Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 1 đến tiết 38

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong tiết học

3. Bài mới

- Mục tiêu: Đặt vấn đề.

- Đồ dùng dạy học:

- Cách tiến hành: GV đặt vấn đề ôn tập cuối năm.

Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết

- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức cơ bản đã học.

- Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, thước đo góc, compa

- Cách tiến hành:

 

docx88 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 1 đến tiết 38, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập và thực hành. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra: - Trên tia Ox, xác định hai điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm. - Trong ba điểm A, O, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? - Tính độ dài đoạn thẳng AB. So sánh OA, OB. * Đặt vấn đề: (Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK ở phần đầu bài). M là trung điểm của đoạn thằng AB. Vậy M có tính chất gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ 1: Trung điểm của đoạn thẳng - Quan sát hình trong bài kiểm ta thấy A nằm giữa O và B, OA = OB. Ta nói A là trung điểm của OB. - Quan sát hình 61 SGK và trả lời trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ? - Muốn xác định một điểm có phải là trung điểm của một đoạn thẳng, ta cần xét các yêu cầu nào ? - GV giới thiệu tên gọi khác của trung điểm. HĐ 2: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng - GV hướng dẫn HS vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB bằng cách dặt đoạn thẳng AM = AB/2. - GV hướng dẫn cách gấp giấy để tìm trung điểm của đoạn thẳng. - HS thực hiện theo hướng dẫn. HS đọc phần ?. và trả lời GV chốt lại. 1. Trung điểm của đoạn thẳng : * Định nghĩa : Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB). - Trung điểm M của đoạn thẳng AB còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB. 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng : Ví dụ : Cho đoạn thẳng AB = 5 cm Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng ấy . Ta có : MA + MB = AB MA = MB A M B 2,5 cm Þ MA = MB = = 2,5 cm Chú ý : Ta có thể vẽ đoạn AB trên giấy can rồi gấp giấy sao cho điểm B trùng vào điểm A . Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm M cần xác định . ? Chia đôi sợi dây có độ dài bằng độ dài thanh gỗ, dùng đoạn dây đã chia đôi để xác định độ dài thanh gỗ. 4. Củng cố - Phân biệt điểm nằm giữa, điểm chính giữa. - HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài. - Làm bài tập 60, 61, 63 (SGK- 125-126) - GV chốt lại kiến thức cơ bản của bài. 5. Dặn dò - Học bài theo SGK và làm các bài tập 62, 64 SGK. - Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập để tiết sau : Ôn tập chương I. @ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 13 - Tiết: 13 ÔN TẬP CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU * Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, tia, đường thẳng, đoạn thẳng. * Kỹ năng:- Sử dụng thành thạo các dụng cụ học tập để đo, vẽ các hình đã học. Bước đầu tập suy luận. * Thái độ:- Có ý thức tự giác, nghiêm túc, tính cẩn thận chính xác khi áp dụng và suy luận. