Giáo án Hóa học 10 - Bài 12: Liên kết ion

Hoạt động 3 : Ion âm.

 - Viết cấu hình e của flo. Flo có mấy e ở lớp ngoài cùng?

-So sánh cấu hình của flo với cấu hình của Ne.

- F và Ne có quan hệ gì với nhau?

- Khi nhận 1 e, số proton có thay đổi không?

Cho hs quan sát về hình vẽ sự tạo thành ion F- từ nguyên tử F.

- Giới thiệu: Khi nhận 1 e, ion tạo thành gọi là anion.

 

doc7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 12: Liên kết ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT HƯƠNG THỦY ĐỀ CƯƠNG GIÁO ÁN DỰ GIỜ Bài 12: LIÊN KẾT ION Sinh Viên Kiến Tập : Đào Thị Mỹ Linh Giáo Viên giảng dạy : Phan Thị Hiền Lớp dự giờ : 10B7 Tiết PCCT : 22 Huế, ngày 6 tháng 11 năm 2018 Bài 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Học sinh biết : + Khái niệm ion, cation, anion và sự tạo thành ion từ nguyên tử. + Khái niệm ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử. + Tính chất chung của hợp chất ion. - Học sinh hiểu : Bản chất của liên kết ion, phân loại liên kết ion. - Học sinh vận dụng : + Xác định loại liên kết trong một số hợp chất. 2. Kỹ năng : - Xác định electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử. - Viết các ion được tạo thành từ các nguyên tử và xác định cấu hình của các ion. - Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. 3. Thái độ : - Phân biệt được liên kết ion với các liên kết khác dựa vào bản chất cụ thể. - Tích cực, nghiêm túc, tự tin và lòng ham mê khoa học. 4. Tư duy : So sánh, logic, suy luận. 5.Các năng lực cần hướng cho học sinh: Năng lực chung: Năng lực tự học Năng lực tính toán. Năng lực hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả. Năng lực giao tiếp Năng lực suy luận tư duy, logic. Năng lực phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Năng lực đặc thù môn hóa học Năng lực thực hành thí nghiệm hóa học. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. II. Trọng tâm : Bản chất của liên kết ion III. Phương pháp : - Đàm thoại, gợi mở. - So sánh, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng mô hình. IV. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Mô hình tinh thể NaCl. - Hình vẽ mô tả quá trình tạo thành Na+, F─, NaCl. 2. Học sinh : - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Cách viết cấu hình electron. V. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp : 2. Giảng bài mới : Vào bài: Chúng ta, ai cũng biết vai trò của muối ăn đối với đời sống con người. Vậy muối ăn được hình thành như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Ion - Yêu cầu HS : + Đọc cấu hình electron của Na, Cl. + Vẽ sơ đồ cấu tạo của 2 nguyên tử trên. - Cấu hình e lớp ngoài cùng bão hòa (bền) chưa? - Với nguyên tử Na để đạt đến cấu hình bền vững của khí hiếm thì nó có xu hướng gì? - Khi nhường 1 e thì nguyên tử Na còn lại bao nhiêu e? nó có điện tích là bao nhiêu? - Số proton có thay đổi không? - Sau khi nhường 1 electron, nó còn trung hòa điện hay không? - Tương tự với Cl : để đạt đến cấu hình bền vững của khí hiếm thì nó có xu hướng gì? - Sau khi nhận 1 electron, nó còn trung hòa điện hay không? - Phần tử mang điện gọi là ion. Vậy ion là gì? - Khẳng định lại khái niệm ion. * Năng lực cần đạt của HS: Năng lực quan sát. Năng lực tái hiện kiến thức. Năng lực tư duy, logic. 11Na : 1s22s22p63s1 17Cl : 1s22s22p63s23p5 - Lên bảng vẽ. - Chưa bão hòa. - Nhường 1 electron ở lớp ngoài cùng. - Nếu nguyên tử Na nhường 1e thì còn 10e mang điện tích 10- . - Không, vẫn là 11 proton. - Trở thành phần tử mang điện. - Nhận 1 electron. - Trở thành phần tử mang điện. - Khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion. I. Sự hình thành ion, cation, anion 1. Ion, cation, anion. a. Ion: - Khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion. - Ví dụ : Na+, Cl─... Hoạt động 2 : Ion dương. - Nhắc lại cấu hình e lớp ngoài cùng của kim loại? - Nhắc lại cấu hình của Na có Z = 11. Na có mấy e ở lớp ngoài cùng ? - So sánh cấu hình electron của Na với cấu hình của khí hiếm. - Na và Ne có quan hệ gì với nhau? - Vậy mục đích để tạo thành ion là gì? Cho hs quan sát về hình vẽ sự tạo thành ion Na+ từ nguyên tử Na. - Giới thiệu:quá trình tạo thành Na+ biểu diễn bằng phương trình: Na Na+ + 1e Ion tạo thành được gọi là cation. - Biểu diễn quá trình tạo thành các cation K+, Mg2+, Al3+. - Tổng quát: Nguyên tử nào có khả năng biến thành cation? - Yêu cầu hs viết với nguyên tử kim loại M. - Lưu ý: Đa số kim loại nhóm A có khả năng nhường e để tạo thành cation. - n thường bằng mấy? - Cation của các kim loại giống cấu hình của các khí hiếm nào? - Đọc tên Na+: cation natri. - Tương tự, đọc tên của K+, Mg2+, Al3+. ð cách đọc tên chung? - Lưu ý: nguyên tố kim loại nhiều hóa trị thì kèm theo hóa trị. Ví dụ: Fe3+: cation sắt (III) * Năng lực cần đạt của HS: - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề mới. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực suy luận, phân tích và tổng hợp Năng lực giải quyêt vấn đề và kết luận. - Nguyên tử kim loại thường có 1,2,3 e ở lớp ngoài cùng. - Na có 1 e ở lớp ngoài cùng. - Do nguyên tử Na có 1 e ở lớp ngoài cùng nên dễ cho 1 e để đạt cấu hình của khí hiếm. - Na đứng liền sau Ne trong bảng hệ thống tuần hoàn. - Để có cấu hình bền vững của khí hiếm. K K+ + 1e MgMg2+ + 2e AlAl3+ + 3e - Là các nguyên tử kim loại. MMn+ + ne - n thường bằng 1, 2, 3. - giống cấu hình của khí hiếm gần nhất và đằng trước nó. - cation kali, cation magie, cation nhôm. Tên = cation + kim loại. b. Ion dương (cation): M " Mn+ + ne. (KL) (cation) (n = 1, 2, 3). - Ví dụ : Na " Na+ + e Cation natri Mg " Mg2+ + 2e Cation magie - Gọi tên : Cation + tên kim loại. Hoạt động 3 : Ion âm. - Viết cấu hình e của flo. Flo có mấy e ở lớp ngoài cùng? -So sánh cấu hình của flo với cấu hình của Ne. - F và Ne có quan hệ gì với nhau? - Khi nhận 1 e, số proton có thay đổi không? Cho hs quan sát về hình vẽ sự tạo thành ion F- từ nguyên tử F. - Giới thiệu: Khi nhận 1 e, ion tạo thành gọi là anion. - Biểu diễn phương trình tạo thành F- : F + 1e F- - Tương tự, viết phương trình nhận electron vào lớp ngoài cùng để trở thành ion âm cho Cl, S. - Tổng quát: Nguyên tử nào có khả năng tạo thành anion? - Yêu cầu hs viết với nguyên tử phi kim X. - Nguyên tử phi kim thường có mấy e ở lớp ngoài cùng? - Vậy n thường bằng mấy? - Bổ sung: n = 3 thường rất ít gặp nên n thường bằng 1, 2. - GV giới thiệu tên gọi của anion: F-: anion florua. - Đọc tên S2- ? ð cách đọc tên chung? - Bổ sung: riêng O2- : anion oxit. *Năng lực cần đạt của HS: - Năng lực quan sát. - Năng lực tái hiện kiến thức đã học. - Năng lực suy luận, tư duy logic F:1s22s22p5 Flo có 7 e ở lớp ngoài cùng. - Do flo có 7 e ở lớp ngoài cùng nên dễ nhận 1 e để đạt đến cấu hình của khí hiếm. - F đứng liền trước Ne trong 1 chu kì. - Không, vẫn là 9 proton. Cl + 1e Cl- S + 2e S2- - Nguyên tử phi kim. X + ne Xn- - Nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng - n = 1, 2, 3. - anion sunfua. Tên = anion + gốc axit tương ứng c. Ion âm (anion): X + ne" Xn─ (PK) (anion) ( n = 1, 2, 3) - Ví dụ : Cl + e " Cl─ Anion clorua O +2e " O2─ Anion oxit - Gọi tên : Anion + tên gốc axit. Hoạt động 4 : Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử. - Thành phần của các ion: Li+, Na+, Mg2+ có gì tương tự nhau? - Giới thiệu: chúng được gọi là ion đơn nguyên tử. - Thế nào là ion đơn nguyên tử? - Thành phần của các ion: NH4+, OH-, SO42- có gì tương tự nhau? - Giới thiệu: Chúng được gọi là ion đa nguyên tử. - Thế nào là ion đa nguyên tử? - Đọc tên của: NO32-, SO42-, CO32-. - Bổ sung: riêng NH4+: cation amoni * Năng lực cần đạt của HS: - Năng lực nghiên cứu tài liệu. - Năng lực hợp tác, làm việc nhóm. - Năng lực phân tích, tổng hợp. - Các ion Li+, Na+, Mg2+ được tạo nên từ 1 nguyên tử. - Ion đơn nguyên tử là các ion tạo nên từ 1 nguyên tử. - Các ion NH4+, OH-, SO42- là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. - Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. - anion nitrat, anion sunfat, anion cacbonat 2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. - Ví dụ : + Ion đơn nguyên tử : Cl─, O2─, Li+, Al3+ + Ion đa nguyên tử : NH4+, SO42─ 3. Củng cố : Bài 1 : Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành A. cation có nhiều proton hơn. B. Cation có số prton không thay đổi. C. Anion có nhiều proton hơn. D. Anion có số proton không thay đổi. Bài 2 : Hãy viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng : Li → Li+, Na → Na+, Cl → Cl─ Mg → Mg2+, Al → Al3+, S → S2─ Trả lời : Li → Li+ + e, Na → Na+ + e, Cl + e → Cl─, Mg → Mg2+ + 2e, Al → Al3+ + 3e, S + 2e → S2─. 4. Dặn dò: Hoàn tất cả bài tập trong sách giáo khoa. Chuẩn bị bài mới. Nhận xét của GVHD: ........................................................................................................ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên kiến tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 12 Lien ket ion Tinh the ion_12470486.doc
Tài liệu liên quan