Giáo án Hóa học 10 - Tiết: 53 - Bài 33: Axit sunfuric, muối sunfat (tiết 1)

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập.

- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: dd H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, Cu, C, nước cất; cốc thủy tinh 100ml, ống nghiệm, đèn cồn, đũa thủy tinh.

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK, đọc trước bài mới, ôn lại kiến thức về tính chất của axit đã học ở lớp 9.

IV. NỘI DUNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Hãy nêu tính chất hóa học của SO2 và viết phản ứng hóa học chứng minh.

Câu 2:Hoàn thành sơ đố phản ứng sau:

3. Tiến trình dạy học.

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết: 53 - Bài 33: Axit sunfuric, muối sunfat (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT TRẦN QUỐC TOẢN GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Người dạy: Huỳnh Thanh Trọng Ngày soạn:15/03/2018 Ngày dạy: 19/03/2018 Tiết: 53 Lớp:10CB4 GIÁO ÁN LỚP 10 (Ban cơ bản) Bài 33: AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT(Tiết 1) I.MỤC TIÊU Kiến thức Biết được: - Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. Hiểu được: - H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...) - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric. - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế. - Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...) - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. Vận dụng - Kĩ năng pha axit H2SO4 đặc. - Giải thích được H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. Dẫn ra các phương trình hóa học minh họa. - Vận dụng giải bài tập: + Phân biệt chất rắn, dung dịch, + Tính % khối lượng chất trong hỗn hợp, + Tính khối lượng hoặc nồng độ chất trong phản ứng. Thái độ Vai trò của axit sunfuric đối với nền kinh tế. Sử dụng axit sunfuric đặc vào mục đích đúng đắn, an toàn; rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác thí nghiệm. Phát triển năng lực Sử dụng ngôn ngữ hóa học. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Tính toán hóa học. Thực hành hóa học. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp thuyết trình. Phương pháp đàm thoại gợi mở. Nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp trực quan CHUẨN BỊ Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: dd H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, Cu, C, nước cất; cốc thủy tinh 100ml, ống nghiệm, đèn cồn, đũa thủy tinh. Chuẩn bị của HS: SGK, đọc trước bài mới, ôn lại kiến thức về tính chất của axit đã học ở lớp 9. NỘI DUNG DẠY HỌC Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hãy nêu tính chất hóa học của SO2 và viết phản ứng hóa học chứng minh. Câu 2:Hoàn thành sơ đố phản ứng sau: Tiến trình dạy học. Thời gian Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 3 AXIT SUNFURIC Tính chất vật lí Axit sunfuric là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3). Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt. → Cách pha loãng axit đặc: rót từ từ axit đặc vào nước, khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh. Tuyệt đối không được làm ngược lại. Hoạt động 1: Tính chất vật lí của axit sunfuric. -GV: cho HS quan sát lọ đựng dd axit sunfuric đặc và yêu cầu HS quan sát kết hợp với các thông tin trong SGK trình bày tính chất vật lí của axit sunfuric? - GV: cho HS nghiên cứu hình 6.6 SGK/140 và yêu cầu HS so sánh, rút ra nhận xét về cách pha H2SO4 đặc. -HS: phát biểu. - HS: rút ra nhận xét. 20 Tính chất hóa học Tính chất của dd axit sunfuric loãng Axit sunfurric loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh: - Làm quỳ tím hóa đỏ - Tác dụng với oxit bazơ, bazơ → muối + nước - Tác dụng với một số muối: - Tác dụng với kim loại hoạt động (đứng trước H) → H2↑ → H2SO4 loãng thể hiện tính oxi hóa. không phản ứng Lưu ý: kim loại tác dụng với H2SO4 loãng cho muối của kim loại hóa trị thấp. → Nhận xét: - Axit H2SO4 loãng là một axit mạnh. - Tính oxi hóa của H2SO4 loãng do ion H+ trong phân tử. Hoạt động 2: Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng - GV: dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9, yêu cầu HS nêu tính chất hóa học chung của axit? - nhận xét - GV: yêu cầu HS viết ptpư của H2SO4 loãng tác dụng với Fe, Cu, BaO,CaCO3, BaCl2, Cu(OH)2. - GV: nhận xét, bổ sung và cho điểm. - GV lưu ý HS: đối với kim loại có nhiều hóa trị thì kim loại tạo muối chỉ đạt hóa trị thấp. - GV: axit sunfuric loãng có tính oxi hóa không? - GV đưa ra nhận xét về tính chất của axit H2SO4 loãng. - HS: phát biểu -Viết phương trình hóa học. - HS: axit sunfuric loãng có tính oxi hóa do H+ quy định (H+ → H0). Tính chất của axit sunfuric đặc Tính oxi hóa mạnh + tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt): → TQ: Với n là hóa trị cao nhất của M. Lưu ý: : Fe, Al, Cr thụ động trong H2SO4 đặc nguội. Kết luận: axit H2SO4 đặc/nóng tác dụng với hầu hết các kim loại cả đứng trước và đứng sau H (trừ Pt và Au)→muối có hóa trị cao nhất của kim loại + sản phẩm khử của S (SO2, S, H2S) +H2O. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc. - Dẫn dắt: H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh, vậy H2SO4 đặc có tính chất hóa học gì khác với H2SO4 loãng ? -Các số oxi hóa mà lưu huỳnh có thể có? -Cu không tác dụng với axit H2SO4 loãng , vậy Cu có tác dụng với axit H2SO4 đặc không? Tiến hành thí nghiệm 1: cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng (hoặc xem video). Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, dự đoán khí thoát ra và viết ptpư? - GV tiến hành thí nghiệm 2 hoặc cho HS xem video: cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc và yêu cầu HS quan sát hiện tượng. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn và yêu cầu HS quan sát nêu hiện tượng, viết ptpư? - GV lưu ý: Fe, Al, Cr thụ động trong H2SO4 đặc nguội. -Các số oxi hóa mà lưu huỳnh (-2, 0, +4, +6) - HS: có khí SO2 thoát ra, dd màu xanh lam, giấy quỳ tím trên miệng ống chuyển màu đỏ. - HS: không có hiện tượng gì do sắt bị thụ động hóa trong axit H2SO4 đặc nguội. Đun nóng, dd có màu vàng, khí thoát ra làm đỏ quỳ tím Củng cố: Hoạt động 4 Dặn dò: Học bài và làm bài tập sách giáo khoa. ....... ngày.......tháng......năm 20.... Duyệt của GVHD Giảng dạy SV thực tập ký tên Nguyễn Thị Hồng Hạnh Huỳnh Thanh Trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 33 Axit sunfuric Muoi sunfat_12503465.docx
Tài liệu liên quan