- Thực trạng: có hơn 120 cảng biển (Cảng Sài Gòn có công suất lớn nhất - 12 triệu tấn/ năm), đang phát triển mạnh và ngày càng hiện đại.
- Phương hướng:
+ Xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại;
+ Phát triển nhanh đội tàu chở Công-ten-nơ, tàu chở dầu và tàu chuyên dùng;
+ Hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ;
+ Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng 9 Tiết 46 - Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 - Bài 39:
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (tiếp theo)
Ngày soạn: 14/3/2017
Ngày dạy: 20/3/2017 tại lớp: 9E sỹ số HS:......vắng.............
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
- Trình bày được tiềm năng và thực trạng của 2 ngành kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển.
- Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp để bảo vệ tài nguyê, môi trường biển, đảo.
- Tích hợp liên môn Giáo dục công dân.
*) Tích hợp giáo dục QP và AN: Ví dụ để chứng minh phát triển kinh tế biển phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
b. Về kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ để nhận biết tình hình phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển.
- Rèn KNS: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thông tin...
c. Về thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án
- Máy chiếu
b. Chuẩn bị của HS: Át lát địa lí Việt Nam, sách giáo khoa, vở ghi...
3. Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp: Trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, thảo luận...
- Kĩ thuật dạy học: Động não, lắng nghe và phản hồi tích cực.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức. (1 phút)
b. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
CH: Kể tên các ngành kinh tế biển ở nước ta?
TL: - (GV dùng sơ đồ H38.3) Các ngành KT biển:
+ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
+ Du lịch biển – đảo
+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển
+ Giao thông vận tải biển
CH: Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
TL: Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì:
- Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho ngành khác.
- Tài nguyên biển nước ta phong phú, đa dạng, cho phép phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
- Các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
HS trả lời. GV nhận xét.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Ở bài trước các em đã được tìm hiểu về 2 ngành kinh tế biển là: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; Du lịch biển – đảo. Khai thác và chế biến khoáng sản biển; Giao thông vận tải biển cũng là những ngành kinh tế biển quan trọng của nước ta. Vậy tiềm năng, thực trạng phát triển của ngành như thế nào? Vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo để phát triển kinh tế biển bền vững ra sao? Đây là những nội dung mà chúng ta cùng sẽ trao đổi trong bài học hôm nay.
c. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
+ Hoạt động 1: Phát triển tổng hợp kinh tế biển (23 phút)
CH: Dựa vào lược đồ hình 39.2 và nội dung mục 3 (SKG tr.140) em hãy kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta?
CH: Dựa vào phần kênh chữ mục 3, cho biết tình hình sản xuất muối ở nước ta?
CH: Xác định vị trí cánh đồng muối Sa Huỳnh, Cà Ná trên lược đồ H39.2?
GV giới thiệu H39.1
CH: Tại sao nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ?
(Biển mặn, nhiệt độ trung bình năm cao, nhiều ánh nắng mặt trời, thời gian khô hạn dài, bờ biển ít cửa sông,...)
CH: Xác định vị trí một số mỏ titan trong Atlat địa lí Việt Nam trang 8? Khai thác titan có giá trị gì?
CH: Dựa vào phần kênh chữ mục 3, cho biết cát trắng có nhiều ở đâu? Khai thác cát trắng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào?
CH: Dựa vào phần kênh chữ mục 3, cho biết tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa nước ta là gì?
CH: Vai trò của ngành dầu khí đối với nền kinh tế nước ta?
GV: Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
CH: Xác định vị trí một số mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta trên lược đồ hình 39.2?
CH: Quan sát biểu đồ, nêu nhận xét về sản lượng khai thác dầu thô hàng năm ở nước ta giai đoạn 1986-2015?
CH: Khai thác dầu khí quá mức ảnh hưởng như thế nào đến nguồn tài nguyên này?
GV lưu ý: Sản lượng dầu năm 2005-2008 giảm liên tục do sự cạn kiệt của các mỏ dầu cũ, trong khi công tác thăm dò, khai thác các mỏ dầu mới không tiến triển.
- Phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
CH: Dựa vào phần kênh chữ mục 3, trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu và công nghiệp chế biến khí ở nước ta?
GV giới thiệu nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy điện Phú Mỹ
Chuyển ý:
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (2 phút)
CH: Dựa vào phần kênh chữ mục 4 và sự hiểu biết của bản thân, nêu các tiềm năng để phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển ở nước ta?
HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung
GV chuẩn kiến thức
CH: Xác định một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta trên lược đồ H39.2?
GV giới thiệu: Cảng nước sâu là những cảng phục vụ tàu vận tải lớn với tải trọng cao. Ở nước ta có cảng Sài Gòn và Hải Phòng là một trong 10 cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
CH: Dựa vào phần kênh chữ mục 4, cho biết thực trạng của ngành giao thông vận tải biển ở nước ta?
CH: Nêu những phương hướng để phát triển ngành giao thông vận tải biển nước ta?
CH: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta?
- Vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn
- Giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm.
- Đẩy mạnh trao đổi hàng hóa với quốc tế.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ
=> Thúc đẩy ngoại thương phát triển.
Tích hợp GD QP và AN.
CH: Dựa vào hiểu biết của em, hãy lấy VD cho thấy vùng biển nước ta đang bị xâm phạm?