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ vẽ hình của phần đọc hình SGV/171, thước, compa. - HS: Thước, compa. III. PHƯƠNG PHÁP - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Xen kẽ trong tiết học. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Nhận dạng hình và đọc hình GV treo bảng phụ A B C A B m n x O x’ A B y A B A M B A M B Hoạt động 2: Bài tập Bài 2: Cho học sinh lên vẽ hình còn lại vẽ tại chỗ. GV thu bài một số học sinh và nhân xét Bài 3: cho học sinh lên thực hiện số còn lại là trong nháp Khi AN // a thì hai đường thẳng AN và a có điểm chung không ? => Kết luận ? Bài 6 GV cho một học sinh lên vẽ hình. Điểm nào nằm giữa? vì sao ? Để so sánh AM và MB ta phải tính được đoạn nào ? Muốn tính MB ta dựa vào điều gì ? MB = ? => Kết luận ? Lúc này M là gì của đoạn thẳng AB ? Cho học sinh nêu cách vẽ và lên thực hiện. GV hướng dẫn học sinh vẽ hình 4. Củng cố Kết hợp trong ôn tập Điểm B thuộc đường thẳng a, điểm A không thuộc a Ba điểm A, B, C thẳng hàng Qua hai điểm chĩ vẽ được một đường thẳng Hai đường thẳng cắt nhau Hai đường thẳng m và n song song với nhau Hai tia Ox và Ox’ đối nhau Hai tia AB và Ay trùng nhau Đoạn thẳng AB Điểm M nằm giữa A và B Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB Học sinh vẽ hình Học sinh vẽ hình, nhận xét Không Vậy khi AN //a không vẽ được điểm S Học sinh nhận xét M nằm giữa A, B Vì AM < AB MB Điểm M nằm giữa => AM + MB = AB => MB = 3 cm => AM = MB Trung điểm của AB Trên tia AB vẽ AM = 3,5 cm Học sinh vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên. A.Ôn tập lý thuyết B.Bài tập Bài 2 Sgk/127 Bài 3 Sgk/127 x a M N A S y Khi AN // a thì không vẽ được điểm S vì hai đường thẳng song song thì không có điểm chung. Bài 6 Sgk/127 A 3cm M B 6cm a. Điểm M nằm giữa A và B Vì : AM < AB b. Vì M nằm giữa A, B nên AM + MB = AB => MB = AB – AM MB = 6 – 3 = 3 (cm) Vậy AM = MB c. M là trung điểm của AB vì M nằm giữa và cách đều A, B Bài 7 Sgk/127 A M B 7 cm Bài 8 Sgk/127 5. Dặn dò - Về coi lại lý thuyết, nhận dạng được đường thẳng, tia, tia đối nhau, đoạn thẳng và cách vẽ các hình đó. - Xem lại cách dạng bài tập về tính độ dài một đoạn khi biết độ dài một đoạn và một điểm nằm giữa. - Chuẩn bị các dụng cụ vẽ hình tiết sau kiểm tra 45’. @ Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 14 - Tiết: 14 KIỂM TRA 45’ 1. Mục đích của đề kiểm tra Phạm vi kiến thức: từ tiết 01 đến tiết 13 theo phân phối chương trình. Mục đích kiểm tra: Đối với HS: kiểm tra việc nắm vững kiến thức của HS về các nội dung đã học ở trong chương I. Đối với GV: qua việc kiểm tra việc nắm kiến thức của HS, GV phân loại được học sinh và có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học hoặc kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho HS. 2. Hình thức kiểm tra Tự luận 100%. 3. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng 1. Điểm. Đường thẳng. Biết dùng các kí hiệu ,để thể hiện 1 điểm thuộc hoặc không thuộc 1 đường thẳng. Số câu hỏi 1 C1 1 C1 Số điểm 1 1 2. Ba điểm thẳng hang. Đường thẳng đi qua hai điểm. Chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng trên hình vẽ. Số câu hỏi 1 C2 1 C2 Số điểm 2 2 3. Tia. Đoạn thẳng. Vẽ được 1 tia, vẽ được 1 đoạn thẳng. Số câu hỏi 1 C3 1 C3,C4 Số điểm 2 2 4. Độ dài đoạn thẳng. Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải bài toán đơn giản. Số câu hỏi 1 C5 1 C5 Số điểm 2 2 5. Trung điểm của đoạn thẳng. Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng Biết vận dụng định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng để tính độ dài của đoạn thẳng, để chứng tỏ một điểm là trung điểm (hoặc không là trung điểm) của một đoạn thẳng Số câu hỏi 1 C4 1 C6 1 C2 Số điểm 1 2 5 Tổng số câu 2 2 2 6 Tổng số điểm 3 3 4 10 4. Nội dung đề kiểm tra Câu 1: (1 điểm) Cho hình vẽ bên. Điền kí hiệu thích hợp vào ô trống: M a; M c; N ; N b; P c; c. Câu 2: (2 điểm) Cho hình sau. Nêu những bộ ba điểm thẳng hàng. Câu 3: (2 điểm) Trên đường thẳng a lấy 4 điểm A, B, C, D phân biệt. Hỏi có mấy đoạn thẳng? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy? Câu 4: (1 điểm) Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng ấy. Câu 5: (2 điểm) Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết AB = 6cm; AM = 2m. Tính độ dài BM. Câu 6: (2 điểm) Điểm A, B thuộc tia Ox và OA = 3cm; OB = 6cm như hình vẽ sau. So sánh OA và AB. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao? 5. Tóm tắt đáp án và biểu điểm Câu Đáp án Điểm 1 M a; M c; N a; N b; P c; N c. 1 2 Những bộ ba điểm thẳng hàng là: ž A, M, B thẳng hàng; ž A, C, P thẳng hàng; ž M, N, P thẳng hàng; ž B, N, C thẳng hàng. 2 3 ž Vẽ hình: ž Có tất cả 6 đoạn thẳng: AB, AC, AD, BC, BD, CD 2 4 ž Hình vẽ như sau: 1 5 ž Vẽ hình: ž M nằm giữa A và B ta có: AM + MB = AB 2 + MB = 6 MB = 4(cm) 2 6 a) Điểm A nằm giữa O và B nên: OA + AB = OB 3 + AB = 6 AB = 3(cm) Suy ra AB = OA ( = 3cm) b) A nằm giữa O và B đồng thời OA = AB nên A là trung điểm của OB 2 @ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 15 - Tiết: 15 TRẢ BÀI KIỂM TRA 45’ I. Các lỗi sai thường mắc của học sinh II. Rút kinh nghiệm đề kiểm tra ------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG II: GÓC Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 20 - Tiết: 16 §1. NỬA MẶT PHẲNG I. MỤC TIÊU * Kiến thức: Biết khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho. Nhận biết được tia nằm giữa hai tia. * Kĩ năng: Nhận biết được nửa mặt phẳng. Biết vẽ tia nằm giữa hai tia khác. * Thái độ: Vẽ hình đúng, chính xác. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. - HS: Thước thẳng, bảng nhóm, nháp. III. PHƯƠNG PHÁP - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 2. Kiểm tra bài cũ - Yc 1 HS lên bảng thực hiện: 1. Vẽ 1 đường thẳng và đặt tên. 2. Vẽ 2 điểm thuộc đường thẳng; 2 điểm không thuộc đường thẳng vừa vẽ và đặt tên cho các điểm đó. - Cho HS nhận xét, bình điểm. - Nhận xét - Giới thiệu: điểm và đường thẳng là 2 hình cơ bản, đơn giản nhất. Hình vừa vẽ gồm 4 điểm và 1 đường thẳng cùng được vẽ trên mặt bảng hoặc trên trang giấy. Mặt bảng, trang giấy cho ta hình ảnh của 1 mặt phẳng. ? Đường thẳng có giới hạn không. ? Đường thẳng a chia mặt phẳng thành mấy phần. - Chỉ rõ 2 nửa mặt phẳng. - 1HS lên