Giáo án Hóa học 10 - Bài 32 – Tiết 53: Hiđrua sunfua, lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit

Hoạt động của GV

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu tính chất vật lý của H2S?

GV: Cung cấp thêm thông tin về tác hại của H2S.

 H2S là sản phẩm của sự phân hủy những chất hữu cơ ở hệ thống vệ sinh và cống thoát nước thải.

-Đối với thực vật: H2S làm rụng lá cây, giảm sự sinh trưởng cây trồng.

-Đối với người: gây nhức đầu, mệt mỏi, nếu nồng độ cao thì sẽ gây hôn mê, thậm chí có thể gây chết người.

GV: Lưu ý tính độc của hidro sunfua.

 

docx8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 32 – Tiết 53: Hiđrua sunfua, lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Ngân Giáo sinh thực tập: Lê Công Trọng Ngày soạn: 12/03/2018 Ngày thực hiện: Bài 32 – Tiết 53 HIĐRUA SUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT LƯU HUỲNH TRIOXIT Mục tiêu Kiến thức Biết: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3. Hiểu: Được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). Vận dụng: Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Giáo dục hành vi, thái độ với vấn đề môi trường. Vận dụng làm bài tập. Kĩ năng: Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3. Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3. Thái độ: Học sinh có thái độ làm việc khoa học nghiêm túc. Xây dựng bài học tích cực, chủ động, hợp tác. Trọng tâm: Tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án: Bảng phụ số 1: VD 1: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,1 mol H2S. Xác định sản phẩm muối tạo thành? Bảng phụ số 2: VD2: Sục 2,24lít khí H2S vào 300ml dd NaOH 1M. dd sau phản ứng chứa chất tan nào? Bảng phụ số 2: Cách nhận biết muối tạo thành khi cho H2S tác dụng với dd NaOH. Bảng phụ 3: Tính tan muối sunfua của kim loại và màu sắc một số muối sunfua. Bảng phụ số 4: Bài tập củng cố. Học sinh: Học bài và làm bài tập đầy đủ Nghiên cứu trước bài học Tiến trình Ổn định tổ chức và kiểm diện Kiểm tra bài cũ: (5p) Câu hỏi: Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh. Viết các PTPƯ minh họa. Trả lời: Tính chất hóa học: Tính oxi hóa và tính khử. Tác dụng với kim loại Tác dụng với Hidro Tác dụng với phi kim Giảng bài mới Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về lưu huỳnh, đã nắm được về các dạng thù hình, số oxi hóa cũng như các tính chất lí- hóa của lưu huỳnh. Hôm nay cũng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số hợp chất tiêu biểu của lưu huỳnh. Trứng gà thối có mùi rất khó chịu. Đó chính là khí Hidro sunfua. Vậy khí H2S có những tính chất lí- hóa như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. HIĐRUA SUNFUA Hoạt động 1: (5 phút) Tính chất vật lý Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu tính chất vật lý của H2S? GV: Cung cấp thêm thông tin về tác hại của H2S. H2S là sản phẩm của sự phân hủy những chất hữu cơ ở hệ thống vệ sinh và cống thoát nước thải. -Đối với thực vật: H2S làm rụng lá cây, giảm sự sinh trưởng cây trồng. -Đối với người: gây nhức đầu, mệt mỏi, nếu nồng độ cao thì sẽ gây hôn mê, thậm chí có thể gây chết người. GV: Lưu ý tính độc của hidro sunfua. HS: Hiđro sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối và rất độc. Khí H2S hơi nặng hơn không khí, hoá lỏng ở -600C, tan ít trong nước. HS: Lắng nghe. Tính chất vật lý Hiđro sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối, rất độc, tan ít trong nước. Hoạt động 2: (20 phút) Tính chất hoá học GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học cơ bản của axit? GV:Yêu cầu HS đọc nội dung SGK phần 1. Tính axit yếu và cho biết H2S tan trong nước tạo thành dd gì? -Khi cho axit Sunfuhidric phản ứng với dung dịch bazơ có thể tạo 2 muối tuỳ theo tỉ lệ số mol. VD: Khi tác dụng với NaOH. Gọi tên muối? GV: Hướng dẫn HS khi cho H2S tác dụng với NaOH thì khi nào tạo muối trung hòa, khi nào tạo muối axit: Xét tỉ lệ: T= T≤1NaHS (natrihiđrosunfua) 1<T<2NaHS và Na2S T≥2Na2S (natri sunfua) VD 1: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,1 mol H2S. Xác định sản phẩm muối tạo thành? VD 2: Sục 2,24lít khí H2S vào 300ml dd NaOH 1M. Dd sau phản ứng chứa chất tan nào? GV: Yêu cầu HS đọc nội dung SGK phần 2. Tính khử mạnh và cho biết số oxi