I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Biết được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
2. Kĩ năng
Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố suy ra cấu hình electron và ngược lại.
3. Trọng tâm
- Nhóm nguyên tố.
- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- PPDH đàm thoại phát hiện.
- Hoạt động nhóm
2. Phương tiện
136 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 10 năm học 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó liên kết cộng hóa trị.
- Vai trò trong sản xuất và đời sống một số chất có liên kết cộng hóa trị.
- Nhận biết:
+ Phân biệt liên kết ion, cộng hóa trị có cực và không cực qua vị trí cặp electron chung.
+ Dự đoán liên kết hình thành dựa vào hiệu độ âm điện.
+ Nêu tính chất của chất có liên kết cộng hóa trị.
- Thông hiểu:
+ Sự hình thành liên kết cộng hóa trị.
+ Xác định liên kết cộng hình thành trong phân tử.
- Vận dụng thấp:
+ Viết công thức electron, công thức cấu tạo hợp chất cộng hóa trị.
+ Giải thích một số tính chất (tính tan, khả năng hình thành phân tử)
- Vận dụng cao:
TC11
(10A)
Viết công thức electron, công thức cấu tạo
I. Liên kết cộng hóa trị cho - nhận
II. Bài tập
- Toán học: Tính hiệu độ âm điện.
- Nhận biết: Dự đoán liên kết hình thành dựa vào hiệu độ âm điện.
- Thông hiểu:
+ Sự hình thành liên kết cộng hóa trị.
+ Xác định liên kết cộng hình thành trong phân tử.
Vận dụng thấp: Viết công thức electron, công thức cấu tạo hợp chất cộng hóa trị.
Vận dụng cao: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của hợp chất có liên kết cộng hóa trị cho - nhận.
24
(10A)
So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
I. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
II. Bài tập
- Toán học: Tính hiệu độ âm điện.
- Vật lí: Tính chất vật lí của các hợp chất
- Nhận biết: Dự đoán liên kết hình thành dựa vào hiệu độ âm điện.
- Thông hiểu: Xác định liên kết tạo thành trong một phân tử chất.
- Vận dụng thấp: Viết công thức electron, công thức cấu tạo hợp chất cộng hóa trị.
- Vận dụng cao:
24
(10C, D, G, I, M)
Bài tập liên kết hóa học
I. Kiến thức cần nắm vững
II. Bài tập
- Toán học: Tính hiệu độ âm điện.
- Nhận biết: Dự đoán liên kết hình thành dựa vào hiệu độ âm điện.
- Thông hiểu: Xác định liên kết tạo thành trong một phân tử chất.
- Vận dụng thấp: Viết công thức electron, công thức cấu tạo hợp chất cộng hóa trị.
- Vận dụng cao: Giải thích sự tồn tại của một số phân tử.
25
(10C, D, G, I, M)
Hóa trị - Số oxi hóa
I. Hóa trị
II. Số oxi hóa
- Toán học: Lập công thức xác định số oxi hóa.
- Nhận biết: Xác định số oxi hóa của nguyên tố.
- Thông hiểu: Xác định cộng hóa trị, điện hóa trị.
- Vận dụng thấp:
- Vận dụng cao:
B. PHẦN KẾ HOẠCH CHI TIẾT
Ngày soạn: 05/11/2017
Tiết PPCT: 21
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
CHỦ ĐỀ 2: BÀI 12: LIÊN KẾT ION
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Biết được:
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
- Định nghĩa liên kết ion.
2. Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
3. Trọng tâm
- Sự hình thành cation, anion; ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
- Sự hình thành liên kết ion.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Phương tiện
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Mô hình nguyên tử.
2. Học sinh
Ôn tập viết cấu hình electron nguyên tử.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (8 phút)
- Kiểm tra bài cũ: Viết cấu hình electron của Li (Z = 3), Na (Z = 11), Ca (Z = 20), Al (Z = 13), F (Z = 9), Cl (Z = 17), O (Z = 8). Xác định tính chất cơ bản của mỗi nguyên tố.
- Vào bài mới: Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể. Khi tạo thành liên kết hóa học, nguyên tử thường có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm với 8 electron (của He với 2 electron) ở lớp ngoài cùng.
2. Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (25 phút)
- GV yêu cầu HS nêu sự hình thành ion.
- GV mô tả sự hình thành ion Li+ từ nguyên tử Li. HS viết quá trình hình thành, viết cấu hình electron của Li+.
- GV: Cation là gì?
HS trả lời.
