Giáo án Hình học khối 6 - Học kì I - Tiết 7: Đoạn thẳng

Vẽ hai điểm A, B. Đặt mép thước thẳng đi qua hai điểm A, B. Dùng phấn vạch theo thước từ A đến B, ta được một hình. Hình này gồm bao nhiêu điểm, đó là những điểm nào?

ĐVĐ: Hình 1 khác gì so với đường thẳng và tia? Hình 1 chính là đoạn thẳng AB, vậy đoạn thẳng AB được định nghĩa như thế nào ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Học kì I - Tiết 7: Đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 Ngày soạn: 03/10/2017 Ngày giảng: 10/11/2017 §6. ĐOẠN THẲNG I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết các khái đoạn thẳng. Biết điểm thuộc đường thẳng và không thuộc đường thẳng. 2. Kỹ năng: Biết vẽ đoạn thẳng. Biết nhận dạng mét đoạn thẳng trong h́nh vẽ, đoạn thẳng cắt nhau, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng. 3. Tư duy và thái độ: Vẽ hình cẩn thận, chính xác. II Chuẩn bị: 1. GV: SGK, thước thẳng, phấn màu, 2. HS: Đọc trước bài, thước thẳng, bút chì, tẩy. III. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,.. IV Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp(1’): 6A... 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với bài mới 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ 1: Đặt vấn đề (5’) ? Vẽ hai điểm A, B. Đặt mép thước thẳng đi qua hai điểm A, B. Dùng phấn vạch theo thước từ A đến B, ta được một hình. Hình này gồm bao nhiêu điểm, đó là những điểm nào? ĐVĐ: Hình 1 khác gì so với đường thẳng và tia? Hình 1 chính là đoạn thẳng AB, vậy đoạn thẳng AB được định nghĩa như thế nào ? - Hình này gồm vô số điểm, gồm hai điểm A, B và những điểm nằm giữa A và B. HĐ 2: Đoạn thẳng AB là gì (14’) Giới thiệu và vẽ lại hình 1 ? Vậy đoạn thẳng AB được định nghĩa như thế nào? Giới thiệu cách đọc. GV yêu cầu hs làm Bài 33 (sgk – 115) Gv yêu cầu cả lớp hđ nhóm Gv gọi đại diện nhóm trình bày Gv nhận xét Bài 1: - Cho hai điểm A, B - Vẽ đoạn thẳng AB Lấy C bất kì thuộc đoạn thẳng AB. ? Trên hình có mấy đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào? ? Có nhận xét gì về các đoạn thẳng với đường thẳng chứa nó? ? Hãy rút ra nhận xét. - Hs vẽ hình - Hai hs trả lời. - Hs đọc theo Hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày Lên bảng vẽ. - Hs trả lời - Đoạn thẳng là một phần của đ/thẳng chứa nó. - Hs nhận xét. 1. Đoạn thẳng AB là gì? * Định nghĩa: (SGK – 115) Đọc là: - Đoạn thẳng AB (hay đoạn thẳng BA) - Hai điểm A, B là hai đầu mút của đoạn thẳng. Bài tập 33 (sgk – 115) Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: a) “R, S”; “R, S”; “R, S”. b) Hai điểm R, S và tất cả các điểm nằm giữa R, S. Bài 1: (bài 34) Trên hình có các đoạn thẳng: AC, CB, AB * Nhận xét: Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó. HĐ 3: Đoạn thẳng cắt đường thẳng, cắt tia, cắt đoạn thẳng (14’) ? Đường thẳng cắt nhau có mấy điểm chung? ? Đường thẳng song song có mấy điểm chung? GV. Vị trí của đ/thẳng căn cứ vào số điểm chung và nếu có 1 điểm chung thì nó sảy ra vị trí cắt nhau, chúng ta đã được học đ/thẳng, đoạn thẳng, tia. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số vị trí xảy ra giữa chúng. Quan sát H33, H34, H35. ? Nhận dạng và mô tả từng trường hợp trong hình vẽ? - 1 điểm chung - không có điểm chung - Quan xát và nhận dạng từng vị trí xảy ra Hs mô tả từng trường hợp 2. Đoạn thẳng cắt đường thẳng, cắt tia, cắt đoạn thẳng. H33: AB CD = {O} H34: AB Ox = {A} H35:AB xy = {A} 4. Củng cố : (10’) ? Nhắc lại định nghĩa đoạn thẳng AB Gv yêu cầu làm bài tập 35 (SGK-116) Gọi M là một điểm bất kỳ trên đoạn thẳng AB, điểm M nằm ở đâu? Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau. a) Điểm M phải trùng với điểm A. b) Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B. c) Điểm M phải trùng với điểm B. d) Điểm M hoặc trùng A, hoặc nằm giữa A và B, hoặc trùng với điểm B. Bài 36(SGK-116) y/c hs đọc bài và vẽ hình 36 ? Đ/thẳng a có đi qua mút của đoạn thẳng nào không ? ? Đ/thẳng a cắt những đoạn thẳng nào ? ? Đ/thẳng a không cắt đoạn thẳng nào ? Nêu định nghĩa. Hs: Chọn câu trả lời đúng Hs nhận xét Hs ghi vào vở Bài 35 (SGK-116) Đáp án: a) Sai. b) Sai. c) Sai. d) Đúng. Bài 36(SGK-116) a) Đ/thẳng a k đi qua mút của đoạn thẳng nào. b) Đ/thẳng a cắt những đoạn thẳng: AB và AC. c) Đ/thẳng a không cắt đoạn thẳng BC 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Thuộc và hiểu định nghĩa đoạn thẳng. - Luyện vẽ hình biểu diễn đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đ/thẳng. - Làm bài tập 37, 38, 39 (sgk – 116). * Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiết 7.doc
Tài liệu liên quan