bảng t/hiện. HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe. - Suy nghĩ, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Chú ý quan sát. 3. Bài mới - Đưa ra h/ ảnh của mặt phẳng. ? Mặt phẳng có giới hạn không. - Yc HS lấy VD về h/ảnh của mặt phẳng trong thực tế. - Nêu khái niệm nửa mặt phẳng (SGK – 72). ? Chỉ rõ từng nửa mặt phẳng bờ a trên hình. - Vẽ đthẳng xy, chỉ rõ từng nửa mặt phẳng trên hình. - Giới thiệu: 2 nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau. Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của 2 nửa mặt phẳng đối nhau. - Để phân biệt 2 nửa mặt phẳng chung bờ ta thường đặt tên cho nó.(Minh hoạ trên hình vẽ). - Giới thiệu cách gọi tên nửa mặt phẳng. ? Chỉ rõ và đọc tên nửa mặt phẳng trên hình vẽ. - 2 điểm N, P nằm cùng phía đối với đường thẳng a. - 2 điểm M, P nằm khác phía đối với đường thẳng a. ? Tương tự, 2 điểm M, N đối với đường thẳng a như thế nào. - Lắng nghe, ghi bài - Suy nghĩ, trả lời. - Đọc khái niệm (SGK – 72). - T/ hiện yêu cầu. - 1HS lên bảng t/hiện. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe, ghi vở. - Chú ý lắng nghe. - Lắng nghe. - Trả lời miệng. - Chú ý lắng nghe. 1. Nửa mặt phẳng bờ a. a) Mặt phẳng. - Mặt trang giấy, mặt bảng, mặt tường, mặt nước lặng sóng... là h/ảnh của mặt phẳng. b) Nửa mặt phẳng bờ a. - Khái niệm: SGK - 72 N M (I) P (II) - 2 nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau. - Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của 2 nửa mặt phẳng đối nhau. E (I) m (II) F Hoạt động 3: Tia nằm giữa hai tia - Đưa hình vẽ lên bảng phụ. + 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc. + Lấy 2 điểm M, N: M tia Ox, M O N tia Oy, N O ? Ở hình 1 tia Oz cú cắt đoạn thẳng MN khụng. - Nhận xét, chốt lại. ? Ở hình 2, 3, 4 tia Oz có nằm giữa 2 tia Ox, Oy không? Vì sao? - Chú ý quan sát. - Suy nghĩ, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. 2. Tia nằm giữa hai tia. - Tia Oz cắt MN tại 1 điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy. - Hình 2, 3: tia Oz không cắt đoạn thẳng MN nên tia Oz không nằm giữa 2 tia Ox, Oy. 4. Củng cố - Cho HS làm bài tập 3 (73 SGK) - Đưa bài tập sau lên bảng phụ: Chỉ ra tia nằm giữa 2 tia còn lại? Giải thích? - Trả lời miệng. - Trả lời miệng. 3. Luyện tập Bài tập 3 (73 SGK) a) Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của 2 nửa mặt phẳng đối nhau. b) Cho 3 điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa 2 tia OA, OB khi tia Ox cắt đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A, B. 5. Dặn dò Học kĩ lí thuyết, nhận biết được nửa mặt phẳng, nhận biết được tia nằm giữa 2 tia khác. BTVN: 1, 2, 4, 5 (73 – SGK). Nhận xét giờ học. @ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 21 - Tiết: 17 §2. GÓC I. MỤC TIÊU * Kiến thức: Biết khái niệm góc, góc bẹt. * Kĩ năng: Biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc. * Thái độ: Vẽ hình đúng, chính xác, cẩn thận, tập trung. II. CHUẨN BỊ * GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa, phấn màu. * HS: Thước thẳng, compa, bảng nhóm, nháp. III. PHƯƠNG PHÁP - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn đinh lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 2. Kiểm tra bài cũ Nêu câu hỏi kiểm tra: ? Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? Thế nào là 2 mặt phẳng đối nhau? - Vẽ đường thẳng aa’, lấy điểm O aa’, chỉ rõ 2 nửa mặt phẳng có bờ chung là aa’. HS2: Vẽ 2 tia Ox, Oy. Trên hình vẽ có những tia nào? Các tia đó có đặc điểm gì? - Cho HS nhận xét, bình điểm. - HS1 lên bảng t/ hiện - HS2 lên bảng t/hiện. - Nhận xét. x O y 3. Bài mới - Từ phần kiểm tra bài cũ, hình thành khái niệm góc. - Yc HS nêu lại đ/ nghĩa góc. - Chỉ ra các thành phần của góc và kí hiệu góc. - Yc : Hãy vẽ 2 góc và đặt tên, viết kí hiệu góc. - Đưa ra bài tập , yc HS lên bảng điền. - Chú ý lắng nghe. - Đọc đ/ nghĩa (SGK) - Lắng nghe, ghi bài. - 1HS lên bảng t/hiện. Dưới lớp vẽ vào vở. - T/ hiện yêu cầu. 1. Khái niệm góc. * Định nghĩa: SGK. O đỉnh góc. Ox, Oy là cạnh góc. - Đọc là: góc xOy (hoặc góc yOx, hoặc góc O). - Kí hiệu: xOy (yOx, hoặc O). Hoặc kí hiệu là: xOy; yOx; O. - Lưu ý: Đỉnh góc viết ở giữa và viết to hơn 2 chữ bên cạnh. Hoạt động 3: Định nghĩa góc bẹt ? Trên hình này có góc nào không. Nếu có hãy chỉ rõ. ? Góc aOa’ có đặc điểm gì. - Chốt lại đ/ nghĩa góc bẹt. - Yc HS lên bảng vẽ 1 góc bẹt và đặt tên. - Tìm hình ảnh của 1 góc bẹt trong thực tế. - Dùng 1 chiếc đồng hồ to chỉ rõ h/ ảnh của góc do 2 kim đồng hồ tạo thành trong các trường hợp (góc bất kì, góc bẹt). - Suy nghĩ, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Đọc đ/ nghĩa SGK. - 1HS lên bảng t/ hiện Dưới lớp làm vào vở. - Chú ý quan sát. 2. Góc bẹt. - Định nghĩa: SGK Hoạt động 4: Vẽ góc, điểm nằm trong góc ? Để vẽ góc xOy ta vẽ lần lượt như thế nào. - Vẽ góc aOc, tia Ob nằm giữa tia Oa và Oc. ? Trên hình có mấy góc, đọc tên. Yc HS hoạt động nhóm : - Vẽ góc bẹt mOn, vẽ tia Ot, Ot’. Kể tên các góc trong hình. - Giới thiệu: Để thể hiện rõ góc mà ta đang xét, người ta thường dùng các vòng cung nhỏ nối 2 cạnh của góc. Để dẽ phân biệt các góc chung đỉnh, ta còn có thể dùng kí hiệu chỉ số. VD: O1; O2; O3 ....... - ở góc xOy, lấy điểm M ta nói: điểm M là điểm nằm trong góc xOy. ? Vẽ tia OM, trong 3 tia Ox, OM, Oy tia nào nằm giữa 2 tia còn lại. - Chốt lại: Điểm M nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa 2 tia Ox, Oy. Khi đó ta còn nói tia OM là tia nằm trong góc xOy. - Vẽ điểm N nằm trong góc bOc, điểm K không nằm trong góc bOc. - Chú ý: Khi 2 cạnh của góc không đối nhau mới có điểm nằm trong góc. - Suy nghĩ, trả lời. - 1HS lên bảng t/ hiện Dưới lớp làm vào vở. - Trả lời miệng. - T/ hiện yc. - Thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi vào bảng nhóm. - HS các nhóm báo cáo kết quả. - HS các nhóm cùng chia sẻ hoạt động với nhóm bạn. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Nhìn hình vẽ, trả lời - Chú ý lắng nghe. - 1HS lên bảng t/hiện Dưới lớp làm vào vở. 3. Vẽ góc. . m O n 4. Điểm nằm trong góc. 4. Luyện tập, củng cố - Nêu đ/ nghĩa góc, góc bẹt. - Có những cách nào đọc tên góc trong hình sau. - Làm bài tập 6 (75 SGK): Phát phiếu học tập cho HS(4’) - Nhắc lại đ/nghĩa. - Đọc tên các góc. - Làm bài trên phiếu học tập. 5. Luyện tập. a O b - Thu phiếu, nhận xét. 5. Dặn dò Học thuộc lý thuyết. BTVN: 8, 9, 10 (75 SGK); 7, 10 (53 SBT). Giờ sau mang thước đo góc có ghi độ theo 2 chiều. Nhận xét giờ học. @ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 22 - Tiết: 18 §3. SỐ ĐO GÓC I. MỤC TIÊU * Kiến thức: Biết được mỗi góc có một số đo xác định. Biết định nghĩa góc vuông, nhọn, tù, bẹt. * Kĩ năng: Biết đo góc bằng thước đo góc. Biết so sánh hai góc. * Thái độ: Vẽ và đo góc cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, đồng hồ có kim. - HS: Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, nháp. III. PHƯƠNG PHÁP - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn đinh lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 2. Kiểm tra bài cũ Nêu câu hỏi kiểm tra: - Vẽ góc xOy, chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc. - Vẽ tia Oz nằm giữa 2 cạnh của góc. ? Trên hình vừa vẽ có mấy góc? Viết tên các góc đó? - Chỉ đạo HS nhận xét, bình điểm. - Nhận xét, cho điểm. Đặt vấn đề vào bài: Trên hình vừa vẽ ta có ba góc, làm thế nào để có thể so sánh được các góc với nhau? Muốn vậy ta phải dựa vào một đại lượng gọi là số đo góc mà bài hôm nay ta sẽ học. - HS1 lên bảng thể hiện - Nhận xét. - Lắng nghe. x z O y 3. Bài mới - Vẽ góc xOy. - Yc HS nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp quan sát dụng cụ thước đo góc (3’). ? Để đo góc ta dùng dụng cụ gì? ? Mô tả cấu tạo của thước đo góc. - Nhận xét, chốt lại. ? Muốn đo góc ta phải đặt thước như thế nào? - Nhận xét và thao tác lại cách đo góc. - Cách đo góc xOy bằng thước : + Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc đi qua vạch 00 của thước. + Nhìn xem cạnh kia của góc đi qua vạch nào trên thước đo góc, giả sử cạnh đó đi qua vạch 1050 ta nói góc xOy có số đo bằng 105 độ. ? Đọc SGK và cho biết đơn vị của số đo góc là gì? - Yc 1HS lên bảng t/ hiện đo góc xOy ở phần kiểm tra. - Gọi 1 HS khác lên kiểm tra. - GV kiểm tra lại. - Yc HS vẽ 1 góc bẹt vào vở, t/ hiện đo góc đó - Sau khi đo cho biết mỗi góc có mấy số đo? Số đo góc bẹt là bao nhiêu độ? Có nhận xét gì về số đo các góc so với 1800? - Đưa ra nhận xét (77 SGK). - YC Hs Hoạt động cá nhân, làm ?1 và ghi kết quả ra bảng con (3’). - Nhấn mạnh lại phần chú ý. ĐVĐ : Ta đã biết mỗi góc có một số đo xác định, số đo góc là một số dương. Vậy ta đã có thể giải quyết được vấn đề đặt ra ở đầu bài là ta dùng số đo góc để so sánh hai góc vậy cách so sánh như thế nào thì ta tìm hiểu sang phần 2. - Nghiên cứu thông tin SGK. - Suy nghĩ, trả lời. - 1 – 2HS trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Quan sát. - Trả lời. - 1HS trả lời - Quan sát. - 1HS lên bảng thực hiện. - T/ hiện đo trực tiếp trên vở Suy nghĩ trả lời - Chú ý lắng nghe. - Thực hiện yêu cầu đo trực tiếp trong SGK. - Chú ý lắng nghe. 1. Đo góc - Dụng cụ đo góc: thước đo góc. - Cách đo: SGK – 76. Kí hiệu : hay - Đơn vị đo góc: là độ, đơn vị nhỏ hơn độ là phút, giây. 1 độ kí hiệu là 10, 1 phút kí hiệu là 1’; 1 giây kí hiệu là 1”. 