hoá của S trong hợp chất H2S? Thể hiện tính gì? GV: Khi tác dụng với các chất oxi hoá mạnh, lưu huỳnh từ mức oxi hoá -2 có thể tăng lên 0, +4, +6. Vd khi H2S tác dụng với oxi, halogen. Cho HS quan sát hình vẽ thí nghiệm đốt khí H2S trong điều kiện thiếu oxi ( hình 6.4/ SGK). Viết PTHH? GV: Tại sao dung dịch H2S để lâu trong không khí bị vẩn đục màu vàng? GV: Ngoài khả năng phản ứng với oxi. Tính khử mạnh của H2S còn được thể hiện khi tác dụng với dung dịch của nhóm Halogen. PTHH: H2S+4Br2+4H2O H2SO4+8HBr (nâu đỏ) (không màu) GV: Khí H2S và axit H2S đều có tính khử mạnh. GV: Hướng dẫn cho HS cách nhận biết khí H2S và một số muối sunfua của kim loại. Nhận biết muối sunfua dựa vào tính tan: - Kim loại IA, IIA (trừ Be): tan trong nước và axit→H2S. Muối -Không tan sunfua trong nước, tan trong axit→H2S: ZnS, FeS. -Không tan trong nước và axit loãng: PbS, CuS. GV: Màu sắc một số muối sunfua: -CdS có màu vàng, -PbS, CuS,FeS, Ag2S.. màu đen GV: Sử dụng Pb(NO3)2 để nhận biết H2S tạo sản phẩm kết tủa đen PbS. VD: Pb(NO3 )2 + H2S PbS + 2HNO3. (đen) HS: + Axit làm quì tím hóa hồng. + Axít tác dụng với kim loại + Axít tác dụng với bazơ + Axít tác dụng với oxít bazơ + Axít tác dụng với muối HS: Khí H2S khi tan trong nước tạo thành axit. Na2S (Natri sunfua) NaHS (Natri hiđrosunfua) HS: Theo dõi T==0,10,1=1 T≤1NaHS (natrihiđrosunfua) nNaOH=1*0.3=0.3mol  nH2S=2.24/22.4=0.1mol  =>nNaOH/nH2S=0.3/0.1=3  =>Sinh ra muối trung hòa Na2S  ---------------- 2NaOH+H2S 2H2O+Na2S  Trước pư--0.3 0.1  Pư--------0.2 0.1  Sau pư-----0.1>0 NaOH dư 0.1mol  Vậy chất tan trong dd sau pư gồm 0.1mol Na2S và 0.1mol NaOH dư. HS: Trong hợp chất H2S có số oxi hóa là -2. HS: H2S có tính khử mạnh. PTHH HS: Do dung dịch H2S bị O2 trong không khí oxi hoá thành S. Tính chất hoá học Tính axit yếu Dung dịch H2S là một axit rất yếu (yếu hơn axit H2CO3) gọi là axit sunfuhiđric.c. Là axit 2 nấc Xét tỉ lệ: T= T≤1NaHS (natrihiđrosunfua) 1<T<2NaHS và Na2S T≥2Na2S (natri sunfua) Tính khử mạnh: H2S có tính khử mạnh. Tác dụng với O2 Dung dịch H2S: Khí H2S: Tác dụng với dd Br2, Cl2 H2S+4Br2+4H2O →→H2SO4+8HBr (nâu đỏ) (không màu) Khí H2S và axit H2S đều có tính khử mạnh Nhận biết muối sunfua dựa vào tính tan: -Kim loại IA, IIA (trừ Be): tan trong nước và axit→H2S. Muối -- Không tan trong sunfua nước, tan trong axit→H2S: ZnS, FeS -Không tan trong nước và axit loãng: PbS, CuS GV: Màu sắc một số muối sunfua: -CdS có màu vàng, -PbS, CuS,FeS, Ag2S.. màu đen Sử dụng Pb(NO3) để nhận biết H2S tạo sản phẩm kết tủa đen PbS. Pb(NO3 )2 +H2S PbS +2HNO3. (đen) Hoạt động 3: (5p)Trạng thái tự nhiên và điều chế GV: Yêu cầu HS đọc nội dung SGK và cho biết trong tư nhiên, khí H2S có chủ yếu ở đâu? GV: Cần có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm do khí H2S gây ra? GV: Nêu cách điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm. Viết PTHH? HS: Khí H2S có trong một số nước suối, khí núi lửa, bốc ra từ xác chết người và động vật HS: Chôn và xử lý xác chết, rác thải sinh hoạt, nước thải nhà máy. HS: Cho axit HCl tác dụng với sắt (II) sunfua. PTHH: Trạng thái tự nhiên và điều chế Trong PTN: Củng cố và hướng dẫn học tập: (10p) Củng cố : H2S là chất khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc. H2S tan trong nước tạo thành axit rất yếu. H2S có tính khử mạnh. Điều chế H2S trong PTN bằng phản ứng khi cho Fe tác dụng với axit HCl. Bài tập củng cố: bảng phụ số 1 Hoàn thành chuỗi phản ứng: to Trả lời: (1) S + Zn   ZnS to (2) ZnS+2HCl(đậm đặc) ZnCl2+ H2S. to (3) H2S + O2 2H2O + S (4) S + O2 SO2 (5) H2S + Br2 + 4H2O H2SO4 + 2HBr. (6) 2H2S + 3O2 2H2O + 2SO2 Dặn dò HS: Bài vừa học: Học vở ghi, nắm vững tính chất hóa học của H2S. làm các bài tập 3,8 trong SGK. Chuẩn bị bài mới: Bài : 30 HIDRO SUNFUA LƯU HUỲNH ĐIOXIT LƯU HUỲNH TRI OXIT LƯU HUỲNH ĐI OXIT. LƯU HUỲNH TRI OXIT. Tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học của SO2, SO3 cũng như ứng dụng và cách điều chế chúng. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuy Hòa, ngày 21 tháng 03 năm 2018 BCH trường phê duyệt Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Lê Thị Xuân Ngân Lê Công Trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 32 Hidro sunfua Luu huynh dioxit_12336775.docx
Tài liệu liên quan