- GV yêu cầu HS từ cấu hình electron của Na, Ca, Al ở phần bài cũ, viết quá trình hình thành các cation tương ứng.
HS viết quá trình, rút ra nhận xét.
- GV nêu cách gọi tên cation.
HS gọi tên các cation ở trên.
- GV mô tả sự hình thành ion F- từ nguyên tử F. HS viết quá trình hình thành, viết cấu hình electron của F-.
- GV: Anion là gì?
HS trả lời.
- GV yêu cầu HS từ cấu hình electron của O, F ở phần bài cũ, viết quá trình hình thành các anion tương ứng.
HS viết quá trình, rút ra nhận xét.
- GV nêu cách gọi tên anion.
HS gọi tên các cation ở trên, lấy thêm ví dụ khác.
- GV yêu cầu HS cho biết tế nào là ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
HS trả lời, xác định các ion đã cho là ion đơn nguyên tử hay đa nguyên tử.
Hoạt động 2: (10 phút)
- GV mô tả sự hình thành phân tử NaCl.
HS tiếp thu, viết các quá trình.
- GV: Liên kết giữa ion Na+ và Cl- là liên kết ion.
HS nêu khái niệm liên kết ion.
- GV yêu cầu HS mô tả sự hình thành phân tử MgO, CaF2.
I. SỰ HÌNH THÀNH ION, CATION, ANION
1. Ion, cation, anion
a. Nguyên từ nhường hoặc nhận electron tạo thành phần tử mang điện gọi là ion.
b. Sự hình thành cation
Li → Li+ + 1e
1s2
- Nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron cho các nguyên tử nguyên tố khác để trở thành ion dương (cation).
- Các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng dễ nhường 1, 2, 3 electron để trở thành cation M+, M2+, M3+.
- Tên cation được gọi theo tên kim loại.
Đặc biệt: : cation amoni.
c. Sự hình thành anion
F + 1e → F-
1s22s22p6
- Nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron từ các nguyên tử nguyên tố khác để trở thành ion âm (anion).
- Các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng dễ nhận 3, 2, 1 electron để trở thành anion X3-, X2-, X-.
- Tên anion được gọi theo tên gốc axit (trừ O2-: anion oxit). Ví dụ: : anoin nitrat,
2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử
- Ion đơn nguyên tử là các ion được tạo nên từ một nguyên tử. Ví dụ : Li+, Mg2+, F-, S2-.
- Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích âm hay dương. Ví dụ: , OH-.
II. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION
- Xét sự hình thành phân tử NaCl:
Na → Na+ + 1e Cl + 1e → Cl-
1e
Na + Cl → Na+ + Cl– → NaCl
2/8/1 2/8/7 2/8 2/8/8
- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
2 Na + Cl2 → 2Na+Cl–
3. Củng cố và dặn dò (2 phút)
- Củng cố: Bài 1 (SGK).
- Dặn dò: Làm bài tập 3, 4, 5, 6 (SGK) và chuẩn bị bài 13: Liên kết cộng hóa trị (Tiết 1).
Ngày soạn: 09/11/2017
Tiết PPCT: 22
CHỦ ĐỀ 1: BÀI 13: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).
2. Kĩ năng
- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.
3. Trọng tâm
- Sự tạo thành và đặc điểm của liên kết cộng hóa trị không cực, có cực.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
2. Phương tiện
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Bảng phụ.
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức về liên kết ion.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (5 phút)
- Kiểm tra bài cũ: Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định số electron lớp ngoài cùng của: H (Z = 1), N (Z = 7), Cl (Z = 17), C (Z = 6), O (Z = 8).
- Vào bài mới: Liên kết hình ion hình thành giữa nguyên tử kim loại mạnh và phi kim mạnh thì nguyên tử kim loại nhường electron, nguyên tử phi kim nhận electron. Nếu các nguyên tử kim loại yếu và phi kim yếu hay cả hai nguyên tử đều là phi kim, liệu có thể nhường, nhận electron để hình thành liên kết ion được hay không?
2. Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (20 phút)
- GV yêu cầu HS so sánh cấu hình electron của H với nguyên tử khí hiếm gần nhất He.
HS: Thiếu 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm.
- GV: Do vậy, 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung trong phân tử H2. Như thế, trong phân tử H2 mỗi nguyên tử có 2 electron giống vỏ electron của nguyên tử khí hiếm heli.
HS tiếp thu, viết sơ đồ hình thành phân tử H2.
