- Trình bày cách vẽ 3 điểm thẳng hàng .
- Khi nào 3 điểm thẳng hàng ?
- Khi nào 3 điểm không thẳng hàng ?
- BT 10 a, 10c (Sgk -106):
+ Cách vẽ ba điểm thẳng hàng: Vẽ một đường thẳng rồi lấy 3 điểm thuộc đường thẳng ấy.
+ Cách vẽ ba điểm không thẳng hàng: Vẽ một đường thẳng rồi lấy 2 điểm thuộc đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng + Quan sát H.8 (Sgk) và trả lời các câu hỏi.
- 3 điểm thẳng hàng Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng.
- 3 điểm không thẳng hàng Khi ba điểm không cùng thuộc bất kỳ một đường thẳng nào
- Làm BT 10 a, 10c (Sgk -106).
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 2-§2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu được: Ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm; Trong 3 điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa 2 điểm .
2.Kỹ năng: Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng. Sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. Sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.
3.Thái độ: Chú ý, nghiêm túc, tích cực học tập, yêu thích môn học.
4.Năng lực hướng tới: Tính toán; Suy luận hợp lý và logic; Diễn đạt, Tự học...Vẽ hình
B. TÀI LIỆU-PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề; Tích cực
2. Phương tiện-Hình thức tổ chức dạy học :
+ Phương tiện: Sgk-SBT; Bảng phụ ; Phiếu học tập ; Thước thẳng
+ HTTC dạy học: Học tập theo lớp, cả lớp cùng nghiên cứu về ba điểm thẳng hàng
3. Chuẩn bị của GV- HS:
- Sgk, thước thẳng và bảng phụ .
- Thước thẳng, bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* TỔ CHỨC (1’): Kiểm tra sĩ số ; Ổn định lớp
THỨ
NGÀY
TIẾT
LỚP
SĨ SỐ
TÊN HỌC SINH VẮNG
.....
..../....../2018
.....
6A
...../.....
.........................................................................
.....
..../....../2018
.....
6B
...../.....
.........................................................................
.....
..../....../2018
.....
6C
...../.....
.........................................................................
.....
..../....../2018
.....
6D
...../.....
.........................................................................
* KIỂM TRA (4’):
HS1: Vẽ đường thẳng a . Vẽ A a, C a, D a.
HS2: Vẽ đường thẳng b . Vẽ S b, T b, Rb.
HS3: BT 6 (Sgk- 105).
* BÀI MỚI(40’):
I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC (’):
Giới thiệu H.8 (sgk) => Ba điểm như thế nào là thẳng hàng?.
II. DẠY HỌC BÀI MỚI (’):
1.HĐ 1 : Tìm hiểu KN 3 điểm thẳng hàng; 3 điểm không thẳng hàng :
GV CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ
HS THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
- Trình bày cách vẽ 3 điểm thẳng hàng .
- Khi nào 3 điểm thẳng hàng ?
- Khi nào 3 điểm không thẳng hàng ?
- BT 10 a, 10c (Sgk -106):
+ Cách vẽ ba điểm thẳng hàng: Vẽ một đường thẳng rồi lấy 3 điểm thuộc đường thẳng ấy.
+ Cách vẽ ba điểm không thẳng hàng: Vẽ một đường thẳng rồi lấy 2 điểm thuộc đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng
+ Quan sát H.8 (Sgk) và trả lời các câu hỏi.
- 3 điểm thẳng hàng Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng.
- 3 điểm không thẳng hàng Khi ba điểm không cùng thuộc bất kỳ một đường thẳng nào
- Làm BT 10 a, 10c (Sgk -106).
HS BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ
I. THẾ NÀO LÀ 3 ĐIỂM THẲNG HÀNG
- Khi ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
- Khi ba điểm S, T, R không cùng thuộc bất kỳ một đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng
+ Đánh giá bằng quan sát, nhận xét:
+ Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh:
2.HĐ 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng
GV CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ
HS THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
+ Giới thiệu H.9:
- Trong 3 điểm thẳng, có một và chỉ một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại .
- Chú ý: Không có khái niệm “điểm nằm giữa “ khi ba điểm không thẳng hàng:
- Rèn luyện các cách đọc với thuật ngữ: Cùng phía; Khác phía; Điểm nằm giữa 2 điểm .
- Yêu cầu HS giải BT 9,11 ( sgk :106,107)
- Quan sát H.9 (sgk) . Đọc cách mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng.
- Vẽ 3 điểm thẳng hàng sao cho A nằm giữa B và C . Suy ra nhận xét điểm giữa .
HS BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ
II. QUAN HỆ GIỮA 3 ĐIỂM THẲNG HÀNG:
+ Trong 3 điểm thẳng, có một và chỉ một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại .
- Điểm C nằm giữa hai điểm A và D
- Điểm A và điểm D nằm khác phía đối với điểm C
- Điểm A và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D
- Điểm D và điểm C nằm cùng phía đối với điểm A
+ Đánh giá bằng quan sát, nhận xét:
+ Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh:
III. LUYỆN TẬP-CỦNG CỐ (’) :
- Vẽ 3 điểm M, N, P thẳng hàng sao cho điểm N nằm giữa hai điểm M và P ( chú ý có hai trường hợp vẽ hình ):
- BT 10a( sgk:106).
IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (’): Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo phần ghi nhớ .
- Làm bài tập 12, 13, 14 ( sgk-106,107).
V. DỰ KIẾN KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ :
- BT 10c( sgk:106). - BT 14( sgk:106).
- Bài tập 12 ( sgk: 107). Kiểm tra từ hình vẽ, suy ra cách đọc .
Vân Cơ, ngày tháng năm 2018
XÉT DUYỆT CỦA TTCM
Cao Thị Mỹ Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong I 2 Ba diem thang hang_12404453.doc