GV phát phiếu học tập số 1, chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập ( thời gian 3 phút)
- Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, xác định vị trí của oxi trong BTH?
- Cho biết số electron lớp ngoài cùng?
- Viết công thức cấu tạo của Oxi?
-Liên kết giữa Oxi trong phân tử O2 là liên kết gì?Tại sao?
- HS các nhóm cùng nhau thảo luận viết kết quả ra phiếu học tập
+ HS viết cấu hình e: 1s22s22p4
Vị trí: SST là 8, chu kì 2, nhóm VIA
+ HS kiểm tra lại trên bảng tuần hoàn.
+ HS viết CTCT và CTPT của phân tử oxi:
12 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết: 49 - Bài 29: Oxi- Ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/02/2019
Ngày dạy : 19/02/2019
Lớp dạy : 10a1
Tiết: 49 BÀI 29: OXI- OZON
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Kiến thức
Học sinh biết:
- Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh.
Học sinh hiểu:
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi (oxi được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ).
Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử, viết phương trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất của oxi.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm.
- Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic.
- Rèn luyện kỷ năng viết phương trình hóa học của oxi tác dụng với một số đơn chất và hợp chất
Tình cảm, thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, hăng say trong học tập ,hăng hái phát biểu ý kiến.
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập.
- Nâng cao lòng tin vào khoa học.
- Nhận thức được những ứng dụng quan trọng của oxi trong cuộc sống hằng ngày từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường không khí.
Định hướng các năng lực có thể hình thành phát triển.
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
CHUẨN BỊ.
Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch dạy học, bài giảng thiết kế trên power point, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập học sinh, bút dạ, nam châm,
Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Đồ dùng học tập,sách giáo khoa, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học,
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV đặt vấn đề: “Có 1 nghề rất gian lao, vất và yêu cầu đòi hỏi về mặt sức khỏe rất cao các em có biết đó là nghề gì không?”
Đó là nghề thợ lặn và hôm nay cô sẽ có 1 trò chơi nhỏ để cho các em có thể hiểu thêm công việc của các thợ lặn
Trò chơi mang tên: “ Ai nín thở lâu hơn”
2 bạn học sinh trực tiếp tham gia, sẽ nhờ 2 bạn hỗ trợ để bịt mũi, 2 bạn hỗ trợ sẽ đảm bảo tính công bằng
Ai nín thở lâu hơn sẽ là người dành chiến thắng và nhận được 1 phần quả nhỏ
HS: Chú ý lắng nghe quan sát phổ biến trò chơi
GV: đặt câu hỏi cho học sinh nín thở được lâu nhất: “ Khi nín thở lâu như vậy thì em có cảm giác như thế nào”
HS: em cảm thấy khó chịu
GV: đưa ra kết luận dẫn dắt vào bài học
Khi nín thở lâu vậy thì ắt hẳn các em sẽ có cảm giác khó chịu, trong cuộc sống chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống trong một khoảng vài ngày, nhưng các em không thể nhịn thở quá lâu, từ 30 – 180 giây thiếu oxy sẽ mất ý thức, sau 1 phút, tế bào não bắt đầu chết, còn lâu hơn nữa thì dẫn đến tử vong ” chính vì vậy chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của oxi đối với cơ thể sống cũng như các sinh vật, vậy hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu: “Bài 29 Oxi-ozon” để tìm hiểu rõ hơn tính chất cũng như ứng dụng oxi như thế nào.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạo
GV phát phiếu học tập số 1, chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập ( thời gian 3 phút)
- Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, xác định vị trí của oxi trong BTH?
- Cho biết số electron lớp ngoài cùng?
- Viết công thức cấu tạo của Oxi?
-Liên kết giữa Oxi trong phân tử O2 là liên kết gì?Tại sao?
- HS các nhóm cùng nhau thảo luận viết kết quả ra phiếu học tập
+ HS viết cấu hình e: 1s22s22p4
Vị trí: SST là 8, chu kì 2, nhóm VIA
+ HS kiểm tra lại trên bảng tuần hoàn.
+ HS viết CTCT và CTPT của phân tử oxi:
CTCT: O=O
CTPT: O2
=> Có 2e độc thân và 6e lớp ngoài cùng.
GV đưa ra kết luận
A. OXI
I/ VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
O (z =8 ): 1s2 2s2 2p4
-Oxi thuộc: CK: 2 ;Nhóm: VIA
=>Có 2 e độc thân và 6e lớp ngoài cùng.
