Giáo án Hóa học 10 - Tiết 62 - Bài 36: Tốc độ phản ứng hoá học

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

TN2: Thực hiện phản ứng (2) ở 2 nhiệt độ khác nhau

Kết luận: khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng.

4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

TN3: CaCO3 (với 2 mẫu có cùng khối lượng nhưng kích thước khác nhau) tác dụng 2 dung dịch HCl như nhau (cùng nồng độ và cùng thể tích).

CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2

Kết luận: khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 62 - Bài 36: Tốc độ phản ứng hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHH: Nguyễn Thị Hồng Hạnh SVTT: Huỳnh Thanh Trọng Ngày dạy: 14/04/2018 Tiết 62 Bài 36: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức - Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi. II. Trọng tâm - Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng III. Phương pháp, phương tiện - Nêu và giải quyết vấn đề - Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ IV. Chuẩn bị - Bảng 7.1 trang 198 SGK - Dụng cụ: cốc 200 ml (6 cái) - Hóa chất: dd BaCl2 0,1M, dd Na2S2O3 0,1M, dd H2SO4 0,1M, CaCO3, dd HCl V. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Tổ chức hoạt động dạy và học: Thời gian Nội dung Hoạt động GV Hoạt động của học Sinh 10 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ TN2: Thực hiện phản ứng (2) ở 2 nhiệt độ khác nhau Kết luận: khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng. Hoạt động 6 GV: hướng dẫn học sinh cách thực hiện phản ứng (2) ở nhiệt độ nóng GV : thực hiện đồng thời 2 phản ứng ở 2 nhiệt độ khác nhau Làm thí nghiệm và rút ra nhận xét về thi nghiệm trên. 5 4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt TN3: CaCO3 (với 2 mẫu có cùng khối lượng nhưng kích thước khác nhau) tác dụng 2 dung dịch HCl như nhau (cùng nồng độ và cùng thể tích). CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + H2O + CO2­ Kết luận: khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Hoạt động 7 GV: yêu cầu học sinh thực hiện đồng thời 2 phản ứng. Nhận xét, cho kết luận Làm thí nghiệm rút ra nhận xét về hiện tượng trên. 5 5. Ảnh hưởng của chất xúc tác TN : H2O2 phân hủy chậm trong dung dịch ở nhiệt độ thường. Nếu cho vào dung dịch này một ít bột MnO2 phản ứng xảy ra mạnh 2H2O2 ® 2H2O + O2 Kết luận: chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc Hoạt động 8 GV cho học sinh quan sát nhất là để ý lượng MnO2 trước và sau phản ứng Làm thí nghiệm rút ra nhận xét về hiện tượng trên. 5 III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - Nhiệt độ ngọn lửa của C2H2 cháy trong O2 cao hơn nhiều so với cháy trong không khí - Thực phẩm nấu trong nồi áp suất mau chín hơn so với nấu trong điều kiện thường - Tổng hợp NH3 được năng xuất tối đa khi có xúc tác, nhiệt độ không cao quá và áp suất càng cao càng tốt Hoạt động 9 HS đọc SGK Đọc sách giáo khoa và nêu yế nghĩa thực tiển của tốc độ phản ứng. 4. Cũng cố: 10 phút Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên? nO2= 3.36/22.4x1000=1.5x10-4 mol nH2O2=0.003 mol V=0.003/(60x0.1)=5.10-4(mol/l.s). Câu 1: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. Nồng độ của các chất khí tăng lên B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống C. Chuyển động của các chất khí tăng lên D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi Câu 2: Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ. Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng: A. Giảm khi nhiệt độ của phản ứng tăng B. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của phản ứng C. Tỉ lệ thuận với nhiệt độ của phản ứng D. Tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của phản ứng Câu 3: Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng. Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng 5. Dặn dò. Về học bài và làm bài tập SGK. Xem trước bài tiếp theo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 36 Toc do phan ung hoa hoc_12503455.docx
Tài liệu liên quan