Giáo án Hóa học 12 - Chương I: Ancol - Phenol - amin

1. Định nghĩa, tên gọi, bậc ancol

a. Định nghĩa

Khi thay thế một nguyên tử H của ankan bằng một nhóm OH thì ta được đồng đẳng của ancol etylic. (dãy đồng đẳng ancol no đơn chất)

Công thức: CnH2n+1OH (n  1)

b. Tên gọi:

- Tên thông thường Ancol + gốc ankyl + ic

Ví dụ: CH3 - CH2OH ancol mêtylic

- Tên quốc tế: Tên ankan + ol + số chỉ vị trí nhóm OH

Ví dụ: Butannol - 2

c. Bậc ancol: là bậc của nguyên tử C có nhóm OH

Bậc của nguyên tử C là số nguyên tử C khác liên kết trực tiếp với nguyên tử C đó.

Ví dụ: CH3 - CH2 - CH2OH (ancol bậc 1)

 (ancol bậc 2)

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Chương I: Ancol - Phenol - amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT HÓA HỌC HỮU CƠ CHƯƠNG I ANCOL - PHENOL - AMIN I. PHẦN LÍ THUYẾT 1. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ Hiđrocacbon CxHy (y£ 2x + 2) Hợp chất hữu cơ có nhóm chức (là dẫn xuất chứa hiđrocacbon) Những nhóm chức thường gặp Tên Công thức Nhóm chức Ancol no đơn chức CnH2n+1OH -OH Anđehit no đơn chức CnH2n+1CH = O Axit hữu cơ no đơn chức CnH2n+1COOH Amin no đơn chức bậc 1 CnH2n+1NH2 -NH2 2. DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ANCOL ETYLIC 1. Định nghĩa, tên gọi, bậc ancol a. Định nghĩa Khi thay thế một nguyên tử H của ankan bằng một nhóm OH thì ta được đồng đẳng của ancol etylic. (dãy đồng đẳng ancol no đơn chất) Công thức: CnH2n+1OH (n ³ 1) b. Tên gọi: - Tên thông thường Ancol + gốc ankyl + ic Ví dụ: CH3 - CH2OH ancol mêtylic - Tên quốc tế: Tên ankan + ol + số chỉ vị trí nhóm OH Ví dụ: Butannol - 2 c. Bậc ancol: là bậc của nguyên tử C có nhóm OH Bậc của nguyên tử C là số nguyên tử C khác liên kết trực tiếp với nguyên tử C đó. Ví dụ: CH3 - CH2 - CH2OH (ancol bậc 1) (ancol bậc 2) 2. Tính chất lí học - Các ancol đều là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường. - Nhiệt độ sôi tăng dần khi khối lượng phân tử tăng thường thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. - Tan tốt trong nước - Nhẹ hơn nước 3. Tính chất hóa học - Phản ứng với kim loại kiềm CH3 - CH2OH + Na ® CH3 - CH2ONa + H2 - Phản ứng tạo dẫn xuất halogen CH3OH + HCl C2H5Cl + H2O - Phản ứng tách nước a. Tạo ete C2H5OH + HOC2H5 CH2 = CH2 + H2O - Phản ứng oxi hóa a. Ancol bậc 1 + CuO Anđêhit + Cu + H2O b. Ancol bậc 2 + CuO Xêton + Cu + H2O c. Ancol cháy ® CO2 + H2O 4. Điều chế CnH2n+1Cl + NaOH CnH2n+1OH + NaCl CnH2n CnH2n+1OH C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 3. PHENOL 1. Định nghĩa - Công thức cấu tạo Phenol là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm OH gắn trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen. OH OH Ví dụ: - CH OH - O - OH Khác với Phenol, ancol thơm là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm OH không gắn trực tiếp vào nhân benzen. Ví dụ: - CH2 - OH 2. Tính chất hóa học a. Phản ứng với kim loại kiềm - OH + Na ® - ONa + b. Phản ứng với dung dịch kiềm - OH + NaOH® - ONa + H2O Phản ứng này chứng tỏ phenol có tính axit, nhưng rất yếu - ONa + CO2 + H2O ® - Oh - NaHCO3 Phản ứng này chứng tỏ C6 H5OH yếu hơn cả H2CO3 