I. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức của chương 1
- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, cần cù, phát huy khả năng làm việc độc lập của học sinh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Ma trận, đề, đáp án.
- HS: Nắm vững các lý thuyết đã học của chương 1.
III. Ma trận đề, đề cương ôn tập : phụ lục kèm theo
IV. Tiến trình: 45’
- Ổn định tổ chức
- Phát đề
29 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 1 đến tiết 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1:Hình thành kiến thức (10 phút)
- Mục tiêu:
+ Học sinh nắm mối quan hệ giữa các loại hạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hợp tác nhóm 2 người
? tìm mối quan hệ giữa các loại hạt: điện tích, số lượng, khối lượng
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
I, Mối quan hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử
Về khối lượng
Về số lượng
Về điện tích
Về tổng số hạt
Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút)
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài 5 sgk
Bµi 1. Cho biÕt nguyªn tö N cã 7e, 7p vµ 8n. TÝnh khèi lîng nguyªn tö N.
Bµi 2. TÝnh ®iÖn tÝch h¹t nh©n cña nguyªn tö O cã 8e.
Bài 3:: Biết rằng nguyên tử sắt có 26 proton, 30 nơtron. Hãy:
Tính khối lượng nguyên tử tuyệt đối của nguyên tử sắt.
Tính nguyên tử khối của sắt.
Tính khối lượng sắt có chứa 1 kg electron.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
Bài 5.(sgk)
a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm (g/cm3): khối lượng tính ra gam của 1 cm3 nguyên tử kẽm.
Thể tích của 1 nguyên tử kẽm V = 43πr3
r = 1,35.10-1 nm = 1,35.10-8 cm
V = 43.3,14.1,35.10-83 = 10,30. 10-24 (cm3)
Khối lượng của một nguyên tử kẽm là
65.1,66.10-24 = 107,9.10-24 (g)
Vậy khối lượng riêng của nguyên tử kẽm là
107,9. 10-24g 10,30. 10-24cm3 =10,48 (g/cm3)
Thực tế trong tinh thể, các nguyên tử kẽm chiếm hơn 70% thể tích, phần còn lại là rỗng nên thực tế khối lượng riêng của kẽm là 7,3 g/cm3
b. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm
(Tương tự trên). Kết quả là 3,22.1015 g/cm3
Bài 3:
Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton = 26.
mp = 26.1,6726.10-27 (kg) = 43,4876.10-27 (kg).
mn = 30.1,6748.10-27 (kg) = 50,2440.10-27 (kg).
me = 26.9,1094.10-31 (kg) = 23,6844.10-30 (kg).
KLNT tuyệt đối của sắt là: (đvC) à 1 mol Fe = 56,4773g.
Số electron có trong 1 kg electron là: (hạt).
mFe = 70135,9 . 56,4773 » 3961086g » 3961 kg.
Dặn dò giao nhiệm vụ :
Bài 1: Một nguyên tố R có tổng số hạt là 155. Số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 33. Tìm số proton, số khối và tên R.
5. Rút kinh nghiệm bài học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 5
Ký duyệt
Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được:
Khái niệm về số đơn vị điện tích hạt nhân, phân biệt khái niệm số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) với khái niệm điện tích hạt nhân (Z+).
- Viết được kí hiệu nguyên tử.
Học sinh trình bày được:
Khái niệm về số khối, quan hệ giữa số khối và nguyên tử khối.
Quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số electron trong nguyên tử.
Khái niệm về nguyên tố hóa học và số hiệu nguyên tử.
2. Kỹ năng:
Xác định được số e, p và n khi biết kí hiệu nguyên tử, số khối của nguyên tử và ngược lại.
3. Thái độ, tình cảm: Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân, đề phòng hiểm họa rò rỉ của nhà máy điện hạt nhân
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học:biết một số khái niệm: số hiệu nguyên tử, số khối, đồng vị, NTK trung bình, cấu hình e nguyên tử
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
+ Dựa vào kí hiệu nguyên tử biết được cấu tạo nguyên tử, số khối
+ Tính NTK trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị
* Các năng lực khác:
-Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
* phẩm chất:
- GD HS lòng yêu quê hương đất nước, sống có trách nhiệm.
II, Chuẩn bị
1.Giáo viên: giáo án
2.Học sinh: Học bài mới, làm bài tập
III. Tổ chức hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi:
a) Cho biết nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt cơ bản nào? Khối lượng và điện tích của chúng ra sao?
b) Một nguyên tử R có tổng các loại hạt p, n, e là 40. Biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 1 hạt. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử R.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1: Khởi động ( 10phút)
Mục tiêu: Hs nắm được điện tích hạt nhân
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Đặc điểm của các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử?
