TIẾT 20 BÀI 13 : PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI. (TIẾP)
I-Mục tiêu bài học:.
1.Kiến thức.
-Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
-Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.
-Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
2.Kỹ năng.
-nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương.
3.Giáo dục.
-Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật .
-Xa lánh các tệ nạn xã hội.
82 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và kết quả đã đạt được,luôn hướng tới sự tìm tòi cái mới trong học tập và lao động
II. Phương tiện - tài liệu:
-GV: Sưu tầm những tấm gương điển hình về lao động sáng tạo, ca dao, tục ngữ về lao động.
HS: Học bài, làm bài tập, liên hệ thực tế.
III. Hoạt động dạy và học:
1.ổn định tổ chức(1)
2.Kiểm tra bài cũ(5)
Em đồng ý với các ý kiến nào sao đây? Vì sao?
- Vệ sinh lớp học đã có các cô lao công.
- Lau bảng đã có tổ trưởng, lớp trưởng.
- Bố mẹ giàu có không cần lo lắng cho học tập.
3. Bài mới.
- Giới thiệu bài(3): Tục ngữ có câu:
- "Miệng nói tay làm
Quen tay hay việc."
- Trăm hay không bằng tay quen
? Các câu tục ngữ trên nói về vấn đề gì?
? Giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ trên?
GV: Để hiểu rõ về lao động đối với học sinh chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
- Nội dung bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
TG
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu phần đặt vấn đề
GV: Yêu cầu học sinh đọc truyện ''Ngôi nhà hoàn hảo'' SGK/28.
? Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng.
? Hậu quả của việc làm của ông?
? Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó?
GV: Cả cuộc đời người thợ mộc đã tận tụy tự giác thực hiện theo đúng kĩ thuật nhưng chỉ một công trình cuối cùng đã làm mất hết công sức phấn đấu của ông, ông phải sống trong sự hổ thẹn.
-> Phải có sự phấn đấu thường xuyên và liên tục.
GV: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận theo mục I phần đặt vấn đề.
Nhóm 1.
? Ý kiến của các em trong lao động: chỉ cần tự giác không cần sáng tạo?
Nhóm 2.
? Nhiệm vụ của học sinh là học tập chứ không phải lao động nên không cần rèn luyện ý thức tự giác lao động?
Nhóm 3.
? Học sinh có cần rèn luyện tự giác và ý thức sáng tạo không?
HS: Thảo luận cử thu kí ghi ý kiến và nhóm trưởng trình bày.
GV: Học sinh cần rèn luyện sự tự giác trong học tập và lao động. Kết hợp với sự sáng tạo để đạt kết quả cao cũng như chất lượng tốt trong lao động và học tập.
? Tại sao nói lao động là điều kiện, phương tiện để con người, xã hội phát triển?
- Lao động giúp con người hoàn thiện về mọi mặt: phẩm chất, đạo đức, tâm lí, tình cảm, năng lực.
- Làm ra của cải cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
? Nếu không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
GV: Nếu con người không lao động thì sau khi ăn hết phần của cải còn lại con người sẽ không tồn tại. Lao động làm cho con người và xã hội phát triển không ngừng.
? Có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức nào? Lấy ví dụ?
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học
? Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?
GV: Tổng hợp lại
? Lấy ví dụ về tự giác sáng tạo trong học tập.
GV: Lao động là điều kiện phương tiện cho con người và xã hội phát triển. Học tập là loại hình thức trí tuệ đặc biệt cho nên mỗi chúng ta phải có quan điểm thái độ đúng đắn về lao động.
21’
8’
I.Đặt vấn đề
- Thái độ trước: Tận tụy, tự giác nghiêm túc... thành quả lao động hoàn hảo.
- Thái độ khi làm ngôi nhà cuối cùng: Không dành hết tâm trí, mệt mỏi, không khéo léo tinh xảo, sử dụng vật liệu cẩu thả...
- Hậu quả: Ông phải hổ thẹn do ngôi nhà không hoàn hảo.
- Nguyên nhân: Thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, không kỉ luật, không chú ý đến kĩ thuật.
- Lao động tự giác là cần thiết và đủ. Nhưng trong quá trình lao động cần phải sáng tạo thì kết quả lao động cao có năng suất và chất lượng.
- Học tập cũng là hoạt động lao động nên rất cần sự tự giác.
- Rèn luyện tự giác trong lao động thành con ngoan trò giỏi.