- GV nêu quy ước về cách kí hiệu electron ngoài cùng, electron chung, công thức electron và công thức cấu tạo.
- GV yêu cầu HS so sánh cấu hình electron của N với nguyên tử khí hiếm gần nhất Ne.
HS: Nguyên tử N thiếu 3 electron để đạt cấu hình khí hiếm. Hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp 3 electron để tạo thành 3 cặp electron chung. Khi đó trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N đều có lớp ngoài cùng là 8 electron giống khí hiếm Ne gần nhất.
- GV yêu cầu HS viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử N2.
GV nhận xét về liên kết trong N2.
- GV: Liên kết được tạo thành trong phân tử H2 và N2 là liên kết cộng hóa trị.
HS nêu định nghĩa liên kết cộng hóa trị.
- GV yêu cầu HS nhận xét độ âm điện hai nguyên tử tạo thành liên kết trên, từ đó nêu định nghĩa liên kết cộng hóa trị không cực.
Hoạt động 2: (15 phút)
- GV yêu cầu HS so sánh cấu hình electron của H, Cl với nguyên tử khí hiếm gần nhất.
HS: Nguyên tử H thiếu 1 electron, nguyên tử Cl thiếu 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm gấn nhất.
- GV yêu cầu HS trình bày sự tạo thành liên kết, viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử HCl.
- GV yêu cầu HS nhận xét độ âm điện hai nguyên tử tạo thành liên kết, từ đó nêu định nghĩa liên kết cộng hóa trị có cực.
GV lưu ý cho HS: Cặp electron chung phải viết lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
- GV yêu cầu HS trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử CO2.
HS trình bày, viết công thức electron, công thức cấu tạo.
- GV yêu cầu HS nhận xét độ âm điện hai nguyên tử tạo thành liên kết, từ đó nhận xét sự phân cực của liên kết; dựa vào cấu tạo phân tử nhận xét sự phân cực của cả phân tử.
I. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1. Liên kết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất
a. Sự hình thành phân tử hiđro H2
- H (Z = 1): 1s1.
+ → H : H → H – H
Công thức electron Công thức cấu tạo
- Hai nguyên tử H liên kết với nhau bằng liên kết đơn.
b. Sự hình thành phân tử nitơ N2
- N (Z = 7): 1s22s22p3
∙∙ + ∙∙ → :N N: → N ≡ N
Công thức electron Công thức cấu tạo
- Hai nguyên tử H liên kết với nhau bằng liên kết ba bền → N2 kém hoạt động ở nhiệt độ thường.
c. Định nghĩa liên kết cộng hóa trị
- Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
- Liên kết trong các phân tử H2, N2 tạo nên từ hai nguyên tử của cùng một nguyên tố (có độ âm điện như nhau).
→ Liên kết cộng hoá trị không cực là liên kết cộng hóa trị mà cặp electron chung không bị lệch về nguyên tử nào:
2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất
a. Sự hình thành phân tử hidro clorua HCl
- H (Z = 1): 1s1.
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5.
+ :: → H : : → H – Cl
Công thức electron Công thức cấu tạo
- Độ âm điện của Cl (3,16) lớn hơn H (2,20), cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử Cl.
→ Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp eletron chung bị lệch về phía một nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hoá trị có cực hay liên kết cộng hoá trị phân cực.
b. Sự hình thành phân tử khí cacbon đioxit CO2 (có cấu tạo thẳng)
- C (Z = 6): 1s22s22p2.
O (Z = 8): 1s22s22p4.
: + :C: + : → ::: C :::
Công thức electron
O = C = O
Công thức cấu tạo
- Độ âm điện của O (3,44) lớn hơn độ âm điện của C (2,55) nêu liên kết C = O bị phân cực về phía nguyên tử oxi. Tuy nhiên, phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên toàn bộ phân tử không phân cực.
3. Củng cố và dặn dò (5 phút)
- Củng cố: Bài 1, 3 (SGK)
- Dặn dò: Làm bài tập 6, 7 (SGK) và chuẩn bị bài 13: Liên kết cộng hóa trị (Tiết 2).
Ngày soạn: 09/11/2017
Tiết PPCT: 23
CHỦ ĐỀ 2: BÀI 13: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về liên kết công hóa trị, liên kết cộng hóa trị có cực, không cực.
Biết được:
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
2. Kĩ năng
- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.
- Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.
3. Trọng tâm
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học.
- Quan hệ giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Phương tiện
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Một số hình ảnh và ví dụ thực tế của các chất có liên kết cộng hóa trị.
