Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng ?
? Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, B, C không thẳng hàng ?
? Để vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng ta làm ntn ?
Yêu cầu hs vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng.
? Để nhận biết được 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng ta làm thế nào?
? Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc 1 đ/thẳng không? Vì sao?
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Học kì I - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2
Ngày soạn: 29/9/2017
Ngày giảng: 06/10/2017
§2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.
2. Kỹ năng: Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Biết sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía, khác phía, nằm giữa.
3. Tư duy và thái độ: Làm quen với hình học, bước đầu biết sử dụng công cụ vẽ.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGK, SGV, thước đo độ dài, phấn màu.
2. HS: Đọc trước bài, thước thẳng, bút chì, tẩy.
III. Phương pháp dạy học
thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,...
IV Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: 6A....
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Bài 1.
a) Vẽ điểm M và đường thẳng b sao cho M b.
b) Vẽ đ/thẳng a và điểm A sao cho: M a; A b; A a
c) Vẽ điểm N a và N b.
d) Hình vẽ có gì đặc biệt.
GV nhận xét, đánh giá: ..
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
H§1: Thế nào là ba điểm thẳng hàng (13’)
? Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng ?
? Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, B, C không thẳng hàng ?
? Để vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng ta làm ntn ?
Yêu cầu hs vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng.
? Để nhận biết được 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng ta làm thế nào?
? Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc 1 đ/thẳng không? Vì sao?
? Nhiều điểm không cùng thuộc 1 đường thẳng không ? Vì sao?
ĐVĐ. Giữa 3 điểm thẳng hàng có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
- Khi 3 điểm cùng nằm trên 1đ/thẳng
- Khi 3 điểm k cùng nằm trên một đ/thẳng.
- HS nêu
- HS lên bảng vẽ hình
- Dùng thước thẳng để kiểm tra.
- Một đ/thẳng chứa vô số điểm thuộc nó, nên có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc một đ/thẳng.
- Một đ/thẳng có vô số điểm k thuộc nó nên có nhiều điểm k thuộc đ/thẳng.
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng ?
- Ba điểm A, B, C cùng nằm trên 1 đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
- Ba điểm A, B, C không cùng nằm trên 1 đường thẳng, ta nói chúng không thẳng hàng.
H§2: Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng (13’)
Yêu cầu hs đọc bài
? Kể từ trái qua phải vị trí các điểm như thế nào với nhau?
? Trên hình có mấy điểm được biểu diễn, có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?
? Nêu nhận xét ?
? Nếu nói điểm E nằm giữa hai điểm M, N thì 3 điểm này có thẳng hàng không?
GV. Không có khái niệm nằm giữa khi 3 điểm không thẳng hàng.
- Hs trả lời
- Có 3 điểm được biểu diễn, có 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- HS nhận xét
- Ba điểm thẳng hàng
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
- B, C nằm cùng phía với A
- A, C nằm cùng phía với B
- A, B nằm khác phía với C
Nhận xét. Trong ba điểm thẳng hàng, có 1 điểm và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Chú ý: Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm còn lại thì 3 điểm đó thẳng hàng.
4. Củng cố: (10’)
? Thế nào là 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng?
? Ba điểm thẳng hàng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Bài 8 (SGK-106)
Y/c hs hoạt động cá nhân
Bài 10 (SGK-106)
- Vẽ ba điểm M, N, P thẳng hàng
- Ba điểm E, C, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C, D.
- Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng
- HS
- Cùng phía, khác phía, nằm giữa
- HS 1
- HS 2
- HS 3
Bài 8 (SGK-106)
- Ba điểm A, M, N thẳng hàng
- Ba điểm A, B, C k thẳng hàng
Bài 10 (SGK-106)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà ôn lại cách vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
- Đọc hình vẽ, nắm vững các quy ước, ký hiệu và hiểu kỹ về nó, nhớ các nhận xét trong bài.
- Làm bài 110; 11; 12; 13; 14;,(sgk – 107)
- Đọc trước bài “ Đường thẳng đi qua hai điểm”.
* Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 2.doc