- Học sinh rèn luyện tự giác sáng tạo trong lao động là đúng.
- Tự giác sáng tạo học tập cũng như tự giác sáng tạo trong lao động đều mang lại kết quả cao.
- Học tập là một hình thức lao động. Ngoài học tập học sinh phải lao động, giúp gia đình tham gia phát triển kinh tế. Lao động có kết quả thì có điều kiện học tốt.
- Con người không có cái ăn, cái mặc, nơi ở...
- Có hai hình thức lao động chủ yếu:
+ Lao động chân tay: cấy cày, phụ vữa, thợ mộc...
+ Lao động trí óc: học bài, nghiên cứu khoa học...
II.Nội dung bài học
1.Khái niệm
-Lao động tự giác là tự động làm việc không cần ai nhắc nhở,không phải do áp lực bên ngoài
-Lao động sáng tạo là quá trình luôn suy nghĩ cải tiến tìm tòi cái mới,cách làm mới có hiệu quả nhất
4.Củng cố(6)
- GV: Tổ chức thi tìm ca dao, tục ngữ về chủ đề lao động giữa các nhóm (chia lớp làm 3 nhóm).
- HS: Tham gia trò chơi, ghi các câu tục ngữ, ca dao ra giấy và trình bày.
- GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
5.Hướng dẫn học bài(1)
- Học bài - Liên hệ thực tế.
- Làm bài tập 1 SGK
Tuần 13: Ngày soạn: 10/11/2013.
TiÕt 13: Ngày dạy:11/11/2013.
BÀI 11 : LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO.
(Tiết2)
I-Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
-Giúp học sinh hiểu được các hình thức lao động của con người học tập là hình thức lao động nào?
-Hiểu được những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập lao động .
2.Kỹ năng.
-rèn luyện kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động .
3.Giáo dục:
-Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, luôn tìm tòi cái mới trong học tập và lao động .
II-Phương tiện-tài liệu.
- GV:SGK, SGVGDCD 8.
Truyện người tốt việc tốt.
- Hs:đọc trước bài mới
III. Hoạt động dạy và học
1.ổn định tổ chức(1).
2.Kiểm tra bài cũ (5)
-Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?
Lấy ví dụ.
3.Bài mới
-Giới thiệu bài(2):
GV từ câu trả lời của học sinh ở phần kiểm tra bài cũ để dẫn vào bài mới
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV-HS
TG
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học
-Em hãy nêu biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo?
Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động.
-Nhiệt tình tham gia mọi công việc.
-Suy nghĩ cải tiến đổi mới các phương pháp trao đổi kinh nghiệm.
-Tiếp cận cái mới, cái hiện đại của thời đại ngày nay.
*Tại sao phải tự giác sáng tạo?
Không tự giác sáng tạo thì không tiếp cận với sự tiến bộ của nhân loại.
-Để xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước.
-Không ngừng được hoàn thiện nhân cách.
*Giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo có mối quan hệ như thế nào?
Chỉ có tự giác mới vui vẻ tự tin và có hiệu quả, tự giác là điều kiện của sáng tạo tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ.
*Lao động tự giác sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?
*Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập trong lao động ?
*Học sinh tự liên hệ bản thân?
Hoạt động 3:Luyện tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
*nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo, thiếu tự giác?
Tổ chức trò chơi : Chia lớp làm 2 nhóm cùng tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động .
Nhóm nào làm được nhiều hơn sẽ thắng
15’
16’
II.Nội dung bài học
3.ý nghĩa.
-Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục.
-Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.
-Chất lượng học tập lao động sẽ được nâng cao.
4.Phương hướng rèn luyện .
-Có kế hoạch rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập, lao động .
-rèn luyện hàng ngày thường xuyên.
III-Bài tập.
Bài tập 1:
*biểu hiện tự giác sáng tạo:
-Tự giác trong học tập làm bài.
-Thực hiện nội qui của trường.
-Có kế hoạch rèn luyện .
-Có suy nghĩ cải tiến phương pháp .
-Nghiêm khắc sửa chữa sai trái.
*biểu hiện không tự giác:
-Lối sống tự do cá nhân.
-Cẩu thả ngại khó.
-buông thả lười nhác suy nghĩ.
-Thiếu trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
Bài tập 2 + 3:
-Học tập không đạt kết quả cao .
-Chán nản dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
-ảnh hưởng đến bản thân gia đình xã hội.
*Tục ngữ:
-Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
-Chân lấm tay bùn.
-Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
*Ca dao:
Cày đồng đang biểu thứcổi ban trưa
Mồi hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
4.Củng cố(5)
-Lao động tự giác sáng tạo có ý nghĩa gì?
-cần làm gì để rèn luyện lao động tự giác sáng tạo?
5.Hướng dẫn về nhà(1):
Làm các bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài mới : Bài 12.
Tuần 14: Ngày soạn: 17/11/2013.
TiÕt 14: Ngày dạy:17/11/2013.
BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH.
I-Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
Học sinh hiểu được một số qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình hiểu ý nghĩa của những qui định đó.
2.Kỹ năng.
-Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền vầ nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
-Học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui của pháp luật .
3.Giáo dục.
-Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc.
-Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
II.Phương tiện- tài liệu
-GV:Sgk,sgv Gdcd 8
Tư liệu liên quan đến bài học
-HS:Đọc trước bài mới
III.Hoạt động dạy và học
1.ổn định tổ chức(1).
2.Kiểm tra bài cũ(4)
-Thế nào là lao động tự giác? Lao động sáng tạo? ý nghĩa ?
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
TG
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
Thảo luận nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 4 vấn đề:
Nhóm 1:
Nêu những việc làm của Tuấn đối với ông bà (truyện 1).
Nhóm 2:
Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao?
Nhóm 3:
Nêu những việc làm của trai cụ Lam (truyện 2).
Nhóm 4:
Em có đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao?
Học sinh trình – nhận xét giáo viên bổ sung.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học
-Vậy theo em pháp luật qui định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà?
Hoạt động 3:Luyện tập
Học sinh đọc bài tập 3 (SGK trang 33).
*Theo em ai đúng, ai sai trong trường hợp này? Vì sao?
*Nếu em là Chi em sẽ ứng xử như thế nào?
-Tổ chức trò chơi chia lớp làm 2 nhóm (2 dãy bàn) cử 1 thư kí (mỗi nhóm 1 người) lên bảng ghi chép những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ tình cảm trong gia đình.
14’
13’
8’
I-Đặt vấn đề.
-Xin phép bố mẹ về ở với ông bà ,chấp nhận đi học xa,hàng ngày dậy sớm nấu cơm,cho lợn gà ăn,đun nước cho ông bà tắm,dắt ông đi chơi
-Có đồng tìnhvà rất khâm phục ứng xử của Tuấn với ông bà
-Xử dụng tiền bán đất để xây nhà,cho cụ Lam ở dưới bếp,hàng ngày mang cho bát cơm và ít thức ăn
-Không đồng tình vì con trai cụ Lam là đứa con bất hiếu
II-Nội dung bài học.
1.Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà
-Cha mẹ có quyền và nghĩa vị nuôi dạy con cái thành những công dân tốt,bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của con,tôn trọng ý kiến của con,không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con,ép buộc con làm những điều trái pháp luật ,đạo đức
-Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom ,chăm sóc giáo dục ,nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng
III-Bài tập.
Bài tập 1+2: Học sinh tự làm.
Bài tập 3: SGK
-Bố mẹ Chi đúng, vì họ đã không xâm phạm quyền tự do của con. Vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lí trông nom con.
-Chi sai, vì không tôn trọng ý kiến cha mẹ.
-Nghe lời cha mẹ, không nên đi chơi xa nếu không có cô giáo và nhà trường quản lý và em sẽ giải thích cho bạn bè hiểu.
-Con dại cái mang.
-Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
-Của chồng công vợ.
-Anh em hòa thuận là nhà có phúc.
-Anh em như thể tay chân.
-Con có cha mẹ đẻ chẳng lỗ nẻ chui lên.
-Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
-Gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau.
-Cá không ăn muối cá ươn.
-Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
4.Củng cố(2)
-Gia đình là gì?
-Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà trong gia đình?
5.Hướng dẫn về nhà
Học bài,chuẩn bị nội dung cho tiết sau.
Tuần 15: Ngày soạn: 24/11/2013.
TiÕt 15: Ngày dạy:25/11/2013.
BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH.
(TIẾP THEO)
I-Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
Học sinh hiểu được một số qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình hiểu ý nghĩa của những qui định đó.
2.Kỹ năng.
-Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền vầ nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
-Học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui của pháp luật .
3.Giáo dục
-Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc.
-Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
II.Phương tiện- tài liệu
-GV:Sgk,sgv Gdcd 8
Tư liệu liên quan đến bài học
-HS:Đọc trước bài mới
III. Hoạt động dạy và học
1.ổn định tổ chức(1).
2.Kiểm tra bài cũ (4)
-Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ,ông bà trong gia đình?
3.Bài mới
-Giới thiệu bài(2)
Gv từ câu trả lời của học sinh ở phần kiểm tra bài cũ để dẫn vào bài
-Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV-HS
TG
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung bài học
-Theo em pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình?
-Quyền và nghĩa vụ của anh,chị em được quy định như thế nào?
Gv kết luận
Hoạt động 2:Luyện tập
Học sinh đọc bài tập 4 (SGK).
-Theo em ai là người có lỗi trong việc này?
Học sinh đọc bài tập 5 (SGK).
-Theo em Lâm đã vi phạm điều gì?
-Theo em bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không? Tại sao?
-Nếu trong gia đình em cha mẹ và con cái, anh chị em có sự bất hòa? Trong trường hợp đó em xử sự như thế nào?
16’
16’
2.Quyền và nghĩa vụ của con cháu
-Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha me.
3.Anh chị em
Anh chị em có bổn phận thương yêu,chăm sóc,giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ
III.Bài tập
Bài tập 4:
Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi.
-Sơn thì đua đòi ăn chơi.
-Cha mẹ Sơn quá nuông chiều biểu thứcông lỏng việc quản lí Sơn, không biết kết hợp giáo dục giữa gia đình với nhà trường để có biện pháp giáo dục Sơn.
Bài tập 5:
-Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ (đi xe ngược chiều)
Không đúng vì cha mẹ Lâm phải có trách nhiệm về hành vi của Lâm, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác (vì Lâm mới 13 tuổi)
4.Củng cố(5)
-nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình?
-Trong gia đình anh chị em có bổn phận gì?
5.Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập 7 SGK.
Chuẩn bị bài Ôn tập học kì I
Tuần 16: Ngày soạn: 01/12/2013.
TiÕt 16: Ngày dạy:02/12/2013.
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I-Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hóa lại kiến thức đã học ở kỳ I.
- củng cố lại kiến thức đã học để học sinh vận dụng làm bài tập tình huống.
2.Kĩ năng
- rèn luyện một số kỹ năng, óc sáng tạo khi làm bài.
3.Giáo dục
-Có ý thức rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức đã học
II.Phương tiện -tài liệu
- Gv:Sgk.sgv Gdcd 8
Tư liệu liên quan đến bài học
- Hs:Ôn tập các bài đã học
III. Hoạt động dạy và học
1.ổn định tổ chức(1’).
2.Kiểm tra bài cũ(0’).
Kết hợp trong khi ôn tập
3.Bài ôn tập
-Giới thiệu bài(2).
Gv nêu mục đích của tiết ôn tập để vào bài
- Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV-HS
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:
Giáo viên giúp học sinh nhắc lại một số khái niệm : Tôn trọng lẽ phải, liêm khiết. Tôn trọng người khác, giữ chữ tín, pháp luật và kỉ luật
Giúp học sinh nhắc lại các quyền của mỗi thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm một số bài tập.
1.Theo em hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải.
Đánh dâu X vào
a.Chấp hành tốt mọi nội qui nơi mình sống, làm việc và học tập.
b.Chỉ làm những việc mà mình thích.
c.Phê phán những việc làm trái .
d.Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.
đ.Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
-Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết.
Bài tập tình huống : Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng cứ giữ kại khi nào đọc xong thì trả lại cho Trang cũng được.
-Em có nhận xét gì về hành vi của Lan?
-Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
-Bản thân em có thực hiện tốt nội quy quy định của nhà trường không?
-Theo em có tình bạn trong sáng ở ngoài đời không?
Bài tập 5:
Xây dựng đề án.
Em hãy đề xuất một hoạt động chính trị - xã hội cho lớp.
-Việt Nam có những di sản văn hóa nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
-Hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK trang 33.
-Gia đình bà Hòa có 2 người con 1 trai 1 gái. Con trai được nuông chiều đi học, con gái không được đi học. Em có nhận xét gì về gia đìmh bà Hòa.
-Em thử đóng vai bà Hòa khi đang cư xử với con gái.
15’
21’
I-Củng cố kiến thức.
Học sinh nhắc.
II-Luyện tập.
Bài tập 1:
Bài 2
Học sinh tự kể.
Bài tập 3:
Lan không biết giữ lời hứa.