c. Phản ứng thế với nước brôm 2, 4, 6 tribrôm phenol Phản ứng này dùng để nhận biết phenol 3. Điều chế - Cl - OH * Chưng cất nhựa than đá 4. AMIN 1. Định nghĩa - Công thức cấu tạo a. Định nghĩa Amin là sản phẩm thế một hay nhiều nguyên tử H của phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon. Ví dụ: CH3 - NH2; C2H5 - NH - CH3 Công thức tổng quát của amin đơn chức no: Cn Hn+3N (n ³ 1) b. Tên gọi - Tên thông thường: Tên gốc R + amin Ví dụ: CH3 - NH2 metylamin - Tên quốc tế Tên gốc R + aminô + tên hiđrocacbon mạch chính Ví dụ: CH3 - NH - CH3 metylaminômetan CH3 - CH2 - CH2 - NH2 aminôpropan - Bậc amin Tùy theo số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế, ta được amin bậc 1, bậc 2, bậc 3. Ví dụ: CH5 - NH2 Metylamin (Amin bậc 1) Đimêtylamin (Amin bậc 2) Trimetylamin (Amin bậc 3) - NH2 nhóm amino 2. Tính chất chung Các amin đều có tính baz: dung dịch trong nước làm thay đổi màu giấy quỳ (trừ các amin thơm): tác dụng với axit tạo muối. 5. ANILIN C6H5 – NH2 1. Tính chất lí học Anilin là chất lỏng không màu, mùi khó chịu, rất đọc, rất ít tan trong nước, tan được trong ancol, benzen... 2. Tính chất hóa học a. Tính baz Do gốc C6H5 - hút điện tử làm giảm mật độ điện tích âm trên N nên tính baz của anilin yếu hơn NH3, thể hiện ở phản ứng với axit mạnh tạo muối, cũng như bị baz mạnh đẩy ra khỏi muối. C6H5 - NH2 + HCl ® C6H5 - NH2 . HCl C6H5 - NH2. HCl + NaOH ® C6H5NH2 + NaCl + H2O b. Phản ứng với nước brôm Phản ứng này dùng nhận biết anilin 3. Điều chế Khử nitrobenzen bằng 4 nguyên tử C6H5 - NO2 + 6H C6H5 - NH2 + 2H2O CHƯƠNG II ANĐEHIT - AXIT CACBOXYLIC - ESTE I. PHẦN LÍ THUYẾT 1. ANĐEHIT FOMIC - CH2O 1. Công thức cấu tạo nhóm là nhóm chứa anđehit 2. Tính chất lí hóa Chất khí, không màu, khó ngửi, tan tốt trong nước. Dung dịch 40% anđehit fomic gọi là fômn (fomalin). 3. Tính chất hóa học - Phản ứng cộng H2 H - CHO + H2 CH3COH - Phản ứng tráng gương H - CHO + Ag2O H - COOH + 2Ag¯ - Phản ứng với Cu (OH)2 đun nóng H - CHO + 2Cu(OH)2 ® H - COOH + Cu2O¯ + 2H2O - Phản ứng với Phênol 4. Điều chế Oxi hóa ancol CH3OH 2. DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ANĐEHIT FOMIC 1. Đồng đẳng và danh pháp Công thức tổng quát CnH2n+1CHO (n ³ 0) Hay CxH2xO (x ³ 1) Định nghĩa: Anđêhit no đơn chức là hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức anđêhit. - Các đồng đẳng của CH3 - CH = O; C2H5 - CH = O; C3H7 - CH = O... 2. Danh pháp a. Tên thông thường Anđêhit + tên axit hữu cơ tương ứng CH3 - CHO anđêhit axêtic b. Tên quốc tế Tên ankan tương ứng + al CH3 - CH2 - CHO propanal 3. Tính chất hóa học Tương tự như anđêhit fomic CnH2n+1CHO + H2 CnH2n+1CH2OH CnH2n+1CHO + Ag2O CnH2n+1COOH + 2Ag¯ CnH2n+1CHO + 2Cu(OH)2 CnH2n+1COOH + Cu2O¯ + 2H2O 4. Điều chế Oxi hóa ancol bậc 2 tương ứng CnH2n+1CH2OH + CuO CnH2n+1CHO + Cu = H2O Riêng anđêhit có thể điều chế theo phương pháp khác CH = CH + H2O CH3 - CHO 5. Đồng phân khác chức Anđêhit có 3 đồng phân trở lên sẽ có đồng phân xeton C2H5 - CHO có đồng phân xeton 3. DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXIT AXETIC 1. Đồng đẳng và danh pháp a. Đồng đẳng Axit cacboxylic no đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử gồm một nhóm - COOH liên kết với gốc alkyl. Công thức tổng quát CnH2n+1COOH (n ³ 0) Hay CxH2xO2 (x ³ 1) Trong dãy này, axit axetic CH3COOH thường gặp hơn cả nên còn gọi là dãy đồng phân của axit axetic. b. Tên gọi - Tên thông thường liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng H - COOH axit fomic - Tên quốc tế: axit + tên ankan tương ứng + oic CH3 + CH2 - COOH axit propanoic 2. Tính chất vật lí Các axit tan trong H2O vì tạo liên kết hiđro với H2O Các axit có nhiệt độ soi cao hơn hẳn so với ancol có cùng số nguyên tử C do giữa hai phân tử axit tạo được 2 liên hết hiđro. 3. Tính chất hóa học a. Tính axit * Sự điện li: CnH2n+1COOH CnH2n+1COO- + H+ * Tác dụng như một axit vô cơ - Với bazơ CnH2n+1COOH - NaOH ® CnH2n+1COONa + H2O - Với oxit bazơ CnH2n+1COOH + Na2O ® CnH2n+1COONa + H2O - Với kim loại CnH2n+1COOH + Mg ® (CnH2n+1COO)2Mg + H2­ - Với muối CnH2n+1COOH + K2CO3 = 2CnH2+1COOK + H2O + CO2­ b. Phản ứng este hóa CnH2n+1COOH + HOCmH2m+1 CnH2n+1COOCmH2m+1 + H2O c. Phản ứng thế ở Ca CH3 - CH2 - COOH + Cl2 CH3 - CH - COOH + HCl Cl 4. Điều chế Oxi hóa anđêhit tương ứng CH3 - CH2 - CHO + O2 CH3 - CH2 - COOH Riêng CH3COOH còn thêm các phương pháp điều chế khác như sau: a. Lên men giấm C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O b. Tổng hợp từ C2H2 C2H2 + H2O CH3CHO CH3CHO + O2 CH3COOH c. Chưng gỗ 4. AXIT CACBOXYLIC KHÔNG NO ĐƠN CHỨC 1. Định nghĩa Axit cacboxylic no đơn chức là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm cacboxyl liên kết với gốc hiđrocacbon không no (có liên kết đôi hoặc ba). Ví dụ: CH2 = CH - COOH (axit acrylic) CH2 = C - COOH (axit metacrylic) CH3 CH3 - (CH2)7 - CH = CH - (CH2)7 - COOH (axit oleic) Công thức chung C2H2n-1COOH (n ³ 2) 2. Tính chất hóa học a. Tính axit Tương tự axit no đơn chức - Trong dung dịch, điện li cho H+ và anion gốc axit - Tác dụng với kim loại mạch ® H2­ - Tác dụng với các oxit bazơ và bazơ ® Muối - Phản ứng hóa este b. Phản ứng cộng: với halogen với axit halogenhiđric, với hiđro CH2 = CH - COOH + Br2 ® CH2Br - CHBr - COOH CH2 = CH - COOH + H2 CH3 - CH2 - COOH c. Phản ứng trùng hợp nCH2 = CH - COOH (- CH - CH -)n COOH 6. ESTE 1. Định nghĩa Este là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ với ancol. Ví dụ: H - COOH + CH3OH H - COO - CH3 + H2O Axit fomic ancol mêtylic este metyl fomiat 2. Công thức cấu tạo và danh pháp Với este tạo từ axit đơn chức no phản ứng với ancol đơn chức no, ta có công thức CnH2n+1COOCmH2n+1 hay CkH2kO2 (k ³ 2) Tên este = tên gốc hyđrocacbon + tên gốc axit Ví dụ: CH3 - COO - C2H5 (êtylaxetat) C2H5 - COO - CH3 (mêtylproponat) 3. Tính chất hóa học a. Tính chất chung * Phản ứng thủy phân Este + nước axit + ancol H - COOC2H5 + H2O HCOOH + C2H5OH * Phản ứng xà phòng hóa Este + NaOH Muối natri + ancol CH3 - COO - C2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH b. Tính chất đặc biệt - Phản ứng tráng gương xảy ra ở các este fomiat khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 O H - C - O C2H5 + Ag2O 2Ag + CO2 + C2H5OH - Phản ứng tạo hai muối: xảy ra ở các este phenyl