Tiết 5- Bài 4
NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
1- Biết nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ , trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và có vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.
Electron kí hiệu là e có điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-)
2- Biết hạt nhân tạo bởi hạt prôtôn và nơtron. Kí hiệu của Proton là p có điện tích ghi bằng dấu ( + ) . Kí hiệu của notron là n không mang điện. Những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số prôton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
3- Biết được trong nguyên tử số electron bằng số proton. . Nhờ các ( e ) mà nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện tính quan sát và tư duy cho HS.
3. Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.
*Kiến thức trọng tâm : khái niệm nguyên tử.
26 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 1 đến 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết tính chất của chất
Y/c Hs làm thí nghiệm sau:
+ Trong khay có 2 lọ: 1 lọ nước, 1 lọ cồn( 2 chất trong suốt, mất nhãn). Em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt 2 lọ
( Gợi ý: Dựa vào tính chất của cồn)
HS:Thảo luận nhóm. Trả lời ( Cồn cháy)
GV: Hướng dẫn HS đổ mỗi lọ một lượng nhỏ vào đế sứ rồi đốt.
? tại sao phải biết tính chất của chất
II. Tính chất của chất
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định.
a. Tính chất vật lý.
- Trạng thái , màu sắc, mùi vị.
- Tính tan trong nước.
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
- Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt.
- Khối lượng riêng.
b. Tính chất hoá học.
- Khả năng biến đổi chất này thành chất khác.
VD: + Khả năng bị phân huỷ.
+ Tính cháy được.
* Một số phương pháp xác định tính chất của một chất:
- Quan sát.
- Dùng dụng cụ đo.
- Làm thí nghiệm.
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Giúp nhận biết chất này với chất khác( Nhận biết chất).
- Biết cách sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống sản xuất.
3. Hoạt động luyện tập
? Vì sao nói: ở đâu có vật thể ở đó có chất
? Làm thế nào để biết tính chất của chất, Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì
Bài tập 3/SGK/11
4. Hoạt động vận dụng
Kiểm tra ngày tháng năm 2018
TTCM
Làm bài tập 1 -> 6 /SGk/11
Bài tập 2. 1 -> 2. 5 /3,4.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Đọc, tìm hiểu bài mới.
Tuần 2
Ngày soạn:22/8/2018
Ngày dạy:.................
Tiết 3- Bài 2
CHẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được chất và hỗn hợp
- Hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Hiểu được chất tinh khiết có những tính chất nhất định còn hỗn hợp thì không.
- Biết dựa vào tính chất vật lý, các chất có trong hỗn hợp để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
- Tiếp tục làm quen một số dụng cụ thí nghiệm, rèn luyện một số thao tác thí nghiệm
2. Kĩ năng:
+ Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ.
+ Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp.
3. Thái độ: Có hứng thú nghiên cứu khoa học, sử dụng đúng các ngôn ngữ khoa học để vận dụng vào học tập.
* Kiến thức trọng tâm : chất tinh khiết
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo ,sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán
Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Dụng cụ thí nghiệm theo nhóm.
Hoá chất: Muối ăn, Nước cất, nước tự nhiên.
2. Học Sinh: Làm các bài tập và xem trước nội dung thí nghiệm ở phần III.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: dạy học nhóm, PP nêu giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động Khởi động
- GV ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số.
+ Chất có ở đâu? Cho ví dụ các vật thể quanh ta?
+ Để biết được các tính chất của chất thì cần dùng các phương pháp nào?
+ Việc hiểu tính chất của chất có lợi gì?
Đặt vấn đề:Bài học trước đã giúp ta phân biệt được chất, vật thể. Giúp ta biết mỗi chất có những tính chất nhất định. Bài học hôm nay giúp chúng ta rõ hơn về chất tinh khiết và hỗn hợp.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Chất tinh khiết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phương pháp: PP nêu giải quyết vấn đề ,Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Nêu mục tiêu tiết học
GV: Hướng dẫn HS quan sát thành phần nước khoáng, Nước cất, Nước tự nhiên
HS: Quan sát.
GV: - Hướng dẫn hs làm thí nghiệm
+ Dùng ống hút nhỏ lên tấm kính
Tấm 1 : 2 giọt nước cất
Tấm 2 : 2 giọt nước ao
Tấm : 2 giọt nước khoáng
Đặt các tấm kính trên ngọn lửa đèn cồn, để nước từ từ bay hơi hết.