10 = 60’; 1’ = 60’’ - Ví dụ: 35 độ 20 phút: 350 20’ = 1100 = 1800 - Nhận xét: 77 – SGK. - Làm ?1: Độ mở của kéo là : 600; Độ mở của compa là 520 - Chú ý: 77 – SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách so sánh hai góc - Đưa bảng phụ vẽ sẵn hình14, 15 SGK. - Gọi 1HS lên bảng đo các góc trên bảng phụ. - Hãy so sánh về độ lớn của các góc ở mỗi hình bên. ? Để so sánh hai góc ta căn cứ vào đâu. ? Hai góc bằng nhau khi nào? ? Trong hai góc không bằng nhau, góc nào là góc lớn hơn. - Hoạt động cá nhân làm ?2. - Báo cáo kết quả. - Quan sát hình vẽ. - 1HS lên bảng, dưới lớp vẽ vào vở. So sánh - So sánh các số đo của chúng. Số đo của chúng bằng nhau. Góc có số đo lớn hơn thì lớn hơn. - T/ hiện yêu cầu. - Báo cáo kết quả. 2. So sánh hai góc. Hình 14: Hình 15: ?2: Hoạt động 4: Tìm hiểu góc vuông, góc nhọn, góc tù *Dùng êke vẽ một góc vuông, yc hs đo và cho biết số đo của góc vừa vẽ là bao nhiêu độ? - Góc có số đo bằng 90 độ là GV. * Hình 15 ta có góc pIq là góc nhọn. Góc sOt là góc tù. Thế nào là góc nhọn? Góc tù? - Chỉ lên bảng phụ và giới thiệu góc vuông, góc nhọn, góc tù. - Thực hiện yc - Lắng nghe, ghi bài. Chú ý nghe Trả lời. Chú ý quan sát 3. Góc vuông. Góc nhọn, Góc tù. * Ví dụ: Góc vuông : tOy = 900 Góc nhọn: 00 < mOy < 900 Góc tù: 900 < yOz <1800 Góc bẹt: xOy = 1800 4. Củng cố, luyện tập - Treo bảng phụ phóng to hình 18 (SGK) yc HS làm bài tập 11 (79 SGK). - Hoạt động nhóm bàn làm bài tập 12 (79 SGK) - Nhận xét kết quả hoạt động nhóm. - GV hướng dẫn Hs Làm bài tập 16(80 SGK). - Đọc đề bài. Chia nhóm làm bài tập. - Theo dõi. - T/ hiện yêu cầu. 4. Luyện tập Bài tập 11 (79 SGK). Bài tập 12 (79 SGK). Bài tập 16 (80SGK). Góc lúc 12h là 00. 5. Dặn dò Nắm vững cách đo góc. Phân biệt được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. BTVN: 13, 15, 16, 17 (80 SGK) và 14, 15 (55 SBT). Nhận xét giờ học. @ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 23 - Tiết: 19 §4. CỘNG SỐ ĐO HAI GÓC I. MỤC TIÊU * Kiến thức: Hiểu được nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz thì: xOy + yOz = xOz. Biết khái niệm hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. * Kĩ năng: Biết đo góc bằng thước đo góc. Biết tính số đo các góc, nhận biết các quan hệ giữa hai góc. * Thái độ: Vẽ và đo góc cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu. - HS: Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, nháp. III. PHƯƠNG PHÁP - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích, thuyết trình. III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 2. Kiểm tra bài cũ Nêu câu hỏi kiểm tra: - Vẽ góc xOz. - Vẽ tia Oy nằm giữa 2 cạnh của góc. - Dùng thước đo góc, đo các góc có trong hình. - So sánh xOy + yOz với xOz ? Qua kết quả trên em rút ra nhận xét gì? - Chỉ đạo HS nhận xét, bình điểm. - Thu phiếu của 2 – 3 HS dưới lớp. - Nhận xét, cho điểm. Đặt vấn đề vào bài. - HS1 lên bảng t/ hiện - Dưới lớp làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. - Lắng nghe. x y O z xOy = yOz = xOz = Nhận xét: xOy + yOz = xOz. 3. Bài mới Từ phần kiểm tra kiến thức cũ đưa ra nhận xét khi nào thì tổng số đo 2 góc: xOy và yOz bằng số đo xOz. ? Ngược lại nếu: xOy + yOz = xOz thì ta có điều gì? - Nhận xét, nhấn mạnh 2 chiều của nhận xét đó. - Cho hình vẽ, ta có thể phát biểu nhận xét trên như thế nào? - Làm bài tập 18 (82 