Tiết : 20 Bài 13. ĐẠI CƯƠNG POLIME
Giới thiệu chung về polime:
Bài đại cương polime gồm các nội dung chủ yếu sau: Khái niệm, phân loại, danh pháp; đặc điểm cấu trúc; tính chất vất lí; tính chất hóa học; ứng dụng, điều chế.
Bài soạn được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 02 tiết
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Nêu được:
- Khái niệm về polime , tên gọi, phân loại polime
- Đặc điểm cấu tạo
- Tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính)
- Tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch)
- Ứng dụng của polime
- Phương pháp điều chế polime (phản ứng trùng hợp, trùng ngưng)
127 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 12 kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:
1/ Hãy cho biết CxHyO2N có thể có những loại đồng phân mạch hở nào?
2/ Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết vai trò của amino axit với đời sống con người .
b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...)
Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường.
c) Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS
d) Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:
GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
* MỨC ĐỘ Biết (5 câu)
Câu 1: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH
Câu 2: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH.
Câu 3: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.
Câu 4: Chất phản ứng được với các dung dịch: NaOH, HCl là
A. C2H6. B. H2N-CH2-COOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 5. Phản ứng giữa alanin với axit HCl tạo ra chất nào sau đây?
A. HOOC-CH(CH3)NH3Cl B. H3C-CH(NH2)-COCl
C. H2N-CH(CH3)-COCl D. HOOC-CH(CH2Cl)NH2
*MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 6: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 7. Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?
A. CH3CONH2 B. HOOC CH(NH2)CH2COOH
C. CH3CH(NH2)COOH D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH
Câu 8. Cho quỳ tím vào 2 dung dịch sau: (X) H2N-CH2-COOH; (Y) HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH. Hiện tượng xảy ra?
A. X, Y làm quỳ hóa đỏ B. X không làm quỳ đổi màu, Y làm quỳ hóa đỏ
C. X làm quỳ chuyển xanh, Y hóa đỏ D. X và Y không đổi màu quỳ tím
*MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP (4 câu)
Câu 9. Trong các chất sau: Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl. Axit amino axetic tác dụng được với chất nào?
A. Cu, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl.
B. Cu, HCl, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl.
C. HCl, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl.
D. Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl.
Câu 10: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 11. Cho 0,15 mol một α- amino axit X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dd HCl thu được 18,825 gam muối. CTCT của X:
A. CH3 – CH(NH2) - COOH B. CH3 – CH(NH2) – CH2 – COOH
C. (CH3)2-C(NH2)-COOH D. H2N – CH2 – CH2 COOH
Câu 12. Một amino axit A có 3 nguyên tử C trong phân tử. Biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 2 mol NaOH nhưng chỉ phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl. CTCT của A là:
A. H2N – CH2 – CH2 COOH B. HOOC – CH(NH2) CH2 – COOH
C. CH3 – CH(NH2) - COOH D. HOOC – CH(NH2) – COOH
Câu 13. X là một -amino axit chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 8,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 12,55 gam muối. Cônmg thức cấu tạo của A là:
A. H2N-CH2-COOH B. H2NCH2CH2COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH D. CH3CH(NH2)COOH
*MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO (câu)
Câu 14. Cho 100 ml dung dịch amino axit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dd NaOH 0,25M. Mặc khác 100 ml dd amino axit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,5M. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức phân tử của A là:
A. H2N-CH2-CH2-CH(COOH)2 B. H2N-CH2-CH(COOH)2
C. (H2N)2CH-CH2-COOH D. (H2N)2CH-CH(COOH)2
Câu 15. Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lit hỗn hợp Z(ở đktc) gồm 2 khí đều làm xanh quỳ tím. Tỉ khối hơi của hỗn hợp Z đối với H2 là 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:
16,5 gam B. 8,7 gam C. 15,9 gam D. 14,3 gam
Hoa Lư, ngày ..... tháng ......năm 2017
Ký duyệt
Nguyễn Văn A
Ngày soạn: 19 /9 /2017
Tiết : 17, 18
PEPTIT VÀ PROTEIN
Giới thiệu chung về chủ đề
- Chủ đề (bài) gồm những nội dung:
Nội dung I : Peptit
Nội dung II : protein
- Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề : 2 tiết
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
HS cần nêu được :
- Định nghĩa, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của peptit (phản ứng thủy phân).
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ, phản ứng thủy phân, phản ứng màu với Cu(OH)2), vai trò của protein với sự sống.
b) Kĩ năng
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của peptit và protein.
- Phân biệt dd protein với chất lỏng khác.