2. Học sinh
Học bài cũ và làm bài tập về nhà.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (8 phút)
- Kiểm tra bài cũ: Liên kết cộng hóa trị là gì. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân từ H2O và cho biết liên kết là công hóa trị có cực hay không cực?
- Vào bài mới
2. Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (10 phút)
GV lấy một số hình ảnh, ví dụ thực tế để HS phân tích, rút ra kết luận về tính chất của các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị:
- Trạng thái của đường, iot, nước, xăng dầu, khí oxi, khí clo,
- Khí HCl tan nhiều trong nước, khí O2 tan ít trong nước.
- Iot, các chất hữu cơ không cực tan nhiều trong xăng, benzen.
- Khả năng dẫn điện của không khí, nước.
Hoạt động 2: (20 phút)
- GV cho HS thảo luận, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
HS thảo luận theo nhóm, rút ra kết luận.
- GV: Giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion có sự chuyển tiếp với nhau. Sự phân loại chỉ có tính chất tương đối. Liên kết ion có thể được coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị
HS tiếp thu.
- GV: Để xác định loại liên kết trong phân tử chất, người ta dựa vào hiệu độ âm điện.
HS tiếp thu, vận dụng để xác định loại liên kết trong phân tử một số chất.
I. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.
- Trạng thái: chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Các chất phân cực tan nhiều trong dung môi phân cực (nước, )
- Các chất không cực tan nhiều trong dung môi không cực (dung môi hữu cơ: benzen, CCl4,...).
- Các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
II. ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC
1. Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion
- Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử liên kết ta có liên kết cộng hoá trị không cực.
- Nếu cặp electron chung lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn, ta có liên kết cộng hoá trị có cực
- Nếu cặp electron chung lệch hẳn về một nguyên tử, ta có liên kết ion.
2. Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học
Hiệu độ âm điện (Dc)
Loại liên kết
0 £ Dc < 0,4
0,4 £ Dc < 1,7
Dc ³ 1,7
Liên kết cộng hóa trị không cực
Liên kết cộng hóa trị có cực
Liên kết ion
Ví dụ: Trong NaCl: Dc = 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 → Liên kết ion.
3. Củng cố và dặn dò (7 phút)
- Củng cố:
Bài 1: Cho các phân tử: MgCl2, Br2, NH3, KBr.
a. Hợp chất nào là hợp chất ion? Viết các ion tạo thành.
b. Hợp chất nào là hợp chất cộng hóa trị. Viết công thức electron, công thức cấu tạo.
- Dặn dò: Làm bài tập 2, 4, 5 (SGK) và chuẩn bị bài TC11: Bài tập viết công thức electron, công thức cấu tạo.
Ngày soạn: 09/11/2017
Tiết PPCT: 24
CHỦ ĐỀ 2: BÀI TẬP LIÊN KẾT HÓA HỌC
(Áp dụng cho lớp 10C, D, G, I, M)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về sự tạo thành ion và liên kết ion.
2. Kĩ năng
- Viết quá trình hình thành ion, cấu hình electron của ion đơn nguyên tử.
- So sánh bán kính nguyên tử và ion.
- Làm một số bài tập tìm nguyên tố, ion.
3. Trọng tâm
Sự hình thành ion, liên kết ion.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
2. Phương tiện
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức về liên kết ion.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (2 phút)
- Kiểm tra bài cũ:
- Vào bài mới
2. Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (40 phút)
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài 1: Cation M2+ và anion X- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6.
a. Xác định cấu hình electron nguyên tử, vị trí nguyên tố M, X trong bảng tuần hoàn.
b. Xác định hợp chất ion được tạo ra từ hai ion trên.
Bài 2: Tổng số proton trong hai ion lần lượt là 40 và 48.
a. Xác định số electron của các ion .
b. Xác định hai ion.
Bài 3:
a. So sánh bán kính của 26Fe, Fe2+, Fe3+.
b. Cho A, B, C, D là 4 nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC < ZD), có tổng số hiệu nguyên tử là 38. So sánh bán kính các nguyên tử (nếu khí hiếm) và ion tương ứng của chúng.
I. BÀI TẬP
Bài 1:
a. Cấu hình electron của 2 ion: 1s22s22p63s23p6.
→ Cấu hình của M: 1s22s22p63s23p64s2.
Vị trí: Ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA (Ca)
→ Cấu hình của X: 1s22s22p63s23p5.
Vị trí: Ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA (Cl)
b. Ca2+ + 2Cl- → CaCl2.
