Giáo án Hóa học 10 - Tuần 27 - Tiết 51: Luyện tập: oxi – lưu huỳnh

1. Phương tiện, thiết bị sử dụng

- Phiếu học tập

2. Phương pháp

- Phương pháp dạy học hợp tác

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan

- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập

- Phương pháp đàm thoại tìm tòi

- Học tập theo nhóm nhỏ.

III. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

+ Năng lực tư duy tưởng tượng

+ Năng lực làm việc độc lập.

+ Năng lực hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tính toán

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tuần 27 - Tiết 51: Luyện tập: oxi – lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tuần : 27 Tiết: 51 LUYỆN TẬP: OXI – LƯU HUỲNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được oxi – ozon có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ) nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn. - Học sinh biết được ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon. - Học sinh hiểu được phương pháp điều chế oxi - ozon trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên. - Học sinh hiểu được tính chất hóa học của S. - Học sinh biết được ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon. - Học sinh biết được phương pháp điều và ứng dụng của S. 2. Kĩ năng - Học sinh phân tích, so sánh được cấu tạo của oxi – ozon . - Dự đoán tính chất, tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi - ozon - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế... - Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế. - Giải được một số bài tập tổng hợp có liên quan. - Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế cuộc sống. 3.Thái độ: - Say mê, hứng thú với kiến thức bộ môn. - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực 4.Trọng tâm: - Tính chất hóa học của oxi, ozon. - Tính chất hóa học của lưu huỳnh. II. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp 1. Phương tiện, thiết bị sử dụng - Phiếu học tập 2. Phương pháp - Phương pháp dạy học hợp tác - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan - Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập - Phương pháp đàm thoại tìm tòi - Học tập theo nhóm nhỏ. III. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung + Năng lực tư duy tưởng tượng + Năng lực làm việc độc lập. + Năng lực hợp tác + Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tính toán IV. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức Nội dung kiến thức Mức độ nhật thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Oxi - ozon - Nêu được tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên. - Nêu được Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon. - Nêu được tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon. - Minh họa, chứng minh được tính chất hóa học của oxi, ozon bằng các phương trình hóa học - Giải thích được tại sao oxi, ozon có tính oxi hóa mạnh. - So sánh được tính oxi hóa của oxi với ozon và oxi. Viết được phương trình minh họa. - Trình bày cách nhận biết khí oxi, ozon - Giải được các bài toán liên quan đến hiện tượng thực tiễn - Giải được các bài toán liên quan đến tỉ khối hơi của hỗn hợp khí, hiệu suất phản ứng, xác định công thức oxit Lưu huỳnh - Nêu được tính chất vật lý, dạng thù hình và trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh trong tự nhiên. - Giải thích được tại sao lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. - Tính khối lượng S tham gia hoặc tạo thành trong các phản ứng hóa học. - Giải được các bài toán liên quan đến hiện tượng thực tiễn - Giải được các bài toán liên quan đến hỗn hợp KL tác dụng với S, bài toán dư – đủ. V. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong quá trình học 3. Hình thành kiến thức và luyện tập Hoạt động 1: KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG  - Mục tiêu hoạt động: HS ôn tập lại kiến thức đã học. - Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS hoàn thành nội dung câu hỏi GV đưa ra theo nhóm. - Phương tiện và tài liệu dạy học: Sách giáo khoa. - Sản phẩm: HS biết và hiểu được tính chất của oxi-lưu huỳnh. a, Chuẩn bị của GV, HS cho HĐ1: - Học sinh: Xem lại kiến thức cũ - Giáo viên: b. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - GV yêu cầu HS nghiên cứu và nhắc lại nội dung kiến thức cần năm: + Tính chất hóa học của oxi + Tính chất hóa học của ozon + Tính chất hóa học của lưu huỳnh - HS nghiên cứu và trả lời - GV nhận xét, bổ sung: + O3 đẩy được I2 ra khỏi muối: O3 + 2KI + H2O ® I2 + 2KOH + O2 Do tạo ra KOH nên O3 làm xanh quì tẩm (Pư dùng nhận biết ozon) - GV lưu ý: Dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ. A. Kiến thức cần nắm vững I. OXI: Oxi là một phi kim hoạt động và là một chất oxi hóa mạnh. 1. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt, Ag) : O2 + KL oxit bazơ 2. Tác dụng với phi kim (trừ halogen): O2 + PK oxit axit 3. Tác dụng với H2 ® H2O: 2H2 + O2 2H2O 4. Tác dụng với hợp chất có tính khử - Với chất hữu cơ: CH4 +2O2 CO2 + 2H2O - Với Oxit có số oxi hóa thấp: 2SO2 + O2 2SO3 5. Điều chế: Phân hủy hợp chất giàu oxi, kém bền với nhiệt 2KMnO4 K2 MnO4 + MnO2 + O2­ II. OZON: có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn O2 + Tác dụng với Ag: Ag + O2 ® không xảy ra phản ứng 2Ag + O3 ® Ag2O + O2 III. LƯU HUỲNH Lưu huỳnh là chất oxi hóa yếu hơn O2, ngoài ra S còn đóng vai trò là chất khử 1. Tác dụng với kim loại (tạo sản phẩm ứng với số oxi hóa thấp của kim loại) S + KL muối sunfua kim loại 2. Tác dụng với H2 : H2 + S H2S Kết luận: S là chất oxi hóa khi tác dụng với kim loại và H2 3. Tác dụng với phi kim (trừ N2 và I2): S + O2 SO2 4. Tác dụng với axit: a) Loại hiđroaxit (như HCl, H2S): Không phản ứng b) Loại oxi axit (H2SO4 đặc,t0; HNO3 đặc,t0) 2H2SO4 đặc + S 3SO2 + 2H2O 5. Điều chế: H2S + SO2 ® 2H2O + 3S c, Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc hoạt động: - Năng lực làm việc độc lập - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Hoạt động 2: Bài tập về hoàn thành phương trình phản ứng - Mục tiêu hoạt động: HS ôn tập lại kiến thức đã học. - Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 theo nhóm. - Phương tiện và tài liệu dạy học: Sách giáo khoa và phiếu học tập số 1. - Sản phẩm: HS biết và hiểu được tính chất của oxi-lưu huỳnh. a, Chuẩn bị của GV, HS cho HĐ2: - Học sinh: Xem lại kiến thức cũ - Giáo viên: Phiếu học tập Phiếu học tập số 1: Bài tập về viết phương trình phản ứng Bài 1. Lưu huỳnh tác dụng được với các chất nào sau đây: O2, Cl2; Fe; Zn; Al; Hg; C; H2; CuO; H2O; HCl; H2SO4(đặc);. Viết PTPƯ minh họa. b. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1 và lên bảng trình bày. - HS thảo luận và lên bảng - Gv nhận xét và kết luận. II. Bài tập hoàn thành phương trình phản ứng Bài 1: Lưu huỳnh tác dụng được với: O2, Cl2; Fe; Zn; C; Al; Hg; C; H2. O2 + S SO2 S + 3Cl2 SCl6 Fe + S FeS Zn + S ZnS 2Al + 3S Al2S3 Hg + S ® HgS C + S CS2 H2 + S H2S S + 2H2SO4(đ) ® 3SO2 + 2H2O c, Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc hoạt động: - Năng lực làm việc nhóm. - Năng lực tính toán. Hoạt động 3: Bài toán hóa học - Mục tiêu hoạt động: HS ôn tập lại kiến thức đã học. - Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2 theo nhóm. - Phương tiện và tài liệu dạy học: Sách giáo khoa và phiếu học tập số 2. - Sản phẩm: HS biết và hiểu được tính chất của oxi-lưu huỳnh. a, Chuẩn bị của GV, HS cho HĐ3: - Học sinh: Xem lại kiến thức cũ - Giáo viên: Phiếu học tập Phiếu học tập số 2: Bài toán hóa học Mức độ thông hiểu Bài 1. Cho 5,6 g Fe tác dụng vừa đủ với m gam lưu huỳnh. Tính m? Mức độ vận dụng thấp Bài 2. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gS và 14,3 g Zn trong 1 bình kín. Sau phản ứng thu được chất nào? Khối lượng là bao nhiêu? Mức độ vận dụng cao Bài 3. Cho 18,6 gam hỗn hợp bột sắt và bột kẽm tác dụng vừa đủ với 9,6 gam lưu huỳnh. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. b) Tính tỉ lệ phần trăm khối lượng của Fe và Zn trong hỗn hợp đầu. b. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG - GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3 và lên bảng trình bày. Mức độ thông hiểu Bài 1. Cho 5,6 g Fe tác dụng vừa đủ với m gam lưu huỳnh. Tính m? Mức độ vận dụng thấp Bài 2. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gS và 14,3 g Zn trong 1 bình kín. Sau phản ứng thu được chất nào? Khối lượng là bao nhiêu? Mức độ vận dụng cao Bài 3. Cho 18,6 gam hỗn hợp bột sắt và bột kẽm tác dụng vừa đủ với 9,6 gam lưu huỳnh. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. b) Tính tỉ lệ phần trăm khối lượng của Fe và Zn trong hỗn hợp đầu. - HS thảo luận và lên bảng - Gv nhận xét và kết luận. III. Bài toán hóa học Mức độ thông hiểu Bài 1: Fe + S → FeS 0,1 0,1 mol →mS = 3,2 gam. Mức độ vận dụng thấp Bài 2. Zn + S ZnS Ban đầu: 0,22 0,2 Phản ứng: 0,2 0,2 0,2 Còn lại: 0,02 0 0,2 Sau phản ứng thu được Zn dư và ZnS tạo thành mZn dư= 0,02.65 =1,3 gam mZnS = 0,2. 97= 19,4 gam Mức độ vận dụng cao Bài 3. Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Zn trong hỗn hợp Fe + S FeS x ® x Zn + S ZnS y ® y Ta có hệ: c, Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc hoạt động: - Năng lực làm việc nhóm. - Năng lực tính toán. 4. Luyện tập Hoạt động 4: Củng cố - Mục tiêu hoạt động: HS ôn tập lại kiến thức đã học. - Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 3 theo nhóm. - Phương tiện và tài liệu dạy học: Sách giáo khoa và phiếu học tập số 3. - Sản phẩm: HS biết và hiểu được tính chất của oxi-lưu huỳnh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 3. - Theo dõi kết quả của HS - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. - Thực hiện nhiệm vụ học tập - Trao đổi thảo luận - Báo cáo kết quả thảo luận. Phiếu học tập số 3. Phiếu học tập số 1: Bài tập trắc nghiệm về oxi – lưu huỳnh Mức độ nhận biết Câu 1. Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4 . Sau phản ứng hoá học, ion O2- có cấu hình electron là A. 1s22s22p42p2 B. 1s22s22p43s2 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s2 Câu 2. Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây ? A. CaCO3 B. KClO3 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3 Câu 3. Phát biểu không đúng là: A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh nhưng tính oxi hóa của oxi mạnh hơn ozon. B. Oxi và ozon có số proton khác nhau trong phân tử. C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi. D. Cả oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như Ag, KI ở nhiệt độ thường. Mức độ thông hiểu Câu 4. Để phân biệt khí O2 và O3 người ta có thể dùng A. Hồ tinh bột B. Dd KI có hồ tinh bột C. Dung dịch NaOH D. Quỳ tím Câu 5. Khi nhiệt kế bị vỡ, người ta thường dùng chất nào sau đây để rắc lên thủy ngân? A. S B. Fe C. Zn D. Al mức độ vận dụng thấp Câu 6. Trong phản ứng: S + O2 → SO2 ; vai trò của S là A. không là chất oxh, không là chất khử. B. vừa là chất oxh, vừa là chất khử. C. chất khử. D. chất oxh. mức độ vận dụng thấp Câu 7. Cho 16,8 gam Fe tác dụng với 12,8 gam S đun nóng thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là: A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít 5. Vận dụng, tìm tòi và mở rộng - Mục tiêu hoạt động: HS ôn tập lại kiến thức đã học. - Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 4 theo nhóm. - Phương tiện và tài liệu dạy học: Sách giáo khoa và phiếu học tập số 4. - Sản phẩm: HS biết và hiểu được tính chất của oxi-lưu huỳnh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 4. - Theo dõi kết quả của HS - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. - Thực hiện nhiệm vụ học tập - Trao đổi thảo luận - Báo cáo kết quả thảo luận. Phiếu học tập số 4. Mức độ nhận biết Câu 1. Chọn phương án đúng cho cách điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm: A. Điện phân nước. B. Điện phân dung dịch CuSO4. C. Chưng cất không khí lỏng. D. Nhiệt phân KClO3 hoặc KMnO4. Câu 2. Trong các phản ứng sau đây phản ứng dùng điều chế oxi trong công nghiệp là: A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 B. 2H2O 2H2 + O2 C. 2Ag + O3 Ag2O + O2 D. 2KNO3 2KNO2 + O2 Câu 3: Lưu huỳnh có các mức oxi hóa là: A. +1;+3;+5;+7 B. -2,0,+4,+6 C. -1;0;+1;+3;+5;+7 D. -2;0;+6;+7 Mức độ thông hiểu Câu 4: Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường. A. Al B. Fe C. Hg D. Cu Mức độ vận dụng thấp Câu 5: Đốt 5 gam lưu huỳnh trong bình chứa 6,4 gam oxi, thu được m gam SO2. Giá trị của m là A. 5. B. 5,7. C. 10. D. 11,4. Mức độ vận dụng cao Câu 6. Cho sản phẩm tạo thành khi đun nóng hỗn hợp G gồm 5,6 g bột Fe và 1,6 g bột lưu huỳnh vào 500 ml dung dịch HCl thì thu được hỗn hợp khí G’ bay ra và dung dịch A. a) Tính % về thể tích các khí trong G’. b) Để trung hòa axit còn dư trong dung dịch A cần dùng 125 ml dung dịch NaOH 2 M. Tính CM của dung dịch HCl. 6. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Về nhà làm bài tập sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài mới: Bài 32: HIĐRÔ SUNFUA - LƯU HUỲNH ĐIOXIT- LƯU HUỲNH TRIOXIT 7. Rút kinh nghiệm .................................................................. ......................................... Ngày soạn : 5/3/2018 Tuần : 27 Tiết: 52 Lớp dạy: 10A2, 10A3 Người dạy: Võ Doãn Hùng BÀI 31: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXI, LƯU HUỲNH I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + Tính oxi hoá của oxi. + Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ. + Tính oxi hoá của lưu huỳnh. + Tính khử của lưu huỳnh. 2.Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. 3.Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành, thí nghiệm II.TRỌNG TÂM: - Tính oxi hóa của oxi - Tính oxi hóa – khử của lưu huỳnh - Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực nghiệm IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: (1) Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ thủy tinh, kẹp hóa chất. muỗng đốt hóa chất, đèn cồn, cặp ống nghiệm, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm. (2) Hoá chất: Dây thép, S bột, Oxi, que diêm, Fe bột Dụng cụ hóa chất đủ để học sinh thực hành từng nhóm. *Học sinh: Chuẩn bị lí thuyết thực hành; Nộp vở thực hành V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) : Gv kiểm tra lí thuyết bài thực hành 3.Bài mới: a)Đặt vấn đề: Mục đích của buổi thực hành này là gì? b)Triển khai bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Thí nghiệm 1:GV hướng dẫn TN -Cần đánh sạch gỉ hoặc lau sạch dầu mỡ phủ trên mặt đoạn dây thép. -Uốn đoạn dây thép thành hình xoắn lò xo để tăng thêm diện tích tiếp xúc. -Cắm một mẩu than bằng hạt đậu xanh vào đầu dây thép và đốt nóng mẩu than trước khi cho vào bình đựng khí oxi. Mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ làm sắt nóng lên. -Cho một ít cát hoặc nước dưới lọ thuỷ tinh để khi phản ứng xảy ra những giọt thép tròn chảy xuống không làm vỡ lọ. Hs: Thực hiện và quan sát hiện tượng *Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của các đơn chất oxi. -Đốt cháy một đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình khí oxi. -HT: Dây thép bị nung cháy trong khí oxi sáng chói không thành ngọn lửa, không khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu bắn tung tóe ra xung quanh như pháo hoa đó là Fe3O4. -Ptpư: t0 3Fe + 2O2 à Fe3O4 Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của lưu huỳnh. -Trong phản ứng Fe+S nên dùng lượng S nhiều hơn lượng Fe để tăng diện tích tiếp xúc. Cần dùng ống nghiệm trung tính chịu nhiệt cao. Hs: Thực hiện và quan sát hiện tượng *Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của lưu huỳnh. -Cho một ít hỗn hợp bột sắt và S vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra -HT: Hỗn hợp bột Fe và S trong ống nghiệm có màu xám nhạt. Khi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt làm đỏ rực hỗn hợp và tạo thành hợp chất FeS màu xám đen. Ptpư: t0 Fe + S à FeS Thí nghiệm 3: Tính khử của lưu huỳnh Oxi được điều chế và thu vào lọ thủy tinh miệng rộng, dung tích khoảng 100ml, S được đun nóng trong muỗng hóa chất trên ngọn lửa đèn cồn. Hs: Thực hiện và quan sát hiện tượng Thí nghiệm 3: Tính khử của lưu huỳnh -Đốt S cháy trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí oxi. -HT: S cháy trong oxi mãnh liệt hơn nhiều cháy ngoài không khí, tạo thành khói màu trắng đó là SO2 có lẫn SO3. Ptpư : t0 S + O2 à SO2 4. Củng cố: 3 thí nghiệm 5. Dặn dò: - Hoàn thành vở thực hành, rửa dụng cụ, vệ sinh phòng thực hành - Chuẩn bị bài mới : H2S- SO2 - SO3 (1) H2S , SO2 , SO3 có những tính chất nào giống và khác nhau? Vì sao? (2) Phản ứng hoá học nào có thể chứng minh cho những tính chất này? Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 34 Luyen tap Oxi va luu huynh_12340533.doc
Tài liệu liên quan