- Phân biệt khái niệm ĐTHN và số đơn vị ĐTHN.
? Mối liên hệ giữa Z, p, e trong một nguyên tử?
? Cho HS làm một số VD áp dụng?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs thảo luận
- Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
Thông qua báo cáo HS và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, GV biết được các HS đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung
I. Hạt nhân nguyên tử:
1. Điện tích hạt nhân :
Ng tử có 1p ĐTHN là 1+
Ng tử có Zp ĐTHN là Z+
Vì nguyên tử trung hoà điện nên:
Số đơn vị ĐTHN (Z)= số p = số e
VD1: Số đơn vị ĐTHN của nguyên tử oxi là 8. Tìm ĐTHN, số proton, số electron của nguyên tử oxi ?
Bài giải: Ta có: Z = p = e = 8
Þ ĐTHN = 8+
VD2: 1 nguyên tử X có 11 e ở lớp vỏ, hãy tìm số đơn vị ĐTHN, ĐTHN, số proton của X?
Bài giải: Ta có: e = 11 Þ p = 11
Þ Số đơn vị ĐTHN = Z = 11
Þ ĐTHN = 11+
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức (20 phút)
- Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được số khối, nguyên tố hóa học ( định nghĩa, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành 4 phiếu học tập
Nhóm 1: Số khối của hạt nhân là gì? Biểu thức? Nhận xét?
? Cho HS làm VD áp dụng biểu thức ?
Nhóm 2: ? NTHH là gi ?
phân biệt rõ khái niệm nguyên tử và nguyên tố:
Nhóm 3: ? Số hiệu nguyên tử là gì?
? Số hiệu nguyên tử cho biết điều gì?
? Cho HS làm VD?
Nhóm 4: - Thông báo: Người ta biểu diễn 1 nguyên tố hóa học bằng kí hiệu sau:
? Từ kí hiệu nguyên tử cho chúng ta biết điều gì? Cho VD?
2. Số khối: (A)
A = Z + N
Trong đó:
A là số khối
Z là tổng số hạt proton
N là tổng số hạt nơtron
Nhận xét: Z, N là những số nguyên Þ A cũng là một số nguyên.
Chú ý: Z ≤ 82 (trừ H) thì:
VD: Nguyên tử Natri có:
ĐTHN = 11+
A = 23
Þ Hạt nhân có: 11p và 12 n
Lớp vỏ: 11e
A, Z được coi là những số đặc trưng của n.tử hay của hạt nhân.
II. Nguyên tố hóa học :
1. Định nghĩa:
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng ĐTHN.
- Những nguyên tử có cùng ĐTHN đều có tính chất hóa học giống nhau.
phân biệt rõ khái niệm nguyên tử và nguyên tố:
+ Nói n.tử là nói đến một lọai hạt vi mô gồm có hạt nhân và lớp vỏ.
+ Nói nguyên tố là nói đến tập hợp các nguyên tử có ĐTHN như thế.
2. Số hiệu nguyên tử : (Z)
Số đơn vị ĐTHN nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
Số hiệu nguyên tử cho biết:
Số p trong hạt nhân
Số đơn vị ĐTHN
Số e trong nguyên tử
Số thứ tự của nguyên tố trong BTH.
VD: Urani: Z = 92
- Có 92 p trong hạt nhân
- Số đơn vị ĐTHN = 92
- Có 92 electron ở lớp vỏ
- Ở ô thứ 92 trong BTH
3. Kí hiệu nguyên tử :
Trong đó :
X: kí hiệu nguyên tố.
A: số khối.
Z: số hiệu nguyên tử.
VD:
Tên nguyên tố: Natri
ĐTHN:11+
Hạt nhân: 11p
12n
Lớp vỏ: 11e
M = 23đvC
Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài 1: Một nguyên tố R có tổng số hạt là 82. Số hạt mang điện gấp 1,733 lần số hạt không mang điện. Tìm số proton, số khối và tên R.
Bài 2: Một nguyên tố R có tổng số các loại hạt là 28. Tìm số proton, số khối và tên R. Và cho biết R là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
4. Dặn dò, giao nhiệm vụ: đọc phần đồng vị
5. Rút kinh nghiệm bài học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 6
Ký duyệt
Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
I, Vấn đề cần giải quyết
Đồng vị, nguyên tử khối trung bình
II. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS trình bày được: Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.
2. Kỹ năng: Giải được bài tập:
Tính NTKTB của nguyên tố có nhiều đồng vị.
Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị.
Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Thái độ, tình cảm: Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn.
4. Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học:biết một số khái niệm: số hiệu nguyên tử, số khối, đồng vị, NTK trung bình, cấu hình e nguyên tử
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
+ Tính NTK trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị
* Các năng lực khác:
-Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
-Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (tìm hiểu những thông tin về cấu tạo nguyên tử)
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi:
1) Cho biết số đơn vị ĐTHN, số p, n và e của các n.tử có kí hiệu sau:
, , , ,
2) Một nguyên tử R có tổng các loại hạt p, n, e là 92. Biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 5 hạt. Viết kí hiệu nguyên tử R.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1: Khởi động ( 10phút)
Mục tiêu: Hs nắm được đồng vị
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Treo Hình 1.4 SGK ( Sơ đồ cấu tạo n.tử các đồng vị của nguyên tố hiđro ).
? Các nguyên tử H có gì giống và khác nhau?
- Thông báo:
+ Đồng vị là trường hợp duy nhất hạt nhân không có n.
+ Đồng vị là trường hợp duy nhất hạt nhân có số nơtron gấp đôi số proton.
? Đồng vị là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs thảo luận
- Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
Thông qua báo cáo HS và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, GV biết được các HS đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung
III. Đồng vị:
VD: Nguyên tố H có 3 đồng vị:
(Proti) (Đơteri ) (Triti)
- Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau. các đồng vị có một số t/c vật lí khác nhau.
- Do ĐTHN quyết định tính chất của nguyên tử nên các đồng vị có cùng số p nghĩa là có cùng số ĐTHN thì có tính chất hóa học giống nhau
- Đồng vị bền (Z < 83)
- Đồng vị không bền (Z>83): đồng vị phóng xạ.
.- Hầu hết các NTHH trong thực tế đều là h.hợp của các đồng vị.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức (20 phút)
- Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 2 nhóm hoàn thành phiếu học tập
Nhóm 1:
? Đơn vị khối lượng nguyên tử là gì? Có giá trị bằng bao nhiêu?
? Nguyên tử C nặng 19,9206.10-27 kg. Cho biết nguyên tử C nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử?
- Thông báo: 12 chính là NTK của C.
? NTK có ý nghĩa gì?
? Tại sao có thể coi NTK =A?
Nhóm 2:
? NTK trung bình là gì?
- Viết biểu thức tính nguyên tử khối trung bình với nguyên tố X có 2 đồng vị.
- Mở rộng công thức với trường hợp nguyên tố có n đồng vị.
? Tính NTKTB của Clo, biết Clo có 2 đồng vị là
: 75,53%
: 24,47%
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức
IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình:
1. Nguyên tử khối:
Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
Có thể coi NTK =A.
VD: Nguyên tử Al có 13 p và 14 n
] NTK =A.=13 +14=27
2. . Nguyên tử khối trung bình:
Giả sử nguyên tố X có 2 đồng vị: ,
(X) = (X) =
Trong đó :
(X): NTKTB của nguyên tố X
x1, x2 : tỉ lệ % số n.tử (tỉ lệ số n.tử) của
đồng vị,
A1, A2 : số khối của đồng vị,
VD: Clo có 2 đồng vị:
: 75,53% và : 24,47%
Nguyên tử khối trung bình của clo là:
= ≈ 35,5 đvC
Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Làm bài tập 4,5,6 sgk
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài 1: Tính % số nguyên tử mỗi loại đồng vị của nguyên tố Cu. Biết Cu có 2 đồng vị và và NTKTB của Cu là 63,54.
Bài 2: NTKTB của Ag là 107,88. Ag có 2 đồng vị, trong đó chiếm 44%. Tìm đồng vị còn lại.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
Dặn dò, giao nhiệm vụ:
Một nguyên tử nguyên tố R có tổng các loại hạt p, n, e là 92. Biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 5 hạt.
a) Viết kí hiệu nguyên tử R.
b) Biết ng.tố R có 2 đồng vị. Tìm đồng vị còn lại của R biết nó chiếm 27% và NTKTB của R là 63,54.
Rút kinh nghiệm bài học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 7
Ký duyệt
Bài 3: LUYỆN TẬP VỀ: THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập về:
Đặc tính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
Những đại lượng đặc trưng cho nguyên tử: điện tích, số khối, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối.
Sự chuyển động của e trong nguyên tử: obitan nguyên tử, hình dạng obitan nguyên tử.
2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử để giải các bài tập liên quan.
Dựa vào các đại lượng đặc trưng cho nguyên tử để giải các bài tập về đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
Vẽ được hình dạng các obitan s, p.