khi phản ứng với dung dịch NaOH. CH3 - COOC6H5 + 2NaOH CH3COONa + C6H5ONa + H2O - Phản ứng tạo axit và anđehit: xảy ra ở các este vinyl khi thủy phân CH3 - COO - CH = CH2 + H2O CH3COOH + CH3CHO - Phản ứng trùng hợp, làm mất màu nước brom... xảy ra ở các este chưa no. CH2 = CH - OOC - CH3 + Br2 ® CH2Br - CHBr - OOC - CH3 4. Điều chế Cho axit tương ứng phản ứng với ancol tương ứng Tuy nhiên có các este được điều chế theo phương pháp riêng như sau: * Axit + Axetylen ® Estevinyl CH3COOH + CH = CH CH2 = CH = OOCCH3 * Phenol + anhiđritaxit ® Estephenyl C6H5OH + O(CH3CO)2 ® C6H5 - OOC - CH3 + CH3COOH CHƯƠNG III GLIXERIN - LIPIT I. PHẦN LÍ THUYẾT 1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ NHIỀU NHÓM CHỨC 1. Định nghĩa Những hợp chất hữu cơ trong phân tử có từ hai nhóm chức trở lên là những hợp chất hữu cơ có nhiều nhóm chức. * Hợp chất đa chức COCH2 - CHOH - CH2OH glixerin HOOC - (CH2)4 - COOH axit ađipic * Hợp chất tạp chức H2N - CH2 - COOH axit aminoaxetic HOCH2 - (CHOH)4 - CH = O glucozơ 2. GLIXERIN 1. Công thức cấu tạo và lí tính Glixerin là ancol đa chức C3H8O3 Công thức cấu tạo 2. Tính chất hóa học a. Phản ứng với Natri b. Phản ứng với axit (phản ứng este hóa) c. Phản ứng với Cu(OH)2 Cho chất lỏng màu xanh lam đặc trưng nên được dùng để nhận biết glixerin 3. Điều chế a. Thủy phân chất béo b. Đi từ propylen 3. LIPIT (CHẤT BÉO) 1. Cấu tạo là hỗn hợp các este của glixerin với các axit béo nên có công thức cấu tạo như sau: Các gốc axit béo R có thể trùng nhau, thường gặp là C17H35; C15H31; C17H33; C17H31... 2. Tính chất lí học Chất béo động vật (mỡ) thường ở trạng thái rắn do chứa gốc các axit béo chưa no. Chất béo thực vật (dầu) thường ở trạng thái lỏng do chứa các gốc axit béo chưa no. 3. Tính chất hóa học a. Phản ứng thủy phân và phản ứng xà phòng hóa b. Phản ứng cộng hiđro (hiđro hóa chất béo lỏng) 4. KHÁI NIỆM VỀ XÀ PHÒNG VÀ CHẤT TẨY RỬA TỔNG HỢP 1. Xà phòng Khi đun nóng chất béo với dung lịch NaOH (hoặc dung dịch KOH, nếu muốn được xà phòng mềm) ta thu được glixerin và xà phòng. Điểm bất lợi của xà phòng là mất tính tẩy rửa trong nước cứng (nước chứa ion Ca2+, Mg2+) do tạo muối canxi hoặc magiê kết tủa. 2. Chất tẩy rửa tổng hợp Thường gặp trong đời sống dưới tên gọi bột giặt, kem giặt tổng hợp. Thành phần chính của bột giặt, kem giặt tổng hợp là DBSA (dodexyl bezen sufonic axit) có công thức. C12H25 - C6H4 - SO3H Ưu điểm của tính tẩy rửa tổng hợp là sử dụng tốt ngay cả với nước cứng CHƯƠNG IV GLUXIT I. PHẦN LÍ THUYẾT 1. GLUCOZƠ 1. Cấu trúc - Lí tính a. Glycozơ là hợp chất tạp chức, có cấu tạo của ancol đa chức và anđêhit đơn chức. HOCH2 - CHOH - CHOH - CHOH - CHOH - CH = O Hoặc HOCH2 - (CHOH)4 - CH = O b. Glucozơ là chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước và có vị ngọt, nóng chảy ở 1460C. 2. Tính chất hóa học a. Tính chất của ancol đa chức - Tác dụng với Cu(OH)2 dung dịch xanh lam - Tạo ra este chứa 5 gốc axit trong phân tử Ví dụ: CH2OH - (CHOH)4 - CHO + 5CH3COOH CH2OCOCH3 - (CHO - COCH3)4 - CHO + 5H2O b. Tính chất của anđehit - Phản ứng tráng gương CH2OH - (CHOH)4 - CHO + AgO CH2OH - (CHOH)4 - COOH + 2Ag - Phản ứng với Cu(OH)2 đung nóng CH2OH - (CHOH)4 - CHO + 2Cu(OH)2 CH2OH - (CHOH)4 - COOH + Cu2O¯ + 2H2O - Phản ứng cộng CH2OH - (CHOH)4 - CH = O + H2 CH2OH - (CHOH)4 - CH2OH c. Phản ứng lên men ancol C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 3. Điều chế (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 Tinh bột 4. Đồng phân Glucozơ có đồng phân là fructozơ. Fructozơ có cấu tạo sau: Dạng mạch hở Dạng vòng b - Fructozơ Fructozơ cũng có tính chất của ancol đa chức, và chú ý tuy không chứa nhóm - CHO trong phân tử nhưng Fructozơ cho được phản ứng tráng gương và tạo kết tủa đỏ với Cu(OH)2 khi đun nóng, do trong môi trường bazơ, Fructozơ chuyển hóa thành glycozơ. 2. SACCAROZƠ C12H22O11 1. Trạng thái tự nhiên Saccarozơ là loại đường phổ biến, có trong nhiều loại thực vật, như mía, của cải đường. 2. Tính chất lí học Chất rắn, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan trong nước 3. Tính chất hóa học a. Phản ứng thủy phần C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 glucozơ fructozơ b. Phản ứng với Cu(OH)2. Cho dung dịch xanh lam 4. Đồng phân Saccarozơ có đồng phân là mantozơ (đường mạch nha) Mantozơ có cấu tạo sau: Gốc a - glucozơ Gốc a - glucozơ Khác với saccarozơ, mantozơ cho được phản ứng của một anđêhit. 3. TINH BỘT (C6H10O5)n 1. Trạng thái tự nhiên Tinh bột cónhiều trong các loại hạt thực vật: gạo, mì, kê, ngô... Trong các loại củ như: khoai tây, khoai lang, sắn... 2. Tính chất vật lí Tinh bột là chất bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước Khi đun sôi một phần tinh bột tan trong nước, còn phần chủ yếu tạo thành dung dịch keo là hồ tinh bột. 3. Cấu tạo Gồm 2 dạng a. Amilozơ: mạch thẳng, gồm 600 - 1200 gốc a - glucozơ nối với nhau nhờ các liên kết a - 1,4 - glucozit. b. Amilopectin: mạch phân nhánh, gồm 6000 - 36000 gốc a - glucozơ nối với nhau nhờ các liên kết a - 1,4 - glucozit và a - 1,6 - glucozit. 4. Tính chất hóa học a. Phản ứng thủy phân (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 Glucozơ b. Phản ứng màu với iốt Tinh bột + nước iôt ® màu xanh * Chú ý: tinh bột không cho các phản ứng của một anđêhit 4. XENLULOZƠ (C6H10O5)n 1. Trạng thái tự nhiên Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật. Xenlulozơ có nhiều trong: bông, sợi đay, gai, tre, nứa v.v... trong gỗ khoảng 40 - 50% xenlulozơ. 2. Tính chất lí học Xenlulozơ là chất rắn, có dạng sợi, màu trắng, không mùi, không tan trong nước, ete, ancol, benzen... tan trong nước Svayde (dung dịch NH3 chứa Cu(OH)2) 3. Cấu tạo Xenlulozơ chỉ có cấu tạo mạch thẳng, hình thành dạng sợi của xenlulozơ, gồm từ 6000 đến 42000 gốc b - glucozơ nối với nhau nhờ các liên kết b - 1,4 - glucozit. Do mỗi gốc glucozơ C6H10O5 có ba nhóm OH nên công thức của xenlulozơ có thể viết [C6H7O2(OH)3]n 4. Tính chất hóa học a. Phản ứng thủy phân (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 Glucozơ b. Phản ứng este hóa Tác dụng với HNO3 đặc (có H2SO4 đặc làm xúc tác, đun nóng) [C6H7O2(OH)3]n + 3nHOON2 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3n H2O CHƯƠNG V AMINOAXIT VÀ PROTIT I. PHẦN LÍ THUYẾT 1. AMINOAXIT 