Hướng dẫn các nhóm quan sát, Ghi lại hiện tượng
? Nhận xét gì về thành phần nước khoáng, nước cất, nước tự nhiên
HS: Tấm 1: Không cặn, Tấm 2: có cặn, Tấm : cặn mờ.
GV: Hướng dẫn hs các nhóm quan sátvà đưa ra nhận xét về thành phần của nước khoáng và nước cất
HS: Trả lời
GV: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp
Vậy hỗn hợp là gì?
HS: Trả lời
GV: Chính xác hoá khái niệm
GV: Thông báo về tính chất của hỗn hợp
GV: Nước tự nhiên có phải là hỗn hợp không? Tại sao?
GV: Qua thí nghiệm các em vừa làm hãy cho biết nước cất ngoài nước ra có lẫn chất nào không?
HS: Trả lời
GV: Vậy nước cất là chất tinh khiết vì nó không lẫn chất khác
Vậy thế nào là chất tinh khiết?
GV: Làm thế nào để khẳng định được nước cất là nước tinh khiết
HS; Xác định tính chất của nước
GV: ở điều kiện thường tính chất đó có thay đổi không
Vậy chất tinh khiết có tính chất như thế nào?
GV: Dùng hình vẽ giới thiệu cách chưng cất nước cất.
- Giới thiệu tính chất của nước cất.
? Nhận xét sự khác nhau về tính chất của hỗn hợp và chất tinh khiết
HS: Nhận xét.
GV: Yêu cầu hs Lấy 1 ví dụ chất tinh khiết và 5 ví dụ hỗn hợp
II.Chất tinh khiết.
1. Hỗn hợp.
- Hỗn hợp Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
- Hỗn hợp có tính chất thay đổi (Phụ thuộc thành phần hỗn hợp )
2. Chất tinh khiết.
- Nước cất không lẫn chất khác, nước cất là chất tinh khiết
- Chất tinh khiết chỉ gồm một chất (không lẫn chất khác )
- Chất tinh khiết có tính chất nhất định.
Ví dụ: tính chất của nước cất: t0n/c = 00C, t0s=1000C; D = 1g/ml
Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phương pháp: PP nêu giải quyết vấn đề ,Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Đặt vấn đề ; Trong thành phần nước biển có muối ăn. Muốn tách riêng muối ăn khỏi nước biển ta làm như thế nào ?
HS: Đun sôi nước muối, bay hơi-> muối ăn kết tinh
GV: Như vậy,Để tách riêng muối ăn khỏi hỗn hợp nước muối biển ta đã dựa vào tính chất vật lý khác nhau của muối và nước để tách.
(- Nước có nhiệt độ sôi là 1000C
- Muôí ăn có nhiệt độ sôi là 1450C )
GV: Cho hs các nhóm làm thí nghiệm tách đường kính ra khỏi hỗn hợp đường cát
HS: Làm thí nghiệm trên theo nhóm( 5 phút )
GV: /c thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Làm như thế nào tách hỗn hợp đường kính ra khỏi hỗn hợp đường kính và cát ( Gợi ý: Đường, cát, có tính chất gì khác nhau )
HS: Cho hỗn hợp vào nước, khuấy ->giấy lọc -> hỗn hợp nước đường -> đun sôi nước đường-> bay hơi ->đường tinh khiết.
GV: Qua 2 thí nghiệm trên hãy cho biết:
? Nguyên tắc tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp
HS: Dựa vào tính chất vật lý.
GV: Ngoài ra chúng ta có thể dựa vào tính chất hoá học để tách riêng các chất ra khổi hỗn hợp ( sẽ học sau )
II. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Thí nghiệm: SGK/10
Để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý
3. Hoạt động luyện tập
? Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần và tính chất khác nhau như thế nào
? Nguyên tắc tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp
Bài tập 8/SGK/11
Bài tập 2. 6/SGk/4
4. Hoạt động vận dụng
Học và trả lời câu hỏi SGK/11
Bài tập 7,8/SGK/11
Bài tập 2.6 - 2. 8/SBT/4
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài thực hành1.
