Giáo án Hóa học 11 - Tiết 41 - Bài 29: Anken

1.3. Thái độ, hành vi:

- Học tập nghiêm túc, tự giác.

- Kiên nhẫn trong tư duy.

- Tin tưởng vào tri thức khoa học, có niềm say mê, hứng thú bộ môn.

- Học sinh chủ động tư duy, sáng tạo để giải bài tập.

1.4. Phát triển năng lực:

 Năng lực cốt lõi.

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

 Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học và chữ viết hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

 

docx7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 41 - Bài 29: Anken, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền Người soạn: Phan Thị Thùy Lênh Ngày soạn: 22/01/2018 Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Hồng Liên Ngày dạy: 26/01/2018 Môn học: HÓA HỌC 11 CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO Tiết 41- Bài 29 ANKEN 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực. 1.1. Kiến thức: Sau khi học, HS phải: Biết: Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học của anken. Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken. Tính chất vật lý chung của anken. Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng. Hiểu: Tính chất hóa học của anken: phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hidro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa. Vận dụng bậc thấp: Viết được các đồng phân cấu tạo. Giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống hằng ngày. Vận dụng bậc cao: Vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của anken 1.2. Kỹ năng: Lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân, đọc tên. Viết và xác định được sản phẩm chính của phản ứng cộng. Gọi được tên các anken cũng như các sản phẩm tạo ra trong phản ứng đó. 1.3. Thái độ, hành vi: Học tập nghiêm túc, tự giác. Kiên nhẫn trong tư duy. - Tin tưởng vào tri thức khoa học, có niềm say mê, hứng thú bộ môn. - Học sinh chủ động tư duy, sáng tạo để giải bài tập. 1.4. Phát triển năng lực: Năng lực cốt lõi. Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học và chữ viết hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học 2.1. Ổn định 2.2. Kiểm tra bài cũ: Viết tất cả các đồng phân của ankan có CTPT C5H12 và gọi tên của chúng? Hướng dẫn trả lời : CH3CH2CH2CH2CH3 Pentan CH3CHCH2CH3 │ 2-Metylbutan CH3 CH3 │ CH3 ─C─CH3 2,2-Đimetylpropan │ CH3 2.3. Bài mới Trong thực tế, người ta đã biết cách xếp những quả trái cây chưa chín xung quanh các quả chín để thúc đẩy nhanh quá trình chín của những quả đó. Tại sao lại có hiện tượng này? Lý do ở đây là các quả chín sẽ thoát ra một lượng khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây làm cho quả mau chín. Etilen là một hidrocacbon không no gọi là anken. Vậy thì anken là gì, chúng có tính chất như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng GV: Hỏi lại khái niệm hiđrocacbon no, hidrocacbon không no. HS: Lắng nghe và phát biểu khái niệm: Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn. Hidrocacbon không no là những hidrocacbon trong phân tử có liên kết đôi C=C hoặc liên kết ba CºC hoặc cả hai liên kết đó. Hoạt động 1: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồng đẳng Hợp chất đầu dãy anken là etilen (eten) có CTPT C2H4. Em hãy nêu một số đồng đẳng của anken? HS cho biết công thức tổng quát của dãy đồng đẳng Vậy C7 thì H mấy? Một em lên bảng viết CTCT C3H6 HS: Đồng đẳng là những hợp chất trong CTPT hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2. C3H6, C4H8, C5H10, C6H12 CTTQ của anken : CnH2n với n ≥ 2 C7H14 