GV: Vẽ hình tam giác ABC (như hình 53 SGK). Chỉ vào hình vẽ và giới thiệu đó là tam giác ABC. Vậy tam giác ABC là gì?
GV: Vẽ hình:
Cho biết hình trên có phải là tam giác ABC?
GV: Giới thiệu tiếp ký hiệu như SGK và cách đọc tam giác.
GV: Giới thiệu cạnh, đỉnh, góc của tam giác như SGK.
GV: Lấy điểm M nằm trong tam giác và điểm N nằm ngoài tam giác để giới thiệu điểm nằm trong và ngoài của tam giác.
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Học kì II - Tiết 26: Tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26
Ngày soạn: 06/4/2018
Ngày giảng: 6A: 13/4/2018
§9. TAM GIÁC
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết được định nghĩa được tam giác, hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì.
2. Kỹ năng: HS biết vẽ tam giác, biết gọi tên và ký hiệu tam giác, nhận biết được điểm nằm bên trong và bên ngoài tam giác.
3. Tư duy và thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong đo và vẽ hình.
II Chuẩn bị:
1. GV: SGK,: Thước đo độ dài, bộ hình học lớp 6
2. HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập môn toán.
III. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề.
IV Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: (1’) 6A
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi 1: Thế nào là đường tròn, hình tròn. Chỉ ra sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn?
Đáp án: (SGK)
GV nhận xét: ........................
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Tam giác ABC là gì (14’)
GV: Vẽ hình tam giác ABC (như hình 53 SGK). Chỉ vào hình vẽ và giới thiệu đó là tam giác ABC. Vậy tam giác ABC là gì?
GV: Vẽ hình:
Cho biết hình trên có phải là tam giác ABC?
GV: Giới thiệu tiếp ký hiệu như SGK và cách đọc tam giác.
GV: Giới thiệu cạnh, đỉnh, góc của tam giác như SGK.
GV: Lấy điểm M nằm trong tam giác và điểm N nằm ngoài tam giác để giới thiệu điểm nằm trong và ngoài của tam giác.
HS: Trả lời như SGK.
HS: Rút ra định nghĩa tam giác ABC.
HS: Quan sát hình vẽ của GV. Trả lời: Không phải vì ba điểm A, B, C thẳng hàng
HS: Nhận biết điểm nằm trong và nằm ngoài tam giác.
1. Tam giác ABC là gì?
+ Định nghĩa: SGK trang 93
+ Tam giác ABC, ký hiệu: .
+ Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác.
+ Ba đoạn thẳng AB, AC và BC là ba cạnh của tam giác.
+ Ba góc: BAC, CBA, ACB là ba góc của tam giác.
HĐ 2: Vẽ tam giác (13')
GV: Nêu ví dụ như SGK:
Vẽ DABC, biết BC = 4cm,
AB = 3cm, AC = 2cm.
(Nhấn mạnh lại các bước vẽ một tam giác khi biết độ dài ba cạnh của nó.)
HS: Vẽ lại hình vào vở.
HS: Tiến hành theo các bước vẽ như SGK.
2. Vẽ tam giác:
* Cách vẽ
- Vẽ BC = 4cm
- Vẽ ( B; 3cm); (C; 2cm)
- Lấy giao điểm của hai cung, trên gọi giao điểm đó là A.
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta có DABC.
4. Củng cố : (10’)
GV: Tam giác ABC là gì?
GV: Ta có thể vẽ được một tam giác khi biết độ dài của ba cạnh, vẽ thế nào?
GV: Yêu cầu HS làm bài tập.
Bài tập 43, 44 SGK:
GV: Cho HS làm tại chỗ, gọi đại diện trình bày.
GV: Nhận xét, sửa chữa trình bày của HS.
HS: Trả lời các câu hỏi của GV. Nêu định nghĩa và cách vẽ tam giác khi biết độ dài các cạnh.
HS: làm bài tập 43, 44 SGK.
Lần lượt các HS thay nhau trình bày. HS khác nhận xét.
1. Bài tập 43 SGK:
a) Ba đoạn thẳng MN, NP, MP. Khi ba điểm M, N, P không thẳng hàng.
b) Gồm ba đoạn thẳng TU, UV, TV. Khi ba điểm T, U, V không thẳng hàng.
2. Bài tập 44 SGK:
Tên tam giác
Tên 3 đỉnh
Tên 3 góc
Tên 3 cạnh
A, B, I
AI, AB, IB
A, I, C
AI, AC, IC
A, B, C
AB, BC, AC
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học bài theo SGK.
- Làm các bài tập SGK.
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập chương II.
- Hệ thống lại các kiến thức đã được học trong chương II.
- Trả lời các câu hỏi ôn tập chương.
* Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 26. Tam giác.doc