+ Chuẩn bị 2 chậu nước, hỗn hợp muối, cát.
------------------------------o0o------------------------------
Tuần 2
Ngày soạn:22/8/2018
Ngày dạy:.................
Tiết 4- Bài 3
: BÀI THỰC HÀNH 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT- TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài học, học sinh:
- Làm quen và biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
Biết được một số thao tác thí nghiệm đơn giản.
Biết một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Thực hành: Đo độ nóng chảy của Parafin, lưu huỳnh, từ đó rút ra kết luận: Các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Biết cách tách riêng các chất từ hỗn hợp ( Dựa vào tính chất vật lý)
2. Kĩ năng:
+ Biết dựa vào tính chất vật lý) khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, nêu hiện tượng qua thí nghiệm.
+ Bước đầu làm quen với thí nghiệm hoá học.
3. Thái độ: Có hứng thú nghiên cứu khoa học, tuân thủ quy tắc PTN, yêu
khoa học và thực nghiệm, tính kiên trì, cẩn thận, tiết kiệm.
*Kiến thức trọng tâm : nhận biết một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản.
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo ,sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán
Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Tranh: Một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Dụng cụ: Giá thí nghiệm, cốc thuỷ tinh,ống nghiệm, phễu, đũa thuỷ tinh kẹp gỗ, đèn cồn, nhiệt kế, giấy lọc.
Hoá chất: Bột lưu huỳnh, Parafin.
2. Học Sinh: 2 chậu muối sạch, hỗn hợp muối ăn và cát.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: dạy học nhóm, PP nêu giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động Khởi động
- GV ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Đặt vấn đề: Nêu nhiệm vụ của bài học: tiến hành thực hành.
Hoạt động 1: Kiểm tra tình hình chuẩn bị của học sinh
- Kiểm tra đồ dùng, hoá chất
Hoạt động 2:
. Hướng dẫn một số qui tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phương pháp: PP nêu giải quyết vấn đề ,Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: - Nêu mục tiêu của bài thí nghiệm và các hoạt động trong một bài thực hành để học sinh hình dung ra những việc mà cácc em phải làm
HSV: Giới thiệu và nêumột số quy tấcn toàn trong phòng thí nghiệm
G: Treo tranh cách sử dụng một số dụng cụ đơn giản trong thí nghiệm. (SGK/12)
?
Em hãy rút ra những điểm cần lưư ý khi sử dụng hoá chất
GV: Giới thiệu tranh về một số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng
. Một số qui tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm
a. Một só dụng cụ đơn giản và cách sử dụng.
b. Một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Không trực tiếp cầm hoá chất.
- Không tự ý đổ hoá chất này sang hoá chất khác.
- Không dùng hoá chất mất nhãn.
- Không nếm, ngửi trực tiếp hoá chất.
- Không đổ hoá chất thừa trở lại bình.
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Muốn xác định được nhiệt độ nóng chảy của một chất ta phải làm gì?
Chỉ yêu cầu HS nghiên cứu lí thuyết không làm TN
GV: y/c một học sinh đọc thí nghiệm 1/SGK/12
GV: Hướng dẫn HS phân tích sau đó rút ra kêt luận qua thí nghiệm
GV ? Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa?
? Qua thí nghiệm, rút ra nhận xét chung về sự nóng chảy của các chất.
HS: Parafin nóng chảy ở 420C,lưu huỳnh nóng chảy trên 1000C.
GV: Muối ăn và cát có tính chất nào khác nhau
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn hs cách tiến hành thí nghiệm.
- Cho -5 g hỗn hợp muối cát vào cốc vào 5 ml nước sạch
- Khuấy đều cho muối tan hết, gấp giấy lọc vào phễu/ ống nghiệm rồi rót từ từ hỗn hợp vào phễu. Quan sát.
- Đun phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn cho nước bốc hơi hết. Quan sát -> giải thích.
* Lưu ý - Hướng dẫn hs kẹp ống nghiệm: Kẹp 1/3 phía trên ống.
- Trước khi đun phải hơ đều ống nghiệm cho giãn nở đều.
GV: Yêu cầu học sinh so sánh chất rắn thu được với hỗn hợp ban đầu
I . Tiến hành thí nghiệm.
