Giáo án Hóa học 10 - Bài 22: Clo

GV: gọi hs lên bảng viết cấu hình electron của clo và cho biết tính chất hóa học cơ bản của clo là tính chất gì?

HS: lên bảng viết cấu hình electron của clo và nhận xét tính chất cơ bản là tính oxi hóa mạnh.

GV: nhận xét chung về tính chất hóa học của clo.

HS: ghi bài

• Tác dụng với kim loại

GV: cho hs xem 2 thí nghiệm của clo tác dụng với kim loại (Cu, Fe) và gọi hs nhận xét hiện tượng của thí nghiệm và rút ra nhận xét!.

GV: gọi hs lên viết pthh của 2 thí nghiệm vừa xem.

 

docx8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 22: Clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết: BÀI 22 CLO Ngày soạn:21/1/2018 Ngày dạy: 26/1/2018 I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức Trình bày được: + Tính chất vật lí của clo là tính oxi hóa mạnh. + Trạng thái tự nhiên là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc. + Phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. + Ứng dụng của clo trong đời sống như là chất tẩy rửa, tẩy trắng,... + Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh, là phi kim mạnh, ngoài ra clo còn thể hiện tính khử. 2.Kỹ năng + Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của clo + Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh về thí nghiệm liên quan đến clo và rút ra nhận xét + Viết các phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học và điều chế clo. 3.Tình cảm, thái độ + Giáo dục học sinh thêm yêu mến môn học + Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học tập + Ý thức học sinh trong bảo vệ môi trường 4.Năng lực cần hướng tới + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực thực hành thí nghiệm + Năng lực tính toán hóa học + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học + Năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống. + Năng lực tự học II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + Đàm thoại tìm toài + Vấn đáp + Trực quan + Nêu và giải quyết vấn đề III.CHUẨN BỊ 1.Giáo viên + Soạn bài từ sách giáo khoa (bài giảng điện tử) + Tranh ảnh liên quan đến clo ( bình khí clo, ứng dụng của clo, điều chế,...) + Video liên quan đến clo ( thí nghiệm của clo ). 2.Học sinh + Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử + Học lại bài cũ ( Bài 21. Khái quát nhóm Halogen) + Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp ( Bài 22.Clo) IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp(1 phút) + Kiểm tra sỉ số lớp, đồng phục,.. 2.Kiểm tra bài cũ (3 phút) + Gọi 1 học sinh lên bảng: Nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen và giải thích chiều biến đổi tính chất hóa học cơ bản đó? 3.Giới thiệu bài mới (2 phút) + Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu và được biết khái quát về nhóm halogen gồm có F, Cl, Br, I và At. Để biết được cơ bản hơn về từng nguyên tố trong nhóm halogen thì hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về nguyên tố tiêu biểu và quan trọng nhất trong nhóm halogen đó là bài 22.Clo. 4.Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tính chất vật lí ( 3 phút ) GV: Cho hs quan sát bình đựng khí clo và hỏi hs về trạng thái và màu sắc như thế nào? HS: Clo là chất khí, màu vàng lục GV: Gọi hs lên bảng tính tỉ khối hơi của clo so với hidro và nhận xét? HS: lên bảng tính và nhận xét: Khí clo nặng gấp 2,5 lân không khí. GV: đặt câu hỏi: hít phải khí clo từ các nhà máy có độc không? HS: trả lời có. GV: Hỏi nhanh HS để cũng cố kiến thức phần tính chất vật lí bằng câu hỏi đúng sai? I.Tính chất vật lí + Clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc. + Khí Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan trong nước. + Khí Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, etanol, hexan,.... Hoạt động 2: Tính chất hóa học (20 phút) GV: gọi hs lên bảng viết cấu hình electron của clo và cho biết tính chất hóa học cơ bản của clo là tính chất gì? HS: lên bảng viết cấu hình electron của clo và nhận xét tính chất cơ bản là tính oxi hóa mạnh. GV: nhận xét chung về tính chất hóa học của clo. HS: ghi bài Tác dụng với kim loại GV: cho hs xem 2 thí nghiệm của clo tác dụng với kim loại (Cu, Fe) và