Đem sách đến trả cho bạn có thể hỏi bạn cho mượn thêm vài ngày nếu bạn đồng ý.
Học sinh tự liên hệ.
Học sinh tự phác thảo kế hoạch.
Cố đô Huế.
Phố cổ Hội An.
Thánh địa Mỹ Sơn.
Vịnh Hạ Long.
Phong Nha Kẻ Bảng.
Nhã nhạc cung đình Huế.
Bài tập 3 SGK.
Theo em thì Chi sai vì Chi không nên đi chơi xa nếu không có bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm đi cùng.
4.Củng cố(5’)
Nhắc lại nội dung bài học.
5.Hướng dẫn về nhà (1’)
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ I.
Tuần 17: Ngày soạn: 08/12/2013.
TiÕt 17: Ngày dạy:09/12/2013.
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh
-Củng cố khắc sâu những kiến thức cơ bản đã học
2.Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng phân tích ,trình bày các vấn đề có lô gíc khoa học
3.Thái độ
-Có ý thức học tập nghiêm túc
B.Phương tiện và tài liệu
Gv:Đề kiểm tra-Đáp án-Biểu điểm
Hs:Ôn tập các bài đã học
C.Phương pháp
Kiểm tra viết
D.Tiến trình dạy và học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
Đề bài
Câu 1
Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
Câu 2
Tự lập là gì?tự lập có ý nghĩa gì?học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự lập?
Câu 3
Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ,ông bà và quyền và nghĩa vụ của con cháu như thế nào?
Em cần làm gì để thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình trong gia đình?
Đáp án
Câu 1(3 điểm)
-Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh,phong phú như giữ gìn trật tự an ninh,vệ sinh nơi ở,bảo vệ cảnh quan môi trừng sạch đẹp,xây dựng tình đoàn kết xóm giềng,bài trừ phong tục tập quán lạc hậu,mê tín dị đoan và tích cực phòng chống tệ nạn xã hội
-Học sinh cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Câu 2(3 điểm)
-Tự lập là tự làm lấy,tự giải quyết công việc của mình,tự lo liệu tạo dựng cuộc sống cho mình,không trông chờ dựa dẫm vào người khác
Tự lập biểu hiện ở sự tự tin,bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn,thử thách,ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập,trong công việc và trong cuộc sống
-Tự lập giúp cho con người thành công trong cuộc sống,và nhận được sự kính trọng của mọi người
-Học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường,trong học tập và sinh hoạt hàng ngày
Câu 3(4 điểm)
-Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt,bảo vệ quyền và lời ích hợp pháp của con,tôn trọng ý kiến của con,không được phân biệt đối xử giữa các con,không được ngược đãi,xúc phạm con.ép buộc con làm những điều trái pháp luật ,đạo đức
-Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom,chăm sóc,giáo dục cháu,nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên nhưng bị tàn tật và không có người nuôi dưỡng
-Con cháu có bổn phận yêu quý,kính trọng,biết ơn cha mẹ ,ông bà.có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ ông bà đặc biệt khi cha mẹ ông bà ốm đau già yếu.nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi,xúc phạm cha mẹ ông bà
-Học sinh liên hệ bản thân và nêu được các ý như:phải yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ .giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức,cố gắng học thật giỏi để cha mẹ vui lòng
3.Củng cố dặn dò
-Gv thu bài nhận xét giờ kiểm tra
-Dặn dò chuẩn bị tiết thực hành ngoại khoá
Tuần 18: Ngày soạn: 15/12/2013.
TiÕt 18: Ngày dạy:156/12/2013.
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức
- Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến gây ra các tai nạn giao thông, những qui định cần thiết, ý nghĩa việc chấp hành trất tự an toàn giao thông.
2- Kĩ năng
- Nhận thức một số dấu hiệu chỉ dẫn áp dụng vào thực tế.
3- Giáo dục
- Rèn ý thức tôn trọng các qui định, ủng hộ việc tôn trọng luật an toàn giao thông, phản đối hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
II- Tài liệu và phương tiện
GV: - SGK + SGV, nghiên cứu bài soạn.
- Sưu tầm thông tin, số liệu, biển chỉ dẫn
Hs:- SGK + vở ghi.
- Ôn lại các nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức(1’).
2- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3- Bài mới
- Giới thiệu bài(4’)
Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày cang gia tăng, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn cầu ( xã hội). Hàng năm tai nạn giao thông làm chết, bị thương hàng vạn người, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Vậy làm thế nào để giảm bớt được những vụ tai nạn đó
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV-HS
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Ngoại khoá
-Em hãy nêu việc thực hiện luật an toàn giao thông ở địa phương nơi em cư trú?
-Những nguyên nhân nào phổ biến gây ra các tai nạn giao thông?
-Những đối tượng nào thường gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất?
-Các vụ tai nạn xảy ra do xe máy chiếm khoảng 70%... ở Việt Nam tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao so với các nước trên thế giới.
-Em hãy nêu các nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông mà em biết?
Gv:Bổ xung.
-Để giảm bớt được các tai nạn giao thông đáng tiếc sảy ra chúng ta phải làm như thế nào?
Mọi người dân cần nêu cao ý thức, trách nhiệm
-Những nguyên nhân nào do người đi bộ gây ra tai nạn giao thông?
-Những nguyên nhân gây tai nạn giao thông do người đi xe đạp là gì?
-Tai nạn giao thông do người đi xe máy gây ra bao gồm những nguyên nhân nào?
17’
19’
I- Tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương
- Đa số thực hiện tốt.
- Một số người còn vi phạm (Cố tình vi phạm).
II- Nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông
- Đi lại lộn xộn, phóng nhanh, vượt ẩu.
- Chưa đủ 18 tuổi đi xe máy.
- Đi xe, đi bộ không tuân thủ luật giao thông.
- Không hiểu luật giao thông.
- Ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông kém
-> Các vụ tai nạn do thanh thiếu niên gây ra chiếm tỉ lệ cao. Vì không am hiểu luật giao thông, một số ít người cố tình vi phạm.
- Do người đi bộ không đi đúng phần đườn qui định: Đi lộn xộn, mang vác cồng kềnh
- Người đi xe đạp: Đi hàng 3 hàng 4, kéo đẩy, sang đường không xin đường
- Người đi xe máy: Phóng nhanh vượt ẩu, đi quá tốc độ cho phép, đèo 3...
- Điều khiển ô tô không có giấy phép, xe quá hạn sử dụng
III- Cách khắc phục
- Tìm hiểu luật giao thông đường bộ.
- Thực hiện đúng hiệu lệnh, qui định, tín hiệu, biển báo, cọc tiêu, hàng rào chắn
- Nêu cao ý thức khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm luật giao thông.
IV- Nhận biết những tai nạn giao thông do nguyên nhân nào gây ra
1- Do người đi bộ:
- Đi không đúng phần đường qui định dành cho người đi bộ.
- Gánh hàng cồng kềnh.
- Không quan sát trước khi sang đường.
2- Do người đi xe đạp:
- Dàn hàng ngang.
- Lạng lách, đánh võng.
- Chở vật cồng kềnh.
- Kéo đẩy xe khác.
- Đèo 3, đi bằng 1 bánh, buông hai tay
3- Do người đi xe máy:
- Đi quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu.
- Lạng lách, đánh võng.
- Không am hiểu luật giao thông.
- Say rượu, bia khi điều khiển xe.
- Chở hang cồng kềnh.
- Chưa đủ tuổi đi xe
4.Củng cố(4’)
- Tình hình tai nạn giao thông ở hiện nay như thế nào?
- Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông mỗi chúng ta cần phải làm gì?
5.Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung các bài đã học.
- Làm lại các dạng bài tập ở các bàiNgày giảng:14/12/2011
TIẾT 18: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC(tiếp)
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức
- Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến gây ra các tai nạn giao thông, những qui định cần thiết, ý nghĩa việc chấp hành trất tự an toàn giao thông.
2- Kĩ năng
- Nhận thức một số dấu hiệu chỉ dẫn áp dụng vào thực tế.
3- Giáo dục
- Rèn ý thức tôn trọng các qui định, ủng hộ việc tôn trọng luật an toàn giao thông, phản đối hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
II- Tài liệu và phương tiện
GV: - SGK + SGV, nghiên cứu bài soạn.
- Sưu tầm thông tin, số liệu, biển chỉ dẫn
Hs:- SGK + vở ghi.
- Ôn lại các nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức(1’).
2- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3- Bài mới
- Giới thiệu bài(4’)
Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày cang gia tăng, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn cầu ( xã hội). Hàng năm tai nạn giao thông làm chết, bị thương hàng vạn người, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Vậy làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop_12335077.doc