Bài 2:
a. Số electron trong 2 ion lần lượt là 42 và 50.
b. Ta có: ZX + 3ZA = 40
ZX + 4ZA = 48
→ ZX = 16 (S), ZA = 8 (O).
Vậy 2 ion là: và .
Bài 3:
a. Bán kính: Fe > Fe2+ > Fe3+.
b. Gọi số hiệu nguyên tử 4 nguyên tố A, B, C, D lần lượt là Z, Z + 1, Z + 2, Z + 3.
Ta có: ZA + ZB + ZC + ZD = 38
→ Z + Z + 1 + Z + 2 + Z + 3 = 38
→ Z = 8.
→ ZA = 8 (O). A tạo ion O2- (10e).
ZB = 9 (F). B tạo ion F- (10e).
ZC = 10 (Ne).
ZD = 11 (Na). C tạo ion Na+ (10e).
O2-, F-, Ne, Na+ đều có 10 electron, do ZO < ZF < ZNe < ZNa
→ Bán kính O2- > F- > Ne > Na+.
3. Củng cố và dặn dò (3 phút)
- Củng cố:
- Dặn dò: Làm bài tập sau và chuẩn bị tiết 25: Luyện tập: Liên kết cộng hóa trị.
Bài 1: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau có bán kính ion tương ứng nhỏ hơn bán kính nguyên tử: Al, S, Na, P, Cl, Cu?
Bài 2: Cation R+ gồm 5 nguyên tử của hai nguyên tố hóa học tạo nên. Tổng số electron trong ion là 10. Xác định cation R+.
Ngày soạn: 15/11/2017
Tiết PPCT: 25 (10C, D, G, I, M)
CHỦ ĐỀ 2: HÓA TRỊ - SỐ OXI HÓA
(Áp dụng cho lớp 10C, D, G, I, M)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Biết được:
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
2. Kĩ năng
- Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
3. Trọng tâm
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
2. Phương tiện
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Bảng phụ.
2. Học sinh
Ôn tập về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (2 phút)
- Kiểm tra bài cũ:
- Vào bài mới
2. Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (20 phút)
GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận hóa trị trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị về:
+ Khái niệm.
+ Cách xác định, lấy ví dụ.
+ Nhận xét về dấu và cách xác định.
HS thảo luận và điền vào bảng.
I. HÓA TRỊ
Hóa trị
Hợp chất ion
Hợp chất cộng hóa trị
Khái niệm
Điện hóa trị
Cộng hóa trị
Cách xác định
Bằng điện tích ion
Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố trong phân tử.
Ví dụ
NaCl: Điện hóa trị của Na: 1+
Cl: 1-
CaF2: Điện hóa trị của Ca: 2+
F: 1-
Trong NH3: Cộng hóa trị của N: 3
H: 1
Trong H2O: Cộng hóa trị của O: 2
H: 1
Trong CH4: Cộng hóa trị của C: 4
H: 1
Nhận xét
- Điện hóa trị mang dấu.
- Các kim loại IA, IIA, IIIA mất 1, 2, 3 electron nên có điện hóa trị 1+, 2+, 3+.
- Các phi kim nhóm VIA, VIIA nhận 2, 1 electron nên có điện hóa trị 2-, 1-.
- Cộng hóa trị không mang dấu.
Hoạt động 2: (20 phút)
- GV nêu khái niệm số oxi hóa, cách viết số oxi hóa
HS tiếp thu.
- GV yêu cầu HS lần lượt nêu các quy tắc xác định số oxi hóa, lấy ví dụ minh họa.
II. SỐ OXI HÓA
1. Khái niệm
Số oxi hóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng mọi liên kết trong phân tử đều là liên kết ion
2. Các quy tắc xác định số oxi hóa
Quy tắc 1: Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng không.
Ví dụ: Số oxi hóa của Cu, H, O trong đơn chất Cu, H2, O2 đều bằng không.
Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của H bằng +1 (trừ hiđrua kim loại), số oxi hóa của oxi bằng -2 (trừ OF2, peoxit).
Ví dụ: Trong CH4 số oxi hóa của H bằng +1, trong HNO3, số oxi hóa của H bằng +1, của O bằng -2.
Quy tắc 3: Trong một phân tử, tổng số số oxi hóa của nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng không.
Ví dụ:
: x.1 + (+1).4 = 0 → x = -4.
: (+1).1 + x.1 + (-2).3 = 0 → x = +5.
Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích ion.