- Giải được bài tập có nội dung liên quan.
c) Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học. Vận dụng kiến thức hóa học trong thực tiễn đời sống.
- Giáo dục ý thức cẩn thận và tiết kiệm hóa chất khi tiến hành thí nghiệm hóa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học bao gồm: Tiến hành thí nghiệm, quan sát nhận xét hiện tượng
và kết luận kiến thức.
- Năng lực tính toán
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
II Chuẩn bị của GV - HS
1 GV
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
- Hóa chất: dd CuSO4 2%, dd NaOH 30%, dd HNO3 đặc, lòng trắng trứng.
- Các tranh ảnh, hình vẽ phóng to liên quan đến bài học.
2. HS
- Đọc trước bài, chuẩn bị các kiến thúc liên quan
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung
GV cho HS quan sát số hình ảnh sau và dựa vào kiến thức sinh học và những hiểu biết của mình hãy cho biết thánh phần chính của nó là chất gì.
- Tơ tằm, lông cừu, tóc, móng.. động vật.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (15 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
Nội dung HĐ: Khái niệm và phân loại, danh pháp của peptit
b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV giao nhiệm vụ học tập cho HS từ tiết trước để về nhà chuẩn bị:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho các péptít sau
NH2CH2CO-NHCH(CH3)COOH ; NH2CH2CO-NHCH2CO-NH-CH(CH3 )COOH
NH2CH(R')CO-NHCH(R")CO--NH-CH(R'")COOH
Trả lời các câu hỏi sau
1 Nêu định nghĩa peptit, liên kết peptit
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................2 Phân loại péptit
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................3 Nêu đặc điểm cấu tạo của peptit, tên gọi của peptit
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- GV tổ chức cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1
- Sau đó GV cho HS phát biểu ý kiến, HS khác góp ý, bổ sung.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Dựa vào các kiến thức HS đã học ở chương trình Sinh học 10, HS có thể nêu được định nghĩa peptit và liên kết peptit nhưng không phân loại được peptit và không nêu được đặc điểm cấu tạo cũng như đòng phân danh pháp. Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi HS phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung phiếu học tập.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua câu trả lời của HS và ý kiến bổ sung của HS khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
B Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 (30 phút): Tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp peptit
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp của peptit
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động (HĐ)
- Gv cho HS hoạt động cá nhân : Nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1
- HS HĐ theo nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình GV cho bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi xác định liên kết peptit khi đó Gv nên lưu ý với HS phân biệt liên kết peptit với các liên kết CO-NH khác
+ HS có thể gặp khó khăn khi viết đồng phân peptit khi đó Gv nên lưu ý với HS vì peptit hình thành từ một số gốc µ-amino axit liên kết theo một trật tự nghiêm ngặt nên có đồng phân khác nhau về trật tự gốc µ-amino axit.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
I. Khái niệm và phân loại
1. Khái niệm
* Liên kết peptit: Lk của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị µ-amino axit.
* Peptit: là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc µ-amino axit lk với nhau bằng các liên kết pp
2. Phân loại
* Oligopeptit: pp có từ 2 đến 10 gốc µ-amino axit
* Polipeptit: pp có từ 11 đến 50 gốc µ-amino axit
II. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp
1. Cấu tạo
Phân tử pp hợp thành từ các gốc µ-amino axit nối với nhau bởi lk pp theo một trật tự nhất định: µ-amino axit đầu N còn nhóm NH2, µ-amino axit đầu C còn nhóm COOH
CT chung:
NH2CH(R')CO-NHCH(R")CO--NH-CH(R'")COOH
2. Đồng phân, danh pháp
a. Đồng phân
PP có đồng phân khác nhau về trật tự gốc µ-amino axit. PP có n gốc µ-amino axit có n! đồng phân.
b. Danh pháp
- ghép các tên gốc axyl của µ-amino axit, bắt đàu từ N rồi kết thúc bằng tên của µ-amino axit đầu C giữ nguyên
- ghép các tên viết tắt của µ-amino axit (tên thường)
Gly-Ala-Val
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo của cặp và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp của peptit
Hoạt động 2 (25 phút) Tìm hiểu tính chất của peptit T20
a) Mục tiêu của hoạt động :
- Nêu được một số tính chất vật lí của peptit và tính chất hóa học của peptit
- rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực thực hành thí nghiệm
b) Phương thức tổ chức hoạt động
Tìm hiểu tính chất vật lí (5 phút)
- HĐ cá nhân : Hs nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau : hãy nêu trạng thái , nhiệt đọ nóng chảy và độ tan của peptit
- HĐ chung cả lớp : GV mời một số HS báo cáo, HS khác báo cáo bổ xung
Tìm hiểu tính chất hóa học của peptit (20 phút)
- HĐ nhóm :+ GV cho HS thực hành thí nghiệm điều chế Cu(OH)2 sau đó nhỏ peptit vào và quan sát hiện tượng
+ Từ cấu tạo của peptit hãy dự doán tính chất hóa học
- HĐ chung của cả lớp : Gv yêu cầu một số nhóm trình bày các nội dung trên, các nhóm khác góp ý , bổ xung, GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm:
+ HS nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học của peptit,
Tính chất
1. Tính chất vật lí
thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước.
