Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 13: Ôn tập chương I

- Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

- Phương thức tổ chức hoạt động: Giáo viên củng cố kiến thức qua việc đưa ra câu hỏi vấn đáp để học sinh trả lời.

- Sản phẩm: Học sinh phát biểu được các kiến thức đã học.

 

docx3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 13: Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://.. Ngày dạy:// Tiết PPCT: 13 ÔN TẬP CHƯƠNG I I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng (khái niệm, tính chất, cách nhận biết) 2. Kỹ năng: - Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản. 3. Thái độ: - Từ những khái niệm đầu tiên về hình học. HS làm quen với tư duy hình học, gây được hứng thú học bộ môn hình học. II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng 1. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não. IV. Phương tiện dạy học 1 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước kẻ. 2 - HS : SGK, tập vở, viết, thước. V. Tổ chức các hoạt động học của học sinh 1. Hoạt động khởi động: 8’ - Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng. - Phương thức tổ chức hoạt động: Giáo viên củng cố kiến thức qua việc đưa ra câu hỏi vấn đáp để học sinh trả lời. - Sản phẩm: Học sinh phát biểu được các kiến thức đã học. Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Ở chương trình hình học 6 các em đã học được những hình nào? Hãy nêu tên các hình đó? ? Để đặt tên cho điểm ta dùng chữ cái ntn ? Tia Oy là hình ntn? ? Đoạn thẳng là hình ntn? GV: Cho HS đứng tại chỗ nêu tên các hình đã học. GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. ? Các hình trên có những tính chất nào? ? Hãy nêu các tính chất trong hình học 6 mà em đã được học. GV: Cho HS đứng tại chỗ nêu. GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 1. Các hình : – Điểm. – Đường thẳng . – Tia. – Đoạn thẳng. – Trung điểm của một đoạn thẳng. 2. Các tính chất : a.Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. b. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. c. Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. d. Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. 2. Hoạt động luyện tập :25’ - Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức về cộng hai đoạn thẳng. - Phương thức tổ chức hoạt động: Giáo viên củng cố kiến thức qua việc đưa ra câu hỏi và bài tập để học sinh thực hiện. - Sản phẩm: Học sinh nắm được các kiến thức và thực hiện được bài tập. Cho Hs làm bài tập 2 SGK HS: lên bảng thực hiện Bài 3: Cho Hs làm bài tập 6 SGK a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B vì trên tia AB, AM = 3cm, AB = 6cm, AM < AB. b) So sánh AM và MB. M nằm giữa A, B nên :AM + MB = AB 3 + MB = 6 MB = 6 – 3 MB = 3 (cm) AM = MB c) M là trung điểm của AB vì M nằm giữa A, B và MA = MB. Bài 7 Do M là trung điểm của AB nên: AM=MB và AM+MB=AB Suy ra: 2AM=AB AM=7:2=3,5cm 3. Hoạt động vận dụng và mở rộng: 12’ - Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào việc giải các bài tập liên quan đến cộng hai đoạn thẳng. - Phương thức tổ chức hoạt động: Tổ chức, hướng dẫn học sinh giải các bài tập để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng. - Kết quả mong đợi: Học sinh vẽ hình chính xác, trình bày hoàn chỉnh lời giải cho các bài tập. Cho Hs làm bài tập: Trên tia Ax lấy điểm B sao cho AB = 6cm, lấy điểm D sao cho AD = 8cm Tính độ dài BD Lấy điểm E thuộc tia Ax sao cho AE = 4cm. So sánh BE và BD. c) Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng DE không? Vì sao? Trên cùng tia Ax vì AB AB + BD = AD hay BD = AD – AB = 8 – 6 BD = 2 (cm) b) Trên cùng tia Ax vì AE < AB (4cm < 6cm) nên điểm E nằm giữa hai điểm A và B ta có: AE + BE = AB hay BE = AB – AE = 6 – 4 BE = 2 (cm) => BE = BD = 2cm c) Từ ý a và b ta suy ra điểm E nằm giữa hai điểm A và D Þ AE + ED = AD Þ ED = AD - AE = 8 - 4 = 4cm Þ EB + BD = ED (cùng bằng 4cm) Þ Điểm B nằm giữa 2 điểm E và D Vì điểm B nằm giữa hai điểm E và D và BE = BD nên điểm B là trung điểm của đoạn thẳng ED. Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxOn tap Chuong I Doan thang_12488776.docx
Tài liệu liên quan