HS1: Cho biết khi đặt tên một đường thẳng có mấy cách, chỉ ró từng cách, vẽ hình minh hoạ.
HS2: Khi nào nói ba điểm A, B, C thẳng hàng? Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng.
- Trong ba điểm đó, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Hãy viết đẳng thức tương ứng.
HS3: Cho hai điểm M, N
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Học kì I - Tiết 13: Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13
Ngày soạn: 26/12/2017
Ngày giảng: 02/01/2018
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất, cách nhận biết).
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng.
3. Tư duy và thái độ: Bước đầu tập suy luận đơn giản.
II Chuẩn bị:
1. GV: SGK, SBT, Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu
2. HS: Đọc trước bài, thước thẳng, bút chì, tẩy.
III. Phương pháp dạy học
thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,...
IV Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: 6A....
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Câu hỏi 1:
Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?
Chữa BT 64 (SGK-126)
Đáp án:
- BT 64: Vì C là trung điểm của AB nên:
CA = CB = = = 3 (cm)
Trên tia AB, vì AD DC = 1 (cm).
+ Tương tự, trên tia BA, vì BE < BC (2 cm < 3 cm) nên điểm E nằm giữa 2 điểm B và C, suy ra: CE = 1 cm 2đ
+ Điểm C nằm giữa 2 điểm D, E và CD = CE (cùng bằng 1 cm). Vậy C là trung điểm của DE.
GV nhận xét, đánh giá :
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Ôn tập lí thuyết (15’)
HS1: Cho biết khi đặt tên một đường thẳng có mấy cách, chỉ ró từng cách, vẽ hình minh hoạ.
HS2: Khi nào nói ba điểm A, B, C thẳng hàng? Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng.
- Trong ba điểm đó, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Hãy viết đẳng thức tương ứng.
HS3: Cho hai điểm M, N
- Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.
- Vẽ đường thẳng xy cắt đường thẳng a tại trung điểm I của đoạn thẳng MN.
Trên hình đó có những đoạn thẳng nào? Kể một số tia trên hình, một số tia đối nhau?
GV: Nếu MN = 5cm thì trung điểm I cách M, cách N bao nhiêu cm?
HS1: Có ba cách
HS2: Ba điểm A; B; C thẳng hàng khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng.
HS3: HS thực hiện vẽ hình.
Trên hình có :
- Các đoạn thẳng: MI; IN; MN
- Các tia: Ma; IM (hay Ia); Na’; Ia’ (hay IN)
- Các tia đối nhau là: Ia và Ia’; Ix và Iy
HS: I cách M cách N là 2,5 cm
I. Lý thuyết
1. Đường thẳng
Có ba cách đặt tên cho đường thẳng
C1: Dùng một chữ cái in thường.
C2: Dùng hai chữ cái in thường.
C3: Dùng hai chữ cái in hoa.
2. Ba điểm thẳng hàng
Điểm B nằm giữa hai điểm A và C:
AB + AC = AC
HĐ 2: Luyện tập (20')
Bài 1: Trên tia Ox xác định hai điểm A và B sao cho OA = 7 cm; OB = 3 cm.
a.Tính AB.
b.Trên tia đối của tia Ox lấy điểm C sao cho OC = 3 cm. Điểm O có là trung điểm của CB không? Vì sao?
Bài 2: (Bài 60 – SGK)
Trên tia Ox vẽ hai điểm A,B:
OA = 2cm; OB = 4cm
a, Điểm A có nằm giữa 2 điểm O và B ?
- Tính AB
c, A có là trung điểm của OB không? Vì sao?
Hs làm bài tập theo hướng dẫn của GV
Hs hoạt động nhóm lám bài tập
Bài 1:
a) Vì OB < AB nên B nằm giữa hai điểm A và O
Þ OB + AB = OA
Þ AB = OA – OB = 7 – 3 = 4 (cm)
b) O là trung điểm của đoạn thẳng CB vì OC = OB = 3cm
Bài 2: (Bài 60 SGK-125)
a, Điểm A có nằm giữa 2 điểm O, B vì A, B Î Ox
OA = 2cm ; OB = 4cm
OA < OB(2 < 4) nên A có nằm giữa O, B
b, So sánh OA và AB.
Vì A nằm giữa O, B nên
OA + AB = OB
+ AB = 4
AB = 4 – 2 = 2(cm)
mà OA = 2 cm =>AB = OA (= 2 cm)
c, A có là trung điểm của OB vì
A nằm giữa 2 điểm O, B và OA = AB
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Tiết sau kiểm tra 45’
* Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 13.doc