-CTCT:;CTPT : O2
Hoạt động 2: Tính chất vật lí của oxi
GV bằng kiến thức đã biết HS trả lời hoàn thiện câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
*Hãy cho biết tính chất vật lí của oxi?( màu sắc, mùi vị, khả năng tan trong nước, nặng hay nhẹ hơn không khí)
HS: Vận dụng trả lời câu hỏi
HS trả lời:
+ Trạng thái: khí
+ Màu: không màu
+ Mùi: không mùi
+ Vị: không vị
+ Độ tan trong nước: ít tan trong nước
+ Tỉ khối so với không khí: Nặng hơn không khí
GV: Gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
HS: Đứng lên trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
GV thông báo: 100 ml nước ở 200C và 1atm hòa tan được 3,1 ml khí oxi. Độ tan S:
GV: Đặt câu hỏi “ bằng kiến thức thực tế em nào có thể cho cô biết oxi hóa lỏng chúng ta có ở đâu”
HS: Trả lời oxi hóa lỏng chúng ta thường thấy ở trong các bình thợ lặn, bình dưỡng khí trong bệnh viện, y tế
GV thông báo: Tại sao người ta lại hóa lỏng oxi như vậy, thì trong thực tế để có thể chứa được nhiều oxi hơn, oxi hóa lỏng ở -183 độ C, và oxi hóa lỏng có màu xanh da trời
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ
-Oxi là chất khí không màu, không mùi và không vị, hơi nặng hơn không khí
-Dưới áp suất của khí quyển, oxi hóa lỏng ở -1830C
- Khí oxi ít tan trong nước
Hoạt động 3: Tính chất hoá học của oxi
GV đưa ra câu hỏi: oxi có 6e lớp ngoài cùng, vậy khi tham gia phản ứng hóa học oxi sẽ nhường hay nhận e để đạt cấu hình bão hòa (có 8e lớp ngoài cùng)?
HS trả lời: nhận e
Oo + 2e → O-2
Trong hợp chất oxi thường có số OXH là -2
-GV yêu cầu HS dựa vào cấu hình electron và độ âm điện của oxi (3,44), hãy dự đoán tính chất hoá học của oxi?
- HS trả lời: oxi có tính oxi hóa mạnh
- GV thông báo: oxi có tính oxi hóa mạnh thì nó sẽ tác dụng được với rất nhiều chất khác nhau như kim loại, phi kim, hợp chất.
- GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành phiếu học số 3 trong vòng 5 phút
1.Tại sao cuốc, xẻng và các dụng cụ bằng sắt dùng lâu sẽ bị gỉ? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra? Xác định vai trò của các chất trong phản ứng?
2. Trước đây hay sử dụng than tổ ong có thành phần chính là C để đun nấu? Viết phương trình xảy ra? Xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng? Tại sao ngày nay người ta khuyên không nên dùng?
3. Thường thấy nướng mực bằng cồn. Viết phương trình hóa học xảy ra. Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng ?
HS: Thảo luận cùng nhau trả lời phiếu học tập
Câu 1:
- 3Fe + 2O2 Fe3O4
- Vì các vật dụng như cuốc xẻng đa số đều được làm từ sắt và hợp kim của sắt chính vì vậy khi để lâu ngoài không khí có chứa oxi, thì các vật dụng được làm từ sắt bị oxi, oxi hóa dẫn đến hiện tượng gỉ
Câu 2.
C + O2 CO2
- Than tổ ong có thành phần chính là cacbon nên khí thoát ra khi đốt than tổ ong thường gồm CO2 , CO..., trong đó có CO( cacbon oxit) là chất khí rất độc, khí này không màu, không mùi, nên cơ thể khó thể có nhận biết, cơ thể khi hít phải đầu tiên là cơ thể ngất dần và lịm hẳn”
Câu 3.
C2H5OH + O2 CO2 + H2O
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXI
-Nguyên tử oxi có 6e lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 2e (để đạt cấu hình e của khí hiếm)
Độ âm điện của O = 3,44 <F = 3,98
Oxi có tính oxi hóa mạnh.
*Vậy : Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động mạnh, có tính oxi hóa mạnh
1.Tác dụng kim loại (trừ Au, Ag, Pt)
3Fe + 2O2 Fe3O4
Mg + O2 MgO
4Na + O2 2Na2O
2Cu + O2 2CuO
[Grab your reader’s attention with a great quote from the document or use this space to emphasize a key point. To place this text box anywhere on the page, just drag it.]