3. Thái độ, tình cảm:
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác..
4. Năng lực, phẩm chất:
Phát triển năng lực tính toán, tự học
II, Chuẩn bị
1.Giáo viên: giáo án
2.Học sinh: Học bài mới, làm bài tập
III. Tổ chức hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 6’
Câu hỏi:
Một nguyên tử nguyên tố R có tổng các loại hạt p, n, e là 52. Biết rằng số hạt mang điện tích âm kém hơn số hạt không mang điện tích là 1 hạt.
a) Viết kí hiệu nguyên tử R.
b) Biết nguyên tố R có 2 đồng vị. Tìm đồng vị còn lại của R biết nó chiếm 25% và NTKTB của R là 35,5.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
- Mục tiêu:
+ Học sinh ôn lại lý thuyết về thành phần cấu tạo nguyên tử
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhóm 1:
? Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào? Cho biết khối lượng và điện tích của các hạt p, n, e? Mối liên hệ giữa số p và số e trong một nguyên tử?
Nhóm 2:
- Thiết lập sơ đồ câm với các nội dung: số khối, số đơn vị ĐTHN, kí hiệu nguyên tử.
? Điền các thông tin vào sơ đồ trên?
- Bổ sung các thông tin còn thiếu.
Nhóm 3:
? Đồng vị là gì? Viết công thức tính NTKTB của nguyên tố có 2 đồng vị?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
A. Kiến thức cần nắm vững:
1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử:
vỏ: electron (e):
qe=1- ; me=0,00055u
Nguyên tử proton (p) :
hạtnhân: qp=1+ ; mp=1u
nơtron (n) :
qn=0 ; mn=1u
Trong một nguyên tử luôn có : số p = số e
2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hoá học:
- Số khối: A=Z+N
- Số đơn vị ĐTHN: Z=số p=số e
Khi Z từ 1 đến 82, ta có: 1
- Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng ĐTHN.
- Kí hiệu nguyên tử:
Trong đó :
X: kí hiệu nguyên tố.
A: số khối.
Z: số hiệu nguyên tử.
3. Đồng vị, NTKTB :
- Đồng vị: cùng p, khác n
- Giả sử nguyên tố X có 2 đồng vị:
,
(X) = (X) =
Trong đó :
(X): NTKTB của nguyên tố X
x1, x2 : tỉ lệ % số nguyên tử (tỉ lệ số nguyên tử) của đồng vị,
A1, A2 : số khối của đồng vị,
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 18?
Và bài sau: Số proton của các nguyên tử O, H, C, Al lần lượt là 8, 1, 6, 13 và số nơtron lần lượt là 8, 0, 6, 14. Kí hiệu nguyên tử sai là
A. C B. C. D.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức
Dặn dò, giao nhiệm vụ:
Cho 2,06 gam muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO3 dư ta thu được 3,76 gam kết tủa.
Tính nguyên tử khối của X.
b) Nguyên tố X có 2 đồng vị, biết đồng vị thứ hai có số nơtron trong hạt nhân nhiều hơn số nơtron trong đồng vị thứ nhất là 2. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị là bằng nhau. Tính số khối của mỗi đồng vị.
Rút kinh nghiệm bài học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 8
Ký duyệt
Bài 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh trình bày được:
Trong nguyên tử, e chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định.
Khái niệm về lớp và phân lớp e
2. Kỹ năng: Phân biệt lớp và phân lớp e, kí hiệu và số e trong lớp, phân lớp
3. Thái độ, tình cảm:
Xây dựng lòng tin vào khả năng của con người tìm hiểu bản chất của thế giới vi mô và rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc.
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học:biết một số khái niệm: lớp e, phân lớp e
Năng lực tư duy khái quát
II, Chuẩn bị
1.Giáo viên: giáo án, Hình 1.6 SGK (Mô hình hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen)
2.Học sinh: Học bài mới, làm bài tập
III,. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi:
1) Đồng vị là gì? Cho ví dụ? NTKTB của Brom là 79,91. Trong tự nhiên, Brom có 2 đồng vị, biết đồng vị chiếm 54,6%. Tìm đồng vị còn lại của Brom.
2) Biết rằng nguyên tố Mg có 3 đồng vị khác nhau, ứng với các số khối lần lượt là 24; 25; A. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng lần lượt bằng 78,99%; 10%; 11,01%. Tìm A, biết NTKTB của Mg là 24,3.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1: Khởi động ( 10phút)
Mục tiêu: Hs biết được sự chuyển động cyae e trong nguyên tử và lớp e
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Treo Hình 1.6 SGK (Mô hình hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen) để thông báo cho học sinh thấy được: trong nguyên tử các electron chuyển động trên những quỹ đạo xác định.
