HĐ 3: Chuẩn bị vật liệu làm thước
Cả tổ thống nhất chọn: gỗ, dây, .
HĐ4: Chế tạo thước
- Bước 1: Nhóm trưởng phân công thành viên xác định giới hạn đo, dùng bút đánh dấu điểm đầu và điểm cuối.
- Bước 2: Đánh dấu vạch chia dựa vào giới hạn chia nhỏ nhất của thước.
- Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của thước.
HĐ5: Tiến hành đo lường bao quanh sân trường
- Bước 1: Nhóm thống nhất cử 2 bạn đo các kích thước, 1 bạn quan sát đo số liệu. Các bạn khác theo dõi ghi chép. Nhiều cập trong nhóm đo và đối chiếu kết quả.
- Bước 2: Thống nhất số liệu và ghi kích thước vào hình minh họa sân trường
HĐ6: Báo cáo sản phẩm
- Bước 1: Nhóm trưởng phân công các thành viên báo cáo trước lớp về sản phẩm thu được.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 10: Trải nghiệm sáng tạo chế tạo thước đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHẾ TẠO THƯỚC ĐO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– HS biết chế tạo thước đo phù hợp để đo kích thước của sân trường bằng kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
2. kỹ năng :
_ Đo đạc
– Dựa vào biểu thức AM + MB = AB để tính được độ dài của đoạn thẳng chưa biết.
3. Thái độ: :
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi đó và cộng độ dài các đoạn thẳng.
4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
II. CHUẨN BỊ:
* Thời gian: 1 tuần sau khi học xong bài đoạn thẳng
* Thiết bị vật tư
- Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài. SGK toán 6 tập 1, SGK vật lý 6
- Thước kẻ 20cm hoặc 30cm, bút chì, bút đánh dấu, kéo, giấy ghi chép
- Vật liệu chế tạo thước đo: dây, gỗ, giấy, nhựa....
* Hình thức hoạt động
Làm việc theo nhóm từ 3 đến 5 người.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HĐ 1: Tìm kiếm thông tin
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Thông tin từ SGK
Thông tin từ nguồn khác
Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm tìm hiểu các thông tin từ SGK, từ Internet
Tìm kiếm thông tin
Các loại thước đo
1. Các loại thước đo
Thước mét
Thước cuộn
Thước dây
2.Cách đo độ dài
3. Các loại đơn vị đo
4. các khái niệm về giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của thước
* Các đơn vị đo
- Đơn vị đo của Việt Nam: mm, cm, dm, m, dam, hm, km.
- Đơn vị đo của Mỹ: inch
1inch = 0.0254m
- Trung Quốc: thước, trượng, dặm...
1 thước = 0,333m
1 trượng = 10 thước
HĐ 2: Xử lý thông tin
Bước 1: các thành viên tìm hiểu kết quả đạt được
Bước 2: cả nhóm thống nhất thông tin tìm kiếm được bằng sơ đồ tư duy
Thước đo độ dài
Các loại thước đo
Thước cuộn
Thước mét
Thước dây
Các loại đơn vị đo
mm, cm, dm, m, dam, hm,km
Thước, trượng, dặm
inch
Ứng dụng của thước
Giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất
Đo sân trường
Giới nạn đo: 1m, 5m, 10m
Độ chia nhỏ nhất: 1mm, 1cm
Đo nhà
HĐ 3: Chuẩn bị vật liệu làm thước
Cả tổ thống nhất chọn: gỗ, dây, ...
HĐ4: Chế tạo thước
- Bước 1: Nhóm trưởng phân công thành viên xác định giới hạn đo, dùng bút đánh dấu điểm đầu và điểm cuối.
- Bước 2: Đánh dấu vạch chia dựa vào giới hạn chia nhỏ nhất của thước.
- Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của thước.
HĐ5: Tiến hành đo lường bao quanh sân trường
- Bước 1: Nhóm thống nhất cử 2 bạn đo các kích thước, 1 bạn quan sát đo số liệu. Các bạn khác theo dõi ghi chép. Nhiều cập trong nhóm đo và đối chiếu kết quả.
- Bước 2: Thống nhất số liệu và ghi kích thước vào hình minh họa sân trường
HĐ6: Báo cáo sản phẩm
- Bước 1: Nhóm trưởng phân công các thành viên báo cáo trước lớp về sản phẩm thu được.
- Bước 2: Báo cáo về hình dạng của sân trường dưới dạng bản vẽ trên giấy A4 với tỷ lệ kích thước tương đương.
- Bước 3: Báo cáo sản phẩm thước, vật liệu chế tạo, đơn vị đo, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất.
BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 10 HÌNH HỌC CỦA NHÓM..LỚP: 6B
1, Chế tạo thước đo độ dài:
- Thước làm bằng:.................
- Giới hạn đo:........................
- Độ chia nhỏ nhất:.................
- Đơn vị đo:............................
2, Đo sân trường
Hình vẽ - Số đo
............................................................................................................................................................................................................................................................
- Hình dạng sân trường
- Chiều dài:
- Chiều rộng:
.................................
3, Tính chu vi
Tính diện tích trường
IV. GV ĐÁNH GIÁ QUA CÁC TIÊU CHÍ
1. Về sản phẩm:
- Sản phẩm thước đo: loại thước phù hợp với giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất đảm bảo được kích thước của sân trường đễ dàng, thuận tiện, tương đối chính sác. Vật liệu chế tạo thước dễ tìm kiếm. Đơn vị đo phổ biến, thông dụng.
Bản vẽ hình dạng sân trường và kích thước sân trường tương đối gióng thực tế.
2. Về hoạt động
- Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các thành viên trong nhóm.
- Các thành viên trong nhóm được tìm kiếm thông tin, thảo luận đua ra ý tưởng chế tạo thước.
- Các thành viên được khảo sát và thống nhất về hình dạng sân trường và tham gia vào hoạt động đo kích thước sân trường.
V. PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
- Cá nhân tự đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các mức độ 0, 1, 2, 3, 4.
Họ và tên thành viên
Mức độ đóng góp
Cả nhóm tự thống nhất đánh giá các nội dung bằng cách khoanh vào các mức độ A, B,C,D
Nội dung
Tinh thần làm việc nhóm
Hiệu quả làm việc nhóm
Trao đổi, thảo luận trong nhóm
Mức độ
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
– GV nhận xét, đánh giá chung các hoạt động trải nghiệm của HS
– Học sinh về nhà chuẩn bị bài mới.
Củng cố:
- Gv nêu những liên hệ thực tế để mỗi cá nhân có thể trải nghiệm qua những bài toán thực tế như: Đo
- Trải nghiệm nhiều năm: VD: Đo chiều cao của 1 cây trong vườn lúc nhỏ và sau 10 năm, 20 năm để biết được quá trình phát triển của cây.
Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị ôn lại kiến thức đã học làm các câu hỏi ôn tập chương để tiết sau ôn tập.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trai nghiem hinh 6_12311679.doc