Hoạt động 1:
GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn và yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức cũ và thảo luận cho biết:
- Bảng tuần hoàn được xây dựng trên nguyên tắc nào?
- Bảng tuần hoàn có cấu tạo như thế nào?
- Chu kì trong bảng tuần hoàn hóa học là gì?
- Có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn?
- Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
- Số thứ tự của chu kì cho biết thông tin gì?
- Nhóm nguyên tố là gì?
- Các nguyên tố nhóm A có đặc điểm gì?
- Các nguyên tố nhóm B có đặc điểm gì?
- Các nguyên tố nhóm A được chia thành bao nhiêu nhóm?
- Số electron hóa trị (electron ở lớp ngoài cung) cho ta biết điều gì?
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 11: Luyện tập sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11:
LUYỆN TẬP
SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T1)
Mục tiêu:
HS hiểu:
Cấu tạo bảng tuần hoàn, định luật bảo toàn
Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn để nghiên cứu sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện hóa trị
Kĩ năng:
Vận dụng ý nghĩa của bảng tuần hoàn để làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của đơn và chất hợp chất.
Chuẩn bị:
GV: Bảng tuần hoàn cở lớn và hệ thống câu hỏi theo SGK?
HS: Ôn tập các kiến thức trong chương.
Kiểm tra bài cũ:
GV: Vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó có quan hệ như thế nào?
GV: Vị trí của nguyên tố và tính chất của nguyên tố có quan hệ như thế nào ?
GV: HS hãy so sánh tính chất hóa học của Ca với Na và Al?
GV: Nhận xét, cho điểm
Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn và yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức cũ và thảo luận cho biết:
Bảng tuần hoàn được xây dựng trên nguyên tắc nào?
Bảng tuần hoàn có cấu tạo như thế nào?
Chu kì trong bảng tuần hoàn hóa học là gì?
Có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn?
Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
Số thứ tự của chu kì cho biết thông tin gì?
Nhóm nguyên tố là gì?
Các nguyên tố nhóm A có đặc điểm gì?
Các nguyên tố nhóm B có đặc điểm gì?
Các nguyên tố nhóm A được chia thành bao nhiêu nhóm?
Số electron hóa trị (electron ở lớp ngoài cung) cho ta biết điều gì?
Hoạt động 2:
GV: HS hãy cho biết trong chu kì có bao nhiêu nhóm nguyên tố nhóm A?
GV: Số electron hóa trị của các nguyên tố nhóm A trong chu kì thay đổi như thế nào?
GV: yêu cầu HS thảo luận và cho biết:
Trong chu kì tính kim loại, tính phi kim thay đổi như thế nào?
Trong chu kì theo chiều tăng dần của số hiệu bán kính nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào?
Trong chu kì giá trị độ âm điện thay đổi như thế nào?
Trong nhóm A tính kim loại, tính phi kim thay đổi như thế nào?
Trong nhóm A theo chiều tăng dần của số hiệu bán kính nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào?
Trong nhóm A giá trị độ âm điện thay đổi như thế nào?
GV: Vẽ sơ đồ lên bảng yêu cầu HS điền thông tin vừa thảo luận
Chu kì
NhómA
( Chiều mũi tên là chiều tăng dần)
Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu HS nêu nội dung định luật tuần hoàn?
GV: Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để:
Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của nguyên tử đó
Từ cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
Quy luật biến đổi tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit.
Quy luật biến đổi hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hóa trị của nguyên tố với hiđro.
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bản tuần hoàn.
Ô nguyên tố
Chu kì
Nhóm nguyên tố
2. Sự biến đổi tuần hoàn:
a. Cấu hình electron của nguyên tử
b. Sự biên đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử và giá trị độ âm điện của các nguyên tố:
Chu kì
NhómA Bán kính nguyên tử
Tính kim loại
Giá trị độ âm điện
Tính phi kim
Giá trị độ âm điên
Tính phi kim
Tính kim loại
Bán kính nguyên tử
( Chiều mũi tên là chiều tăng dần)
3. Định luật tuần hoàn.
Cũng cố
GV: Yêu cầu HS nắm vững kiến thức chương 2 về bảng tuần hoàn và vận dụng làm bài tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 11 Luyen tap Bang tuan hoan su bien doi tuan hoan cau hinh electron nguyen tu va tinh chat cua c.doc