2. Tính chất hóa học
phản ứng đặc trưng là phản ứng thủy phân và phản ứng màu biure
a. Phản ứng màu biure
dd peptit+Cu(OH)2 dd tím (phức đồng)
đipeptit không có pư màu biure
b. Phản ứng thủy phân
Pt thủy phân trong môi trường ax hoặc kiềm khi đun nóng
+ HS nêu được cách tiến hành , và kết quả thí nghiệm của phản ứng màu biure
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện những thao tác khó , những vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo của cặp và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, và qua phần thực hành thí nghiệm GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về tính chất của peptit
Hoạt động 3 (10 phút) Tìm hiểu khái niệm , phân loại , cấu tạo của protein
a) Mục tiêu của hoạt động :
- Nêu được định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo của protein
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- GV cho HS hoạt động cá nhân tự nghiên cứu SGK trong vòng 3 phút sau đó chó HĐ cặp đôi thảo luận các vấn đề sau :
+ Nêu được định nghĩa protein
+ Phân loại của protein
+ cấu tạo của protein
- HĐ chung của cả lớp : Gv yêu cầu một số nhóm trình bày các nội dung trên, các nhóm khác góp ý , bổ xung, GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm : Báo cáo của các nhóm về định nghĩa, phân loại , đặc điểm cấu tạo của protein
- Đánh giá kết quả HĐ :
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát HS để phát hiện ra những vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo của cặp và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, và qua phần thực hành thí nghiệm GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo của protein
Hoạt động 4 (10 phút) Tìm hiểu tính chất của protein và vai trò của protein với sự sống
a) Mục tiêu của hoạt động :
- Nêu được tính chất vật lí và tính chất hóa học của protein
- Nêu được vai trò của protein với sự sống
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực thực hành thí nghiệm.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
Tìm hiểu về tính chất vật lí
- HĐ cá nhân :+ Gv đưa ra những hình ảnh về protein sau đó cho HS hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi sau : Nêu trạng thái , tính tan
+ GV cho HS làm thí nghiệm về sự đông tụ protein với lòng trắng trứng
- HĐ chung của cả lớp : GV mời một số HS báo cáo , các HS khác góp ý , bổ xung
Tìm hiếu về tính chất hóa học của protein
- HĐ nhóm nhỏ : Từ đặc điểm cấu tạo của protein kết hợp với phần peptit, Gv yêu cầu các nhóm dự đoán tính chất hóa học của protein
- HĐ chung của cả lớp : Gv yêu cầu một số nhóm trình bày các nội dung trên, các nhóm khác góp ý , bổ xung, GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về tính chất của protein
- GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu SGK cho biết vai trò của protein với sự sống(HS ghi vai trò vào vở hôm sau kiểm tra)
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm : báo cáo của HS về tính chất vật lí (trạng thái, tính tan, sự đông tụ), tính chất hóa học của protein
- Đánh giá kết quả HĐ :
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát HS để phát hiện ra những vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo của cặp và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, và qua phần thực hành thí nghiệm GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về tính chất vật lí , tính chất hóa học của protein
C. Hoạt động 5 (45 phút): Luyện tập
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm- phân loại, đặc điểm cấu tạo; tính chất vật lí, tính chất hóa học, của peptit và protein.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2 .
b) Phương thức tổ chức HĐ:
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A.H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH
C.H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH D.H2NCH2CH2CONHCH2COOH
Câu 2.Tripeptit là hợp chất mà:
A.mỗi phân tử có ba liên kết peptit
B.Có liên kết peptit mà phân tử có ba amino axit giống nhau.
C.Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc a- amino axit khác nhau
D. Có liên kết peptit mà phân tử có ba gốc a- amino axit.
Câu 3.Số peptit tối đa tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:
A.2 B.3 C.4 D.1
Câu 4: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 5 Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. dung dịch HCl.