HS TL.
GV: Phát triển tổng hợp KT biển có vai trò quan trọng trong nền KT nước ta. Chính phủ VN xác định thế kỉ XXI là thế kỉ VN tiến ra biển nhưng hiện nay TQ đang âm mưu chiếm biển Đông. Chúng đã có nhiều hành động xâm phạm trái phép vùng biển thuộc chủ quyền nước ta như: Xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Ba Bình (Qđ. T.Sa), đưa giàn khoan thăm dò thềm lục địa VN, đánh bắt thủy sản và cho tàu cá, tàu hải giám đâm thủng, phun vòi rồng vào tàu thuyền của ngư dân VN trên đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) nhằm ngăn cản ngư dân VN khai thác tài nguyên trên chính vùng biển của mình.
GV cho HS nghe một đoạn bài hát "Tình ta biển bạc đồng xanh"
CH: Trong lời bài hát có hình ảnh của ngư dân VN kiên cường bám biển dù gặp rất nhiều khó khăn có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Theo em, ngư dân ta kiên cường bám biển vì lí do gì?
HS TL
GV: Bởi đó là ngư trường truyền thống của VN từ bao đời nay. Khai thác hải sản vừa là để PTKT, vừa là để khẳng định và bảo vệ chủ quyên biển đảo nước ta.
Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển như: đóng tàu vỏ thép, lực lượng CS biển VN cũng ngày đêm làm nhiệm vụ tuần tra để bảo vệ và giúp đỡ ngư dân khi cần thiết...
Như vậy: phát triển các ngành KT biển phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh biển.
Chuyển ý: Kinh tế biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, nhưng để phát triển lâu dài, bền vững chúng ta cần quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo.
Hoạt động 2: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. (11 phút)
CH: Dựa vào sự hiểu biết của bản thân và phần kênh chữ trong sách giáo khoa, cho biết tình hình giảm sút tài nguyên và môi trường biển đảo nước ta trong những năm gần đây?
CH: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển - đảo nước ta?
- Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản
- Đánh bắt hải sản gần bờ quá mức cho phép
- Các chất độc hại từ đất liền theo sông ra biển...
GV liên hệ cho HS xem video về hiện tượng các chết hàng loạt ở miền Trung.
CH: Đoạn video phản ánh sự việc gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? Do nguyên nhân gì?
CH: Sự giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển - đảo ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế biển nào?
Chuyển ý: Với thực trạng trên, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo nước ta?
CH: Dựa vào phần kênh chữ trong SGK và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết những hành động cụ thể của Đảng và nhà nước ta đối với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo?
CH: Dựa vào phần kênh chữ trong SGK, hãy nêu một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo nước ta?
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư chuyển hướng khai thác hải sản từ ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
CH: Là học sinh miền núi, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường biển?
- Không đổ chất thải độc hại ra sông, suối
- Ủng hộ, tuyên truyền các chính sách của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo.
- Tham gia các cuộc thi về bảo vệ tài nguyên môi trường, biển đảo.
- Khi đi du lịch biển: không xả rác bừa bãi...
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển
Tiềm năng phong phú:
+ Nguồn muối vô tận
+ Nhiều ti tan, cát trắng, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
Thực trạng:
+ Sản xuất muối: phát triển lâu đời, nổi tiếng ở ven biển Nam Trung Bộ (Sa Huỳnh, Cà Ná)
+ Khai thác titan (Hà Tĩnh, Bình Định...)
+ Khai thác cát trắng làm nguyên liệu chế biến thủy tinh, pha lê (Vân Hải, Cam Ranh...)
+ Dầu khí:
. Là ngành kinh tế biển mũi nhọn.
. Sản lượng dầu khai thác tăng nhanh nhưng có biến động.
. Công nghiệp hóa dầu đang dần hình thành
. Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm...
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
- Tiềm năng:
+ Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng;
+ Ven biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu;
+ Một số cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Thực trạng: có hơn 120 cảng biển (Cảng Sài Gòn có công suất lớn nhất - 12 triệu tấn/ năm), đang phát triển mạnh và ngày càng hiện đại.
- Phương hướng:
+ Xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại;
+ Phát triển nhanh đội tàu chở Công-ten-nơ, tàu chở dầu và tàu chuyên dùng;
+ Hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ;
+ Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải.
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo.
- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.
- Nguồn hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng.
=> Ảnh hưởng xấu tới chất lượng du lịch biển và ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
(SGK – trang 143)
d. Củng cố, luyện tập: (5 phút)
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS đọc phần tóm tắt nội dung bài học SGK- tr.143 SGK
- GV cho HS làm bài tập củng cố:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Nghề làm muối được phát triển mạnh ở vùng ven biển nào của nước ta?
Ven biển Bắc Bộ
Ven biển Bắc Trung Bộ
Ven biển Nam Trung Bộ
Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là gì?
Dầu mỏ và khí tự nhiên
Dầu mỏ và titan
Khí tự nhiên và titan
Titan và cát thủy tinh
Cảng biển nào có công suất lớn nhất nước ta hiện nay?
Hải Phòng
Đà Nẵng
Sài Gòn
Quy Nhơn
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1 phút)
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và nghiên cứu trước bài 40
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLGDQP_12402145.doc