2.Tác dụng với phi kim ( trừ nhóm halogen)
0 0 +4 -2
C + O2 CO2
0 0 +5 -2
P + O2 P2O5
3.Tác dụng vơi hợp chất
- Ở nhiệt độ cao, nhiều hợp chất cháy trong khí oxi tạo ra oxit
- CO cháy trong không khí:
+2 0 +4 -2
2CO + O2 2CO2
- Etanol cháy trong không khí
-2 0 +4 -2 -2
C2H5OH + O2 CO2 + H2O
LUYỆN TẬP
Câu 1: Vị trí của oxi trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học?
Ô số 8, chu kỳ 2, nhóm VIA.
Ô số 7, chu kỳ 2, nhòm VA.
Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA.
Ô số 6, chu kỳ 2, nhóm VIA.
Câu 2. Hãy chọn câu trả lời sai trong số các câu sau:
Oxi hóa lỏng ở -1830 C
Oxi hóa lỏng không màu
Oxi không bị nam châm hút
Khí oxi ít tan trong nước
Câu 3. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng khi nói về khả năng phản
ứng của oxi?
Oxi tác dụng được với tất cả các phi kim
Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp
Những phản ứng oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử
Oxi là phi kim có tính oxi hóa mạnh
Câu 4. Oxi không phản ứng được với
Kim loại đồng (Cu).
Khí Clo (Cl2)
Photpho (P)
Ancol etylic (C2H5OH)
Câu 5. Đốt nóng hỗn hợp Mg, Cu, Ag, Zn trong oxi dư sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm
MgO, ZnO, CuO, Ag2O
MgO, ZnO,CuO, Ag
MgO, ZnO, Cu, Ag
MgO, Zn, Cu, Ag
VẬN DỤNG TÌM TÒI MỎ RỘNG
Giáo viên phát phiếu học tập số 4, yêu cầu học sinh về nhà làm tập cá nhân và hoàn thành phiếu học tập số 4
Giải thích tại sao:
Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxi càng giảm?
Vì sao nhiều bênh nhận bị khó thở và các thợ lặn làm việc lâu dưới nước đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt?
Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 36,7 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 . Cho hỗn hơp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc,nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng a gam là
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên nhóm:
Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, xác định vị trí của oxi trong BTH?
Cho biết số electron lớp ngoài cùng?
Viết công thức cấu tạo của Oxi?
Liên kết giữa Oxi trong phân tử O2 là liên kết gì?Tại sao?
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên nhóm:
-Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, xác định vị trí của oxi trong BTH?
Cấu hình e: 1s22s22p4
Vị trí: SST là 8, chu kì 2, nhóm VIA
- Cho biết số electron lớp ngoài cùng?
Lớp ngoài cùng có 6e
- Viết công thức cấu tạo của Oxi?
Công thức cấu tạo: O=O
Liên kết giữa Oxi trong phân tử O2 là liên kết gì?Tại sao?
Liên kết cộng hóa trị không cực
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tên nhóm
Tiêu chí đánh giá
Trả lời
Màu sắc của khí oxi
Mùi của khí oxi
Khí oxi có vị gì?
Độ tan trong nước
Tỉ khối so với không khí
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tên nhóm:
Tiêu chí đánh giá
Trả lời
Màu sắc của khí oxi
Không màu
Mùi của khí oxi
Không mùi
Khí oxi có vị gì?
Không vị
Độ tan trong nước
Có tan trong nước, tan ít
Tỉ khối so với không khí
Nặng hơn không khí
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1.Tại sao cuốc, xẻng và các dụng cụ bằng sắt dùng lâu sẽ bị gỉ? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra? Xác định vai trò của các chất trong phản ứng?
2. Trước đây hay sử dụng than tổ ong có thành phần chính là C để đun nấu? Viết phương trình xảy ra? Xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng? Tại sao ngày nay người ta khuyên không nên dùng?
3. Thường thấy nướng mực bằng cồn. Viết phương trình hóa học xảy ra. Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng ?
PHIẾU HỌC TẬP
Oxi
Vị trí cấu tạo
Cấu hình electron
Số hiệu nguyên tử ..chu kì.nhóm..
Cấu tạo
II. Tính chất vật lí
Màu sắc:
Mùi vị
Khả năng tan trong nước..
Tính chất hóa học
Nguyên tử O dễ dàng :.....................................................
Độ âm điện...
Do vậy .
Tác dụng với kim loại (trừ.)
PTHH
..
..
..
.
.
Tác dụng với phi kim (trừ..)
.
..
..
..
Tác dụng với hợp chất
..
..
.
..
..
..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 29 Oxi Ozon_12539313.docx