- Thông báo: ưu và nhược điểm của mô hình.
? Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào?
- Treo hình vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử Nadiễn giảng lớp electron.
- Trong nguyên tử mỗi e có một trạng thái năng lượng nhất định.
- Liên hệ thực tế thứ tự các lớp electron.
- Lưu ý: lớp K là lớp gần hạt nhân nhất.
- Lưu ý: các e ở lớp ngoài cùng hầu như quyết định t/c hoá học của một ng.tố.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs thảo luận
- Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
Thông qua báo cáo HS và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, GV biết được các HS đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung
I. Sự chuyển động của e trong nguyên tử:
Trong nguyên tử các e chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân, như những hành tinh quay quanh mặt trời.
- Ưu điểm: Có tác dụng rất lớn đến sự phát triển lý thuyết cấu tạo nguyên tử.
- Nhược điểm:
+ Không phản ánh đúng trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử.
+ Không đầy đủ để giải thích mọi tính chất của nguyên tử.
.II, Lớp electron:
- Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài.
- Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
- Những electron ở lớp trong bị hút mạnh hơn, liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn, có năng lượng thấp hơn. Ngược lại, những electron ở xa hạt nhân thì liên kết yếu với hạt nhân, kém chặt chẽ hơn, có năng lượng cao hơn.
- Thứ tự các lớp electron được ghi bằng các số nguyên : n=1, 2, 3, 47 hoặc kí hiệu bằng các chữ cái in hoa : K, L, M,
n
1
2
3
4
5
6
7
Tên lớp
K
L
M
N
O
P
Q
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức (20 phút)
- Mục tiêu:
+ Học sinh nắm phân lớp e
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Lần 1: - Liên hệ thực tế phân lớp electron.
? Các electron có năng lượng như thế nào thì thuộc cùng một phân lớp ?
- Thông báo : tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng lớp mà mỗi lớp có thể có một hay nhiều phân lớp. Cụ thể :
+ Lớp K (n=1): 1 phân lớp: 1s
+ Lớp L (n=2): 2 phân lớp: 2s, 2p
+ Lớp M (n=3): 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d
lớp n có n phân lớp.
? Cho biết lớp N, O có mấy phân lớp?
- Lưu ý : Trên thực tế với hơn 110 nguyên tố đã biết chỉ có số electron điền vào bốn phân lớp s, p, d, f.
Lần 2: ? Nhắc lại số phân lớp trong mỗi lớp?
- Thông báo cho HS số e tối đa trong một phân lớp, phân lớp e bão hòa.
- Hướng dẫn HS tính số e tối đa trong lớp e và suy ra công thức tổng quát
- Lưu ý: số e trong một phân lớp là không đổi, cho dù phân lớp đó ở lớp nào.
- GV giới thiệu về lớp e bão hòa.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức
III. Phân lớp electron:
- Mỗi lớp electron phân chia thành các phân lớp, được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường:
s, p, d, f
- Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
- Số phân lớp trong mỗi phân lớp = số thứ tự của lớp đó (n4)
VD:
+ Lớp N (n=4): có 4 phân lớp: 4s, 4p, 4d và 4f
+ Lớp O (n=5): có 4 phân lớp: 5s, 5p, 5d và 5f
IV. Số e trong một phân lớp, lớp electron:
VD:
- Lớp K (n=1) : có 1 phân lớp: 1s → có 2e
- Lớp L (n=2): có 2 phân lớp: 2s, 2p→ có 8
- Lớp M (n=3): có 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d → có 18e.
àLớp electron thứ n có 2 n2 e .
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ và đại diện nhóm trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận-
- Học sinh khác quan sát nhận xét, bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức
Hoạt động 4. Tìm tòi mở rộng
Tìm hiểu về obitan nguyên tử
Dặn dò giao nhiệm vụ: làm bài tập sgk, chuẩn bị bài mới
Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 34. Viết kí hiệu nguyên tử X? Cho biết số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân, điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử X?Trình bày sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp trong nguyên tử X? Xác định số e ở phân mức năng cao nhất?
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 9
Ký duyệt
BÀI 5: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Trình bày được:
Mức năng lượng obitan trong nguyên tử và trật tự sắp xếp.
Các nguyên lý và q.tắc phân bố e trong n.tử: Nguyên lý Pau-li, Ng.lý vững bền, quy tắc Hund
Cấu hình electron và cách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an 10 chuong 1_12478254.docx