Giáo án Hóa học 10 - Tiết 53: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit (tiết 1)

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh

Ôn tập về:

- Lưu huỳnh.

- Các mức oxi hóa có thể có của S và cách xét tính oxi hóa, tính khử của một chất.

- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại.

- Nêu và giải quyết vấn đề.

 

docx5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 53: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm GVHD: Trần Hiến Ngày soạn: 06/03/2018 Ngày dạy: Lớp dạy: Tiết 53 HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh biết: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí cơ bản của H2S. Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S. Học sinh hiểu: Vì sao H2S có tính khử mạnh và dung dịch H2S có tính axit yếu. 2. Kỹ năng Viết phương trình phản ứng minh họa các tính chất của H2S. - Giải các bài tập có liên quan 3. Thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên Giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh Ôn tập về: Lưu huỳnh. Các mức oxi hóa có thể có của S và cách xét tính oxi hóa, tính khử của một chất. Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH Đàm thoại. Nêu và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và nội dung Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ - Viết ptpư điều chế H2S từ H2 và S (đk:t0) - Xác định vai trò của S trong phản ứng: KClO3 + S " KCl + SO2, cân bằng phương trình? Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất vật lí của H2S - Hãy cho biết công thức phân tử của hiđro sunfua? - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu tính chất vật lí. GV bổ sung: H2S là một khí độc. Không khí chứa một lượng nhỏ (0,1%) khí này đã gây nhiễm độc nặng cho người và động vật. Người bị nhiễm độc H2S sẽ thấy chóng mặt, buồn nôn; nặng hơn thì mất khả năng phân biệt màu. Vì vậy cần rất cẩn trọng khi tiếp xúc với H2S A. HIĐRO SUNFUA I. Tính chất vật lí HS nêu công thức: H2S. Chất khí, không màu, mùi trứng thối. Nặng hơn không khí, ít tan trong nước và rất độc. Hóa lỏng ở -600C và hóa rắn ở -860C Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hóa học chung của H2S Xác định số oxi hóa của S trong H2S và so sánh với các mức oxi hóa khác của S? Từ mức oxi hóa của S, em có dự đoán gì về tính chất hóa học của H2S? GV phân tích: khi tham gia các phản ứng, S trong H2S có thể giữ nguyên mức oxi hóa (thể hiện tính chất axit) hoặc tăng lên các mức 0, +4, +6 (thể hiện tính khử). II. Tính chất hóa học Mức oxi hóa: H2S-2. Trong H2S, S có mức oxi hóa thấp nhất. HS dự đoán tính chất. Khi tham gia phản ứng, S-2 có thể tăng mức oxi hóa thành 0, +4, +6 thể hiện vai trò chất khử hoặc giữ nguyên mức oxi hóa -2 khi H2S đóng vai trò axit. Hoạt động 4. Tìm hiểu tính axit của H2S GV: Khí hiđro clorua tan trong nước tạo thành gì? GV: Khí hiđro bromua tan trong nước tạo thành gì? GV: Tượng tự các khí trên, khí hiđro sunfua khi tan trong nước tạo ra dung dịch axit. Gọi tên axit? HS: Axit sunfuhiđric. GV thông báo: axit sunfuhiđric là một axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic) có công thức hóa học là H2S Nêu tính chất chung của dung dịch axit? GV: do H2S là một axit rất yếu nên nó không làm đổi màu được quỳ tím và chỉ quan tâm đến phản ứng H2S tác dụng với dung dịch kiềm. Viết phản ứng của NaOH với H2S? Em có nhận xét gì về khả năng tạo muối của H2S? GV bổ sung: muối axit được gọi là muối hiđrosunfua còn muối trung hòa được gọi là muối sunfua. Gọi tên sản phẩm? GV bổ sung: tùy thuộc vào tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia phản ứng mà phản ứng có thể xảy ra theo cả 2 hướng hoặc 1 hướng. 