Giới thiệu chương trình học kì II: chương II: Góc
GV yêu cầu:
- Vẽ một đường thẳng và đặt tên
- Vẽ hai điểm thuộc đường thẳng; 2 điểm không thuộc đường thẳng và đặt tên các điểm.
GV: Hình vừa vẽ gồm 5 điểm và một đường thẳng cùng được vẽ trên mặt bảng hoặc trên trang giấy. Mặt bảng, mặt trang giấy cho ta hình ảnh của một mặt phẳng.
? Đường thẳng có bị giới hạn không?
? Đường thẳng (a) vừa vẽ đã chia mặt bảng thành mấy phần?
GV chỉ rõ hai nửa mặt phẳng
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Học kì II - Tiết 15: Nửa mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15
Ngày soạn: 12/01/2018
Ngày giảng: 6A: 19/01/2018
CHƯƠNG II: GÓC
§1. NỬA MẶT PHẲNG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu về mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho. HS hiểu về tia nằm giữa 2 tia khác.
2. Kỹ năng: Nhận biết nửa mặt phẳng. Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
3. Tư duy và thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo và tính toán hợp lí
II Chuẩn bị:
1. GV: SGK, thước thẳng, phấn màu.
2. HS: Đọc trước bài, thước thẳng, bút chì, tẩy.
III. Phương pháp dạy học
thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,...
IV Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: (1’) 6A
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu chương và bài mới (5’)
Giới thiệu chương trình học kì II: chương II: Góc
GV yêu cầu:
- Vẽ một đường thẳng và đặt tên
- Vẽ hai điểm thuộc đường thẳng; 2 điểm không thuộc đường thẳng và đặt tên các điểm.
GV: Hình vừa vẽ gồm 5 điểm và một đường thẳng cùng được vẽ trên mặt bảng hoặc trên trang giấy. Mặt bảng, mặt trang giấy cho ta hình ảnh của một mặt phẳng.
? Đường thẳng có bị giới hạn không?
? Đường thẳng (a) vừa vẽ đã chia mặt bảng thành mấy phần?
GV chỉ rõ hai nửa mặt phẳng
- Hs theo dõi
- 1HS lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ trên bảng con.
HS: Không.
HS: Chia làm hai phần ( còn gọi là 2 nửa)
HĐ2: Nửa mặt phẳng bờ a (15’)
GV cho HS nhắc lại và tìm thêm hình ảnh của mặt phẳng.
? Mặt phẳng có giới hạn không?
GV: Đường thẳng a trên mặt phẳng của bảng chia mặt phẳng thành 2 phần riêng biệt, mỗi phần
- HS cho ví dụ.
1. Nửa mặt phẳng bờ a
được coi là nửa mặt phẳng bờ a.
? Vậy thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
GV nêu khái niệm.
? Hãy chỉ rõ từng nửa mặt phẳng bờ a trên hình?
GV : giới thiệu 2 nửa mặt phẳng đối nhau
GV: Để phân biệt 2 nửa mặt phẳng chung bờ a người ta thường đặt tên cho nó.
Cho HS quan sát hình 2 SGK, rồi hướng dẫn cách gọi tên nửa mặt phẳng. giới thiệu hai điểm cùng phía, hai điểm nằm khác phía.
GV: Cho HS làm ?1 SGK
GV vẽ hình và yêu cầu HS chỉ rõ và đọc tên nửa mặt phẳng trên hình vẽ.
- 2 HS nêu lại khái niệm nửa mặt phẳng bờ a.
- HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 HS nhắc lại và cả lớp ghi vào vở.
- HS quan sát hình vẽ chú ý cách đọc của GV rồi trả lời ?1 SGK
Nhận xét:
HS Làm theo yêu cầu của GV
a) ĐN(sgk)
b) Gọi tên
- Nửa mp (I)
- Nửa mp bờ a chứa điểm M
- Nửa mp bờ a k chứa điểm P
c) Nhận xét: (sgk)
+ M, N cùng phía với a thì đoạn thẳng MN không cắt a
+ MN khác phía với a thì đoạn thẳng MN cắt a
?1.
a) Nửa mp bờ a chứa điểm N
Nửa mp bờ a k chứa điểm N
b)
- MN Ç a = {Æ}
- MP Ç a = {I}
HĐ3: Tia nằm giữa hai tia (13')
GV yêu cầu:
- Vẽ 3 tia Ox;Oy; Oz chung gốc.
- Lấy hai điểm M; N, MÎtia Ox ; N Î tia Oy
-Vẽ đoạn thẳng MN. Quan sát hình 1 cho biết tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không?
GV:ở hình 1Tia Oz cắt MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
- Hình 2, 3, 4, tia Oz có nằm giữa hai tia Ox; Oy không? Vì sao?
GV nhấn mạnh: Trường hợp Ox và Oy đối nhau thì Oz vẫn cắt M , N tại O. Trường hợp hình 3a, b giúp ta nhận biết một tia nằm giữa hai tia khác.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
HS: Trả lời
2. Tia nằm giữa hai tia
* ở hình trên tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
4. Củng cố: (10’)
Y/c hs làm bài 1,2,3 SGK
Bài 1: Làm bài 2 SGK
Bài 2: Làm bài tập 3: GV đưa bảng chuẩn bị sẵn để HS điền.
HS: Trả lời miệng bài 1; 2
- Bài 3 hs lên bảng thực hiện
Bài 1: Có
Bài 2:
a) mặt phẳng
b) đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A và B.
Bài 3 SGK
a) nửa mặt phẳng đối nhau.
b) . đoạn AB tại điểm nằm giữa A và B.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài theo SGK và vở ghi, nhận biết được nửa mặt phẳng, nhận biết được tia nằm giữa hai tia khác.
- Làm các bài tập: 4, 5 (SGK-73) ; 1, 4, 5 (SBT-52)
- Hướng dẫn Bài 5 : Vẽ hình theo đúng mô tả của bài toán. Dựa vào hình 3a, b để trả lời.
- Chuẩn bị cho bài sau: Đọc trước bài 2 Góc
- Chuẩn bị thước thẳng, bút chì, com pa.
* Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 15. NỬA MẶT PHẲNG.doc