1. Định nghĩa, công thức cấu tạo và danh pháp a. Định nghĩa Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử của chúng có chứa đồng thời nhóm chức amino (-CH2) và nhóm chức cacboxyl (-COOH). Chất đơn giản nhất: H2N - CH2 - COOH axit amino axêtic b. Danh pháp Các amino axit được gọi tên theo trình tự sau Axit + amino + tên axit cacboxylic tương ứng Ví dụ: + NH2 - CH2 - COOH axit amino axêtic + CH3 - CH - COOH axit a amino propionic 2. Tính chất hóa học a. Tính bazơ Amino + axit ® muối H2N - CH2 - COOH + HCl ® H3N+ - CH2 - COOHCl- b. Tính axit Tác dụng với bazơ, oxit bazơ ® muối + nước Tác dụng với ancol ® este H2N - CH2 - COOH + NaOH ® H2N - CH2 - COONa + H2O H2N - CH2 - COOH + C2H5OH H2N - CH2 - COOC2H5 + H2O c. Phản ứng trùng ngưng Phản ứng tạo ra polipeptit 2. PROTIT 1. Định nghĩa Protit là những chuỗi polipeptit dài mà các mắt xích là các gốc a - aminoaxit. 2. Cấu tạo của protit Thành phần nguyên tố: gồm C, H, O, N. Ngoài ra có protit còn chứa S, P, I v.v... * Cấu tạo Prôtit hỗn hợp trên 20 aminoaxit khác nhau. Vì vậy có thể coi phân tử protit gồm các mạch dài polipeptit hợp thành. 3. Phản ứng thủy phân a. Phản ứng thủy phân b. Sự đông tụ Một số prôtit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng tạo kết tủa. c. Phản ứng màu axit HNO3 đặc + lòng trắng trứng (abumin) ® hợp chất có màu vàng CHƯƠNG VI HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ VÀ VẬT LIỆU POLIME I. PHẦN LÍ THUYẾT 1. KHÁI NIỆM CHUNG POLIME 1. Định nghĩa Những hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau được gọi là hợp chất cao phân tử hay polime. 2. Tính chất a. Tính chất lí học - Các polime không bay hơi, do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết giữa các phân tử lớn. - Nhiệt nóng chảy không xác định - Khó hòa tan b. Tính chất hóa học - Nhiều polime bền với axit, bazơ, chất oxi hóa. - Một số kém bền vững với axit, bazơ Ví dụ: len, tơ tằm, tơ nilon... 3. Điều chế a. Trùng hợp (CH2 = CH2) (-CH2 - CH2 -)n b. Trùng ngưng n H2N - CH2 - COOH (-HN - CH2 - C -)n + n H2O O 2. CHẤT DẺO 1. Định nghĩa Chất dẻo là những vật dụng có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. 2. Thành phần chất dẻo Chất dẻo là hỗn hợp của nhiều chất - Polime (thiên nhiên hoặc tổng hợp) - Chất hóa dẻo - Chất độn - Chất phụ 3. Một số polime dùng làm chất dẻo a. PE Công thức (-CH2 - CH2-)n Sản phẩm trùng hợp của CH2 = CH2 b. PS C6H5 Công thức (-CH - CH2-)n Sản phẩm trùng hợp của C6H5 - CH = CH2 c. PVC Cl Công thức (-CH2 - CH-)n Sản phẩm trùng hợp của CH2 = CH - Cl d. P.P CH3 Công thức (-CH2 - CH-)n Sản phẩm trùng hợp của CH2 = CH - CH3 e. Nhựa phenolfmandehit Công thức Sản phẩm trùng ngưng của C6H5OH và CH2O 3. TƠ HÓA HỌC Gồm tơ nhận tạo và tư tổng hợp 1. Tơ nhân tạo Là loại tơ được sản xuất từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng con đường hóa học. Tơ visco, tơ axetat... thuộc nhóm tơ nhân tạo. 2. Tơ tổng hợp Là loại tơ được sản xuất từ những polime tổng hợp Tơ polieste, tơ nilon... thuộc nhóm tơ tổng hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctong_quan_ly_thuyet_hop_chat_co_nhom_chuc.doc
Tài liệu liên quan