CH2=CH-CH3 I. Đồng đẳng – đồng phân – danh pháp 1. Dãy đồng đẳng anken Anken (olefin) là một hidrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C Ví dụ: C3H6, C4H8, C5H10, C6H12, - CTTQ: CnH2n (n ³ 2) Hoạt động 2: Đồng phân GV: Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là đồng phân? Trong anken có những loại đồng phân nào ? Đồng phân cấu tạo GV: - Viết các công thức cấu tạo của anken ứng với công thức phân tử C4H8 Đồng phân hình học GV:- Cho HS xem một số mô hình phân tử đồng phân cis, trans của but-2-en Yêu cầu HS thảo luận rút ra điều kiện để có đồng phân hình học và khái niệm. Viết đồng phân hình học của pent-2-en. Hướng dẫn học sinh khi đã viết xong 1 đồng phân chỉ cần giữ nguyên vị trí nhóm R1, R2 và đổi vị trí R3 cho R4 sẽ được đồng phân còn lại. HS: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các đồng phân của nhau. Có 2 loại đồng phân: đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. HS: - viết công thức cấu tạo HS: - quan sát mô hình và thảo luận trả lời câu hỏi. HS lên bảng viết H3C CH2-CH3 C=C H H Cis- pent-2-en. H3C H C=C H CH2-CH3 Trans- pent-2-en 2. Đồng phân a. Đồng phân cấu tạo Ví dụ: C4H8 CH2=CH─CH2─CH3 CH3─CH=CH─CH3 CH2=C─CH3 │ CH3 Nhận xét: từ C4H8 trở đi, ứng với một CTPT có các đồng phân anken về vị trí liên kết đôi và về mạch cacbon. b. Đồng phân hình học H3C H C=C H CH3 Trans- but-2-en Đồng phân có mạch chính ở về hai phía với liên kết đôi gọi là đồng phân trans H3C CH3 C=C H H Cis - but-2- en Đồng phân có mạch chính ở cùng một phía với liên kết đôi gọi là đồng phân cis Tổng quát: R1 R3 C=C R2 R4 Điều kiện: R1 ¹ R2, R3 ¹ R4 Hoạt động 3: Danh pháp Tên thông thường GV: - Giới thiệu một số ít anken có tên thông thường. Tên thay thế GV:- Giới thiệu bảng 6.1 về tên gọi của một số anken. Yêu cầu học sinh đọc sách và phát biểu cách đọc tên thay thế của anken. Cho HS thảo luận nhóm tên các đồng phân của C4H8 Viết đồng phân và gọi tên cho anken có CTPT C5H10 Cho học sinh xác định bậc C trong bài tập trên. HS: Quan sát và nhận xét về tên và gốc ankyl HS:- Đọc sách và rút ra cách đọc tên thay thế của anken. Giải các bài tập GV đưa ra Viết các công thức anken và gọi tên chúng. 3. Danh pháp a. Tên thông thường C2H4 etilen C3H6 propilen C4H8 butilen b.Tên thay thế Quy tắc Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất có chứa liên kết đôi. Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi nhất. Gọi tên theo thứ tự: số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên C mạch chính + số chỉ liên kết đôi + en. Ví dụ: C4H8 CH2=CH─CH2─CH3 But-1-en CH3─CH=CH─CH3 But-2-en CH2=C─CH3 │ CH3 2-Metylpropen Hoạt động 4: Tính chất vật lý GV: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk để rút ra quy luật biến đổi về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của các anken. GV: Nhận xét. HS: nghiên cứu sgk và phát biểu quy luật HS: ghi nhớ và đặt câu hỏi thêm (nếu có) II. Tính chất vật lý Trạng thái C2 ® C4: khí C5 trở đi: lỏng hoặc rắn Tính tan: nhẹ hơn nước, không tan trong nước. 3. Củng cố Đọc tên các chất sau: a. CH3-C(CH3)=CH-CH3 3-metylbut-2-en b. CH3-CH2-CH(CH3)-CH=CH3 3-metylpent-1-en c. CH3 – CH2 - C = CH2 – CH3 3-etyl-4-metylpent-2-en CH - CH3 CH3 d. H3C H C=C trans-hex-2-en H CH2-CH2-CH3 4. Dặn dò Về nhà làm bài tập 1, 2 SGK 5. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 6. NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN: Giáo viên hướng dẫn Phạm Thị Hồng Liên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 29 Anken_12345444.docx
Tài liệu liên quan