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Ala-Val-Val-Phe. B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
C. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. D. Gly-Ala-Val-Phe-Gly
Câu 7: Lấy 8,76 g một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là:
A. 0,1 lít B. 0,06 lít C. 0,24 lít D. 0,12 lít
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 6.
- Kiểm tra, đánh giá HĐ:
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
D. Hoạt động 6: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
a) Mục tiêu hoạt động:
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:
Câu 1 Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet và cho biết cách bảo quản các thục phẩm giàu protein
Câu 2 Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet và cho biết bệnh bướu cổ có liên quan tới homon tuyến giáp (là protein ) nào ? vai trò của homon đó với bệnh bướu cổ? làm thế nào để tránh bệnh bướu cổ ?
c) Phương thức tổ chức HĐ:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, ...)
Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường.
d) Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:
GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
IV Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
Mức độ nhận biết
Câu 1: Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu
A. đỏ. B. đen. C. tím. D. vàng.
Câu 2 Peptit bị thủy phân hoàn toàn nhờ xúc tác axit tạo thành các
A. ancol. B. anđehit. C. amin. D. α–amino axit.
Câu 3.Phát biểu nào sau đây đúng ?
A.Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit
B. Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit.
C.trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc a- amino axit
D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc a- amino axit, só liên kết peptit bằng n-1.
Mức độ thông hiểu
Câu 4 Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím
Câu 5: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 6. B. 9. C. 4. D. 3.
Câu 7: Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.700 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là
A. 328. B. 453. C. 479. D. 382.
Mức độ vận dụng thấp
Câu 8 . Cho một tri pepit (X) có công thức Gly-Gly-Ala. Lấy 36,54 gam (X) thủy phân hoàn toàn trong V ml dd HCl 2 M. Tính V ? A. 180 ml B. 280 ml C. 270 ml D. 200 ml
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,46. B. 1,36. C. 1,64. D. 1,22.
Mức độ vận dụng cao
Câu 10 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn
toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên
kếtpeptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn
17. Giá trị của m là
A. 30,93. B. 30,57. C. 30,21. D. 31,29.
Hoa Lư, ngày ..... tháng ......năm 2017
Ký duyệt
Nguyễn Văn A
Ngày soạn: 29/8/2017
Tiết : 19
Bài 12 Luyện tập
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức
So sánh, Trình bày được kiến thức về cấu tạo cũng như tính chất của amin, amino axit và protein.
2. Kĩ năng
- Làm bảng tổng kết các hợp chất trong chương.
- Viết các ptpư dưới dạng tổng quát cho các hợp chất amin, amoni axit.
- Giải các bài tập phần amin, amino axit và protein.
3. Tình cảm, thái độ
Tầm quan trọng của amin, amino axit và protein cùng với kiến thức về amin, amino axit và protein sẽ tạo hứng thú học tập.
II- CHUẨN BỊ
- GV yêu cầu HS về nhà ôn tập chương. Làm bảng tổng kết theo mẫu sau:
Amin bậc 1
Amino axit
Protein
CT chung
RNH2
C6H5NH2
RCH(NH2)COOH
Tính chất hoá học
+ HCl
+ NaOH
+ R’OH/ HCl khí
+ dung dịchBr2
+ Trùng ngưng
+ Pư buire
+ Cu(OH)2
- HS: Làm đề cương.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Bài luyện tập:
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cơ bản
Câu 1: Nêu tính chất hoá học cơ bản của Glixin, Alanin và viết các phản ứng minh hoạ.
1/ Tính bazơ (NH2) 2/Tính axit (COOH) 3/Pứ trùng ngưng.
Hoạt động 2: Luyện tập
Câu 2: Viết đồng phân có CTPT và gọi tên.
a) C4H9N (b1, b2, b3)
b) Đồng phân các chất vừa phản ứng với HCl và NaOH có CTPT là: C3H7NO2 [amino axit (bậc 1,2,3), muối amoni, este của axit (amino axit)]
Câu 3: Bài 3/SGK tr 58
Tác dụng với NaOH, HCl, dung dịchBr2, CH3OH/HCl.
Câu 4: Bài 4/ SGK tr 58. Phân biệt các chất.
Câu 5: Đốt cháy một amin no, đơn chức X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol nCO2: nH2O = 2:3. Hãy gọi tên X.
Hướng dẫn: CxH2x+3N xCO2 + (x+1,5)H2O + 1/2N2, tìm được x=3.
Câu 6: Cho 100 ml dung dịch amoni axit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 20 Mang may tinh_12335065.doc