gọi hs nhận xét hiện tượng của thí nghiệm và rút ra nhận xét!. GV: gọi hs lên viết pthh của 2 thí nghiệm vừa xem. HS: nhận xét hiện tượng của thí nghiệm, lên bảng viết pthhvà ghi chép bài. GV: nhận xét chung về thí nghiệm: clo oxi hóa kim loại đến số oxi hóa cao nhất. Tác dụng với hidro GV: Gọi hs viết phương trình phản ứng giữa clo với hidro? HS: lên bảng viết phương trình. GV: Vai trò của clo trong các phản ứng với kim loại và hidro? HS: trả lời: clo thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tác dụng với nước GV: Khi tan trong nước, clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohidric và axit hipocloro. GV: gọi hs lên bảng viết ptpu và xác định số oxi hóa? HS: lên bảng viết pt và xác định số oxi hóa. GV: Trong phản ứng trên, Clo thể hiện tính chất gì? Vì sao? HS: trả lời: clo vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa vì clo có số oxi hóa thay đổi từ 0 về -1 và +1. GV: Hỏi nhanh HS để cũng cố kiến thức phần tính chất hóa học bằng câu hỏi đúng sai? II.Tính chất hóa học + Cấu hình electron: + Khi tham gia phản ứng, nguyên tử Clo dễ nhận thêm 1e để tạo thành ion clorua. Clo có tính oxi hóa mạnh Tác dụng với kim loại + Thí nghiệm: Đốt cháy kim loại trong bình đựng khí clo.( xem thí nghiệm) Khí clo oxi hóa trực tiếp các kim loại tạo ra muối clorua, phản ứng thường tỏa nhiều nhiệt. VD: Tác dụng với hidro * Trong các phản ứng với kim loại và hidro, clo thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tác dụng với nước + Khi tan trong nước, clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohidric và axit hipocloro. + Phương trình + Khi tác dụng với nước clo vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa vì clo có số oxi hóa thay đổi từ 0 về -1 và +1. + Nước giaven có tính tẩy màu vì thế được sử dụng nhiều để tẩy quần áo. Hoạt động 3: Trạng thái tự nhiên ( 2 phút ) GV: Trong tự nhiên clo tồn tại ở dạng hợp chất.(cho hs xem ảnh về dạng hợp chất của clo) GV: Trong tự nhiên clo có mấy đồng vị? HS: Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị. III. Trạng thái tự nhiên + Trong tự nhiên, Clo tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất, chủ yếu là natri clorua có trong nước biển và muối mỏ và chất khoáng cacnalit. + Xem ảnh Hoạt động 4: Ứng dụng (2 phút) GV: gọi hs nêu 1 vài ứng dụng của clo và cho học sinh xem sách giáo khoa trang 99. HS: cho vài ví dụ và đọc sách. GV: khí clo là khí độc nên hãy cẩn thận khi sử dụng những gì liên quan đến clo,... GV: Cho HS xem video tác hại của clo trong sinh hoạt. IV.Ứng dụng Hoạt động 5: Điều chế ( 8 phút ) Trong phòng thí nghiệm GV: Cho hs quan sát sơ đồ điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. HS: Quan sát GV: gọi hs nhận xét quá trình điều chế khí clo? HS: nhận xét GV: gọi hs viết 2 pt điều chế khí clo? HS: lên viết 2 pt điều chế GV: nhận xét Trong công nghiệp GV: Trong công nghiệp điều chế clo bằng cách nào? HS: điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl để thu khí clo. GV: gọi hs lên bảng viết pt điều chế HS: viết pt điều chế và ghi chép. *GV: vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống và trong bộ môn hóa học. *HS: Biết được khí clo rất độc với con người và động thực vật nên đặt vấn đề ô nhiễm không khí lên hàng đầu. V.Điều chế 1. Trong phòng thí nghiệm + Điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm: + Phương trình hóa học 2. Trong công nghiệp + Điện phân dung dịch muối ăn trong nước để thu khí clo: *Ý thức bảo vệ môi trường + Khí clo rất độc với con người và động thực vật. + Khi điều chế khí clo và sản xuất clo trong công nghiệp thì vấn đề ô nhiễm không khí phải được đặt lên hàng đầu! 5.Tổng kết đánh giá ( 3 phút ) + Cho hs làm bài tập 2,3,4 sgk trang 101. + Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa. + Khí clo rất độc nên khi điều chế phải cẩn thận. 6. Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1 phút ) + Làm bài tập 5,7 sgk trang 101 + Học lại bài cũ ( bài 22.Clo ) + Xem trước bài mới ( bài 23. Hidro clorua- Axit clohidric và muối clorua ). V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 22 Clo_12315717.docx
Tài liệu liên quan