SGK): Đưa hình vẽ lên bảng phụ. - áp dụng nhận xét trên để giải bài toán. - Nhận xét, xác nhận. ? Nếu 3 tia chung gốc trong đó có 1 tia nằm giữa 2 tia còn lại thì ta có mấy góc trong hình? ? Chỉ cần đo mấy góc thì ta biết được số đo của cả 3 góc. - Cho hình vẽ sau. Cho biết đẳng thức sau viết đúng hay sai? Vì sao? xOy + yOz = xOz. ? Tại sao biết Oy không nằm giữa 2 tia Ox và Oz. - Suy nghĩ và trả lời. - 2HS đọc Nhận xét. - Vẽ hình vào vở. - Đọc đề bài và quan sát hình vẽ. - 1HS lên bảng làm. - Có 3 góc trong hình. - Chỉ cần đo 2 góc. - Quan sát hình vẽ và trả lời. - Suy nghĩ và trả lời. 1. Khi nào thì xOy + yOz = xOz - Làm ?1: * Nhận xét: SGK – 81 SGK. - Vì OB nằm giữa 2 tia OA và OC nên: AOB + BOC = AOC - Bài tập 18 (82 SGK). Vì tia OA nằm giữa 2 tia OB và OC nên: BOC = COA + AOB (theo nhận xét). = 320 + 450 = 770 Vậy BOC = 770 Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm 2 góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù - Tự đọc các khái niệm ở mục 2 SGK – 81 thời gian 3’. - Hoạt động theo nhóm bàn trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập. - Phát phiếu học tập cho các nhóm: + Nhóm 1: Thế nào là 2 góc kề nhau? Vẽ hình minh hoạ? Chỉ rõ 2 góc kề nhau trên hình. + Nhóm 2: Thế nào là hai góc phụ nhau? Tìm số đo của góc phụ với góc 300; 450. + Nhóm 3: Thế nào 2 góc bù nhau? Cho xOy = 500; mAn = 1300. Hỏi 2 góc O và A có bù nhau không? Vì sao. + Nhóm 4: Thế nào là 2 góc kề bù? Hai góc kề bù có tổng số đo bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh hoạ? - Nhận xét và có thể đưa 1 số câu hỉ bổ sung cho HS cả lớp. - Thực hiện yêu cầu. - Thực hiện yêu cầu. - Nhận phiếu và hoàn thành yêu cầu. - HS hoạt động nhóm, trao đổi và trả lời câu hỏi của nhóm được phân công trên giấy. 2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. * Hai góc kề nhau là hai góc có cạnh chung. Ví dụ: AOB và BOC * Hai góc bù nhau là 2 góc có tổng số đo bằng 1800. Ví dụ: xOy và mAn * Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau. Ví dụ: xOz và zOy 4. Củng cố, luyện tập - Bài tập 1: GV đưa hình vẽ trên bảng phụ yc HS chỉ ra mối quan hệ giữa các góc trong từng hình. - Bài tập 2: GV đưa ra bảng phụ yc HS lên bảng điền. - Quan sát hình và trả lời. 3. Luyện tập. 5. Dặn dò Học thuộc nhận xét SGK – 81. Nhận biết được các góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. BTVN: 20, 21, 22, 23 (SGK – 82) và 16, 18 (55 SBT). Nhận xét giờ học. @ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 24 - Tiết: 20 §5. VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO I. MỤC TIÊU * Kiến thức: Hiểu được trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xOy = m0 (00 < m < 1800). Biết khái niệm hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. * Kĩ năng: Biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc. * Thái độ: - Vẽ và đo góc cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu. - HS: Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, nháp. III. PHƯƠNG PHÁP - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích, thuyết trình. IV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ca nam_12420994.docx