1. Tính axit yếu HS: Axit clohiđric. HS: Axit bromhiđric. Khí H2S tan trong nước tạo ra dung dịch axit sunfuhiđric H2S có tính axit rất yếu. - Axit H2S yếu hơn axit H2CO3® H2S không làm đổi màu quỳ tím. Na2S + H2CO3 ® H2S + NaHCO3 HS: Tính chất chung của 1 axit +/ Làm quỳ tím hóa đỏ +/ Tác dụng với kim loại +/ Tác dụng với oxit bazơ +/ Tác dụng với bazơ +/ Tác dụng với muối - H2S tác dụng với dung dịch kiềm có thể tạo muối hiđro sunfua (HS-) hoặc muối sunfua (S2-) hoặc cả 2 muối: NaOH + H2S ® NaHS + H2O (1) Natri hidrosunfua 2NaOH + H2S ® Na2S + 2H2O (2) Natri sunfua H2S tác dụng với bazơ thì tạo thành 2 muối: muối trung hòa và muối axit Gọi T là tỉ lệ số mol giữa NaOH và H2S T= NaOH /H2S T<1 T=1 1<T<2 T=2 T>2 Xảy ra pt (1), tạo muối axit và H2S dư Pư vừa đủ tạo NaHS Xảy ra pt (1) và pt (2), tạo 2 muối Pư vừa đủ tạo Na2S Xảy ra pt (2), tạo muối trung hòa và NaOH dư Hoạt động 5. Tìm hiểu tính khử mạnh của H2S GV thông báo: Tùy thuộc vào chất oxi hóa tham gia phản ứng với H2S mà S-2 trong H2S có thể tăng lên mức oxi hóa 0, +4, +6. Các phản ứng chứng minh tính khử của hiđro sunfua: GV: Khi đốt cháy H2S trong oxi thì tùy vào điều kiện sẽ mà tạo ra các sản phẩm khác nhau. +/ Trong điều kiện bình thường hoặc thiếu không khí sản phẩm tạo thành là S. +/ Trong điều kiện có xúc tác nhiệt độ sản phẩm tạo thành là SO2. GV cho học sinh viết phản ứng của H2S trong điều kiện thiếu oxi và dư oxi. GV giới thiệu các phản ứng khác: SO2 + H2S và H2S + dung dịch Br2. HS nắm được một số phản ứng khác. Xác định số oxi hóa của S trong các phản ứng? HS xác định số oxi hóa. GV kết luận về tính chất hóa học của H2S Tính khử mạnh Tác dụng với oxi 2H2S + O2 → 2H2O + 2S t0 2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2 Tác dụng với SO2 SO2+ 2H2S ® 3S + 2H2O Tác dụng với dung dịch Br2 hoặc dung dịch Cl2 4Cl2 + H2S + 4H2O ® 8HCl + H2SO4 Hoạt động 6. Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và điều chế Dựa vào SGK yêu cầu HS xác định các dạng tồn tại trong tự nhiên của H2S. Giáo viên tổng kết Giáo viên thông báo: trong công nghiệp người ta không sản xuất H2S mà chỉ điều chế H2S trong phòng thí nghiệm với mục đích nghiên cứu bằng phản ứng của FeS và HCl. Em hãy viết phương trình phản ứng? Nếu thay FeS bằng CuS thì có được hay không? Vì sao? GV giới thiệu thêm với HS một số tính chất của muối sunfua để HS vận dụng trong quá trình giải các bài tập: + Một số muối sunfua có màu đặc trưng có thể dùng để nhận biết như: CdS màu vàng; CuS, FeS, Ag2S màu đen; MnS màu hồng. III. Trạng thái tự nhiên và điều chế 1. Trạng thái tự nhiên Nước của một số suối. Khí núi lửa. Xác của động vật bị thối rữa. 2. Điều chế - Không sản xuất trong công nghiệp. - Trong phòng thí nghiệm FeS + 2HCl " FeCl2 + H2S# HS: không thay FeS bằng CuS được vì CuS không tan trong dung dịch HCl. Hoạt động 7. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà GV tổ chức cho HS làm bài tập 3, 8/138, 139 – SGK. GV nhắc HS: + Học lí thuyết. + Làm bài tập. + Chuẩn bị bài SO2 và SO3. HS ghi bài về nhà. BT: Hấp thụ hoàn toàn 10,2g H2S vào 200ml dung dịch NaOH 2M, thu được m(g) dung dịch X. Xác định X và tính khối lượng m? BT 3. D BT 8. a) Phương trình hóa học của phản ứng. Fe  +  2HCl    "   FeCl2   +  H2 x mol                              x mol. FeS  +  2HCl   "  FeCl2  + H2S y mol                                y mol H2S  +   Pb(NO3)2   "  PbS  +  2HNO3 0,1                                0,1 b) Ta có nhh khí =  2,464 / 22,4 = 0,11 (mol), nPbS = 23,9/239 = 0,1 (mol). Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S. Theo phương trình phản ứng hóa học trên ta có => x = 0,01 (mol); y= 0,1 (mol) Vậy VH2 = 0,01. 22,4 = 0,224 (lít), VH2S =  0,1. 22,4 = 2,24 (lít). c) mFe = 56.0,01 = 0,56g ;  mFeS = 0,1.88 = 8,8g.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 32 Hidro sunfua Luu huynh dioxit_12345724.docx
Tài liệu liên quan