền tự do ngôn luận.
-Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
-Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em.
?) Vì sao công dân có được những quyền đó?
-> Công dân có được những quyền đó vì nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do chính nhân dân xây dựng nên để phục vụ lợi ích của mình.
- Gọi HS đọc phần đặt vấn đề.
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề:
?) Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?
?) Nhà nước quy định những quyền đó là gì?
?) Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
- GV: Công dân có quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thực thi công vụ.
?)Hãy lấy ví dụ thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? ( trong nhà trường và địa phương)
-> Đối với công dân: Chất vấn đại biểu quốc hội, HĐNH về các lĩnh vực trong đời sống, xã hội; Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan quản lí nhà nước; Bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; Xây dựng các quy ước của xã, thôn về nếp sống văn minh, chống tệ nạn xã hội.
-> Đối với học sinh: Góp ý kiến xây dựng nhà trường không có ma túy; Bàn bạc, quyết định việc quan tâm đến HS nghèo vượt khó.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
?)Nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bao gồm những quyền gì?
?) Gia đình em đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong những lĩnh vực nào?
- Gọi HS đọc điều 3, 53, 54,74 hiến pháp 1992 ( SGK T.58, 59)
?)Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
I. Đặt vấn đề
- Những quy định đó thể hiện quyền: +Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp 1992.
+ Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
- Những quy định đó là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
=> Xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.
II. Nội dung bài học
1. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội.
- Tham gia bàn bạc công việc chung.
- Tham gia thực hiện, giám sát, đánh gia việc thực hiện các hoạt động, các công việc chung của nhà nước, xã hội.
* Luyện tập: Bài tập 1.
- Đáp án: a, c, đ, h.
4. Củng cố (3’): ?)Nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bao gồm những quyền gì?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học nội dung bài - Soạn phần còn bài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 16 Quyen tham gia quan li nha nuoc quan li xa hoi cua cong dan_12324791.doc