Giáo án Hình học 7 tiết 25, 26

Tuần 15

Tiết 26 – §5. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ BA CỦA

TAM GIÁC GÓC – CẠNH – GÓC (g.c.g)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS hiểu được trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc của hai tam giác. Từ đó áp dụng vào tam giác vuông.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ một tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề.

- Biết vận dụng trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các cạnh và các góc tương ứng còn lại bằng nhau.

3. Thái độ

- Tán thành, hợp tác, hưởng ứng.

- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, đo đạc, tính toán và suy luận.

4. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ và công cụ toán, năng lực năng lực sử dụng công cụ đo, vẽ, tính.

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 tiết 25, 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/11/2016 Ngày giảng: Tuần 15 Tiết 25. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Ôn tập và khắc sâu trường hợp bằng nhau thứ hai của hai tam giác qua việc giải một số bài tập. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau. Từ đó suy ra các đoạn thẳng, các góc bằng nhau. - Rèn kĩ năng vẽ hình, ghi GT – KL và trình bày bài chứng minh. 3. Thái độ - Tán thành, hợp tác, hưởng ứng. - Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và suy luận. 4. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ và công cụ toán, năng lực năng lực sử dụng công cụ đo, vẽ, tính. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ ghi bài tập. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo góc, compa. Ôn tập các kiến thức liên quan. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 7A2: 2. Kiểm tra kiến thức cũ (6') ?1 Phát biểu trường hợp bằng nhau c.g.c của hai tam giác. ?2 Làm BT 25 (SGK – 118) Hình 83 Đáp án: ∆HGK = ∆IKG (c.g.c) vì: HG = IK GK chung 3. Bài mới (33') * Đặt vấn đề (1') Tiết trước các em đã được tìm hiểu trường hợp bằng nhau thứ hai (c.g.c) của hai tam giác. Hôm nay chúng ta vận dụng trường hợp bằng nhau đó vào làm các bài tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1: Chữa bài tập 27 (SGK) (10') GV gọi HS đọc đề bài 27 GV treo bảng phụ vẽ sẵn H86, H87, H88 ? ∆ABC và ∆ADC đã có những yếu tố nào bằng nhau? ∆ABC và ∆ADC đã có: AB = AD và AC chung ? Vậy để ∆ABC = ∆ADC (c.g.c) thì cần bổ sung thêm điều kiện gì? Bổ sung thêm điều kiện: . GV gọi HS trả lời tương tự với các ý b, c. HS đọc đề bài HS theo dõi HS trả lời HS trả lời HS trả lời Bài 27 (SGK – 119) a) Thêm thì: (c.g.c) b) Thêm MA = ME thì: (c.g.c) c) Thêm AC = BD thì: (c.g.c) HĐ2: Chữa bài tập 29 (SGK) (10') GV gọi HS đọc đề bài GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL và trình bày lời chứng minh GV gọi HS nhận xét HS đọc đề bài 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL và chứng minh HS nhận xét Bài 29 (SGK – 120) GT AB = AD (BAx, D Ay) BE = DC (EBx, C Dy) KL ∆ABC = ∆ADE Chứng minh: Ta có: AB = AD (gt) BE = DC (gt) Suy ra AE = AC Xét ∆ABC và ∆ADE có AB = AD (gt) chung AC = AE (cmt) ∆ABC = ∆ADE (c.g.c) HĐ3: Chữa bài tập 31 (SGK) (12') GV gọi HS đọc đề bài ? Cần xét những vị trí nào của điểm M? Cần xét 2 vị trí: M là trung điểm của AB và M không là trung điểm của AB GV gọi 1 HS lên bảng trình bày lời chứng minh GV gọi HS nhận xét HS đọc đề bài HS trả lời 1 HS lên bảng, các HS khác làm vào vở HS nhận xét Bài 31 (SGK – 120) * Nếu thì: MA = MB (H là trung điểm của AB) * Nếu thì: Xét ∆HMA () và ∆HMB () có: HA = HB (gt) MH: cạnh chung (c.g.c) MA = MB (cặp cạnh tương ứng) 4. Củng cố (3') ? Phát biểu trường hợp bằng nhau c.c.c và c.g.c của hai tam giác. 5. Hướng dẫn về nhà (2') - Tiếp tục ôn tập các kiến thức về hai tam giác bằng nhau đã học. - Xem lại các BT đã chữa. - Làm BT 28, 30, 32 (SGK) - Đọc trước §5 "Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc". IV. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn:16/11/2016 Ngày giảng: Tuần 15 Tiết 26 – §5. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ BA CỦA TAM GIÁC GÓC – CẠNH – GÓC (g.c.g) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS hiểu được trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc của hai tam giác. Từ đó áp dụng vào tam giác vuông. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ một tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề. - Biết vận dụng trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các cạnh và các góc tương ứng còn lại bằng nhau. 3. Thái độ - Tán thành, hợp tác, hưởng ứng. - Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, đo đạc, tính toán và suy luận. 4. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ và công cụ toán, năng lực năng lực sử dụng công cụ đo, vẽ, tính. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, bút dạ, phấn màu, thước thẳng có chia khoảng, compa, êke, thước đo góc, máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng có chia khoảng, compa, êke, thước đo góc. Ôn tập định nghĩa, kí hiệu hai tam giác bằng nhau; trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh và cạnh - góc - cạnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1') 7A2: 2. Kiểm tra kiến thức cũ (3') ? Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác? 3. Bài mới (37') * Đặt vấn đề (1') Nếu có thì 2 tam giác có bằng nhau không? Đó là nội dung của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1: Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề (7') GV gọi HS đọc bài toán SGK ? Để vẽ ∆ABC thỏa mãn điều kiện đề bài ta cần sử dụng những dụng cụ nào? Dụng cụ vẽ: Thước thẳng có chia khoảng, thước đo góc. GV yêu cầu HS tìm hiểu cách vẽ ? Hãy nêu cách vẽ? + Vẽ BC = 4cm.. + Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ các tia Bx và Cy sao cho . Hai tia trên cắt nhau tại A, ta được ∆ABC. GV kết luận, hướng dẫn HS vẽ hình trên bảng theo các bước đã nêu (Quy ước: 1cm trong vở ứng với 10cm trên bảng) GV lưu ý HS về “góc kề”. HS đọc đề bài HS trả lời HS đọc SGK HS trả lời HS theo dõi, vẽ hình vào vở HS nghe 1. Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề * Bài toán (SGK) - Cách vẽ: + Vẽ BC = 4cm.. + Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ các tia Bx và Cy sao cho . Hai tia trên cắt nhau tại A, ta được ∆ABC. * Lưu ý (SGK) HĐ2: Tìm hiểu trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc (17') GV cho HS xét bài toán: Cho ∆ABC và ∆A'B'C' có ; ; BC = B'C'. a) Hãy đo và so sánh hai đoạn thẳng AB và A'B'. b) Nhận xét mối quan hệ giữa ∆ABC và ∆A'B'C'? GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 3'. Hết thời gian, GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày. GV gọi HS nhóm khác nhận xét. GV kết luận a) AB = A'B'. b) ∆ABC = ∆A'B'C' ? Trong bài toán trên, giả thiết là gì? Kết luận là gì? GT: ABC và ∆A'B'C' có ; ; BC = B'C'. Kết luận: ∆ABC = ∆A'B'C'. ? Nhận xét gì về vị trí của góc B và góc C với cạnh BC? Vị trí của góc B' và góc C' với cạnh B'C'? Góc B và góc C là 2 góc xen kề cạnh BC. Góc B' và góc C' là 2 góc xen kề cạnh B'C'. GV: Như vậy ∆ABC và ∆A'B'C' có một cạnh và hai góc kề tương ứng bằng nhau. Mà ta lại chỉ ra được ∆ABC = ∆A'B'C'. ? Từ đó, em rút ra được kết luận gì? Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. GV kết luận, đưa ra định lí. Giới thiệu đây là trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc. GV gọi HS đọc lại định lí GV vẽ hình GV gọi HS nêu GT, KL của định lí ? Từ trường hợp ∆ABC = ∆A'B'C' (g.c.g) ở trên ta suy ra được các cạnh tương ứng nào bằng nhau? các góc tương ứng nào bằng nhau? Suy ra AB = A'B', AC = A'C', . GV yêu cầu HS làm ?2 (SGK) HS theo dõi HS thảo luận nhóm HS trình bày HS nhận xét HS nghe HS trả lời HS trả lời HS nghe HS trả lời HS nghe HS đọc ĐL HS vẽ hình vào vở HS nêu GT, KL HS trả lời HS làm ?2 2. Trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc * Định lí (SGK) GT ∆ABC, ∆A'B'C' BC = B'C' KL ∆ABC = ∆A'B'C' ?2 H94: ∆ABD = ∆CDB (g.c.g) vì: BD chung H95: Vì mà chúng ở vị trí so le trong nên EF // GH ∆OEF = ∆OGH (g.c.g) vì: EF = GH (cmt) H96: ∆ABC = ∆EDF (g.c.g) vì: AC = EF HĐ3: Hệ quả (13') ? Từ hai tam giác bằng nhau ở H96 (?2) suy ra hai tam giác vuông bằng nhau (g.c.g) khi nào? Hai tam giác vuông bằng nhau (g.c.g) khi một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia. GV kết luận, đưa ra hệ quả 1 GV gọi HS đọc lại hệ quả GV nêu hệ quả 2 GV vẽ hình, yêu cầu HS nêu GT – KL của hệ quả GV hướng dẫn HS chứng minh HS trả lời HS nghe HS đọc hệ quả HS nghe HS nêu GT– KL HS nghe 3. Hệ quả * Hệ quả 1 (SGK) * Hệ quả 2 (SGK) GT ∆ABC, ∆DEF, BC = DF KL ∆ABC = ∆A'B'C' Chứng minh (SGK) 4. Củng cố (3') - GV hệ thống lại bài. 5. Hướng dẫn về nhà (1') - Luyện tập vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề. - Học thuộc Định lí về trường hợp bằng nhau g.c.g, các hệ quả áp dụng vào tam giác vuông. - Làm BT 33 à38 (SGK). IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày tháng năm 2016 Ký duyệt TPCM. Nguyễn Dương Thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 25 26_12540332.doc