Ví dụ: Trong Na+, số oxi hóa của Na bằng +1, trong S2-, số oxi hóa của S bằng -2.
Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion.
Ví dụ:
: x.1 + (-2).4 = -2 → x = +6.
: x.1 + (+1).4 = +1 → x = -3.
3. Củng cố và dặn dò (3 phút)
- Củng cố: Bài 1, 2 (SGK).
- Dặn dò: Làm bài tập 3 – 7 (SGK) và chuẩn bị bài 16: Luyện tập: Liên kết hóa học (Tiết 1).
C. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
I. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Hợp chất nào là hợp chất ion?
A. HCl B. H2O C. NH3 D. NaCl
Câu 2: Các chất trong phân tử có liên kết ion là:
A. CH4, NaCl, HNO3 B. Al2O3, K2S, NaCl
C. Na2SO4, H2S, SO2 D. H2O, K2S, Na2SO3.
Câu 3: Chất nào có liên kết cộng hóa trị có cực?
A. MgCl2 B. KF C. Cl2 D. NaBr
Câu 4: Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện, cho biết liên kết trong phân tử nào là phân cực nhất?
A. H2S B. NH3 C. CH4 D. H2O
Câu 5: Hợp chất nào sau đây trong phân tử vừa có liên kết ion, vừa có liên kết cộng hóa trị?
A. HNO3 B. Na2O C. NH4NO3 D. H2S
Câu 6: Hợp chất nào trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn?
A. N2 B. CO2 C. C2H4 D. HClO
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 18. Liên kết hóa học trong oxit của X là:
A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cộng hóa trị không cực D. Liên kết cho - nhận
Câu 8: Điện hóa trị của các nguyên tố Cl, Br trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:
A. 2- B. 2+ C. 1- D. 1+
Câu 9: Cộng hoá trị của C trong các hợp chất CH4, C2H4, C2H2, HCHO lần lượt là:
A. 4, 2, 1, 1 B. 4, 4, 1, 1 C. 4, 2, 2, 1 D. 4, 4, 4, 4
Câu 10: Số oxi hoá của S trong H2SO4, MgSO4, K2S, S2- lần lượt là:
A. +6, +4, -2, 0 B. +4, +4, -2, -2 C. +4, +6, 0, 0 D. +6, +6, -2, -2
Ngày soạn: 15/11/2017
Tiết PPCT: 25 (10A)
BÀI TẬP LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
(Áp dụng cho lớp 10A)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về:
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết cộng hóa trị có cực.
- Mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện của hai nguyên tử và bản chất của liên kết hóa học.
2. Kĩ năng
- Viết công thức electron và công thức cấu tạo hợp chất cộng hóa trị và ion tạo nên từ chúng.
- Dự đoán được kiểu liên kết hóa học khi biết giá trị độ âm điện của 2 nguyên tử.
- Giải thích tính chất của một số chất có liên kết cộng hóa trị.
3. Trọng tâm
- Viết công thức electron, công thức cấu tạo hợp chất cộng hóa trị, ion tạo nên từ chúng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
2. Phương tiện
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức về liên kết cộng hóa trị.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ, vào bài mới (2 phút)
- Kiểm tra bài cũ:
- Vào bài mới
2. Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (10 phút)
- GV hướng dẫn HS cách viết công thức electron và công thức cấu tạo của ion.
Ví dụ: HNO3 và .
Hoạt động 2: (33 phút)
- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các phân tử sau, dựa vào hiệu độ âm điện xác định liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực hay không cực:
a. H2O2, CS2, HCHO, H2CO3.
b. HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
c. P2O3, P2O5, H3PO4.
Bài 2: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các phân tử à ion sau:
a. HNO2 và
b. NH3 và
d. H2O và H3O+
Bài 3: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của NO2. Tại sao NO2 có khả năng đime hóa tạo thành N2O4? Viết công thức cấu tạo của N2O4. Tại sao CO2 không có khả năng này?
I. MỘT SỐ LƯU Ý
II. BÀI TẬP
3. Củng cố và dặn dò (4 phút)
- Củng cố:
- Dặn dò: Làm bài tập sau và chuẩn bị bài mới:
Bài 1: Từ cấu tạo phân tử, so sánh độ hòa tan trong nước của O2 và SO2 biết nước là dung môi phân cực.
Ngày soạn: 23/11/2017
Tiết PPCT: 26
BÀI 16: LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HÓA HỌC (TIẾT 1)
I. MỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam Dep_12404913.docx