1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất lưu huỳnh và parafin
a. Cách tiến hành: SGK/12
b. Hiện tượng.
- Parafin nóng chảy ở 420C.
- Nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy, lưu huỳnh nóng chảy trên 1000C
c. Giải thích.
- Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
2. Thí nghiệm 2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
a. Tiến hành: SGK/1 .
b. Hiện tượng.
- Thu được dung dịch trong suốt
- Cát được giữ lại trên mặt giấy lọc.
- Khi đun, nước bốc hơi còn lại muối trong ống nghiệm
c. Giải thích
- Muối tan trong nước, cát không tan.
- Khi đun nóng nước bốc hơi hết chỉ còn lại muối ăn sạch trong ống nghiệm.
Hoạt động 4: II Tường trình.
GV: Hướng dẫn hs tường trình theo mẫu
STT
Mục đích
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát
Giải thích, Kết quả thí nghiệm, PTHH
3. Hoạt động luyện tập
- Thu bài tường trình.
- Yêu cầu HS rửa, thu rọn dụng cụ.
4. Hoạt động vận dụng
- Đọc kĩ bài nguyên tử.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Xem trước nội dung bài nguyên tử, xem lại phần sơ lược về NT ở vật lý lớp 7 và trả lời các câu hỏi sau: Nguyên tử là gì? Cấu tạo nguyên tử ntn? Điện tích các hạt cấu tạo nên nguyên tử?
Kiểm tra ngày tháng năm 2018
TTCM
Tuần 3
Ngày soạn:29/8/2018
Ngày dạy:.................
Tiết 5- Bài 4
NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
1- Biết nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ , trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và có vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.
Electron kí hiệu là e có điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-)
2- Biết hạt nhân tạo bởi hạt prôtôn và nơtron. Kí hiệu của Proton là p có điện tích ghi bằng dấu ( + ) . Kí hiệu của notron là n không mang điện. Những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số prôton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
3- Biết được trong nguyên tử số electron bằng số proton. . Nhờ các ( e ) mà nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện tính quan sát và tư duy cho HS.
3. Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.
*Kiến thức trọng tâm : khái niệm nguyên tử.
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo ,sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán
Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phương tiện : Chuẩn bị sẵn sơ đồ minh hoạ cấu tạo 3 NT: hidro, oxi, natri.
2. Học sinh : Xem lại phần NT ở lớp 7 (Vật lý).
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: dạy học nhóm, PP nêu giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động Khởi động
- GV ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Đặt vấn đề:Qua các thí dụ về chất thì có chất mới có vật thể vậy chất được tạo ra từ đâu? Để tìm hiểu vấn đề này hôm nay chúng ta học bài nguyên tử.
Hoạt động 1: I. Nguyên tử là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phương pháp: PP nêu giải quyết vấn đề ,Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Thuyết trình: Các chất đều được cấu tạo nên bởi các hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện -> gọi là Nguyên tử.
? Nguyên tử là gì?
HS: Trả lời
GV: Treo bảng phụ có vẽ sơ đồ nghuyên tử H, O.
GV : Thuyết trình: Có hàng chục triệu chất khác nhau nhưng chỉ có 100 loại nguyên tử.
- Giới thiệu: Cấu tạo nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương
+ Vỏ mang 1 hay nhiều electron
mang điện tích ( - )
GV - Thông báo đặc điểm của electron và kí hiệu
GV: Chúng ta sẽ xét xem hạt nhân và lớp vỏ được cấu tạo như thế nào?
1. Nguyên tử là gì?
* Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện.
* Nguyên tử gồm:
- Hạt nhân mang điện tích dương ( + )
- Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm ( - )
* Đặc điểm của electron
- Kí hiệu : e
- Điện tích ( - )
- Khối lượng vô cùng bé. ( 9,1095 . 10-28g )
Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phương pháp: PP nêu giải quyết vấn đề ,Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Giới thiệu hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt proton và nôtron.
GV: Thông báo về đặc điểm từng loại hạt.
? So sánh khối lượng p, và n với khối lượng e
- Y/c nghiên cứu mục2/SGk/14 Tìm hiểu:
? Nguyên tử cùng loại
GV: Giới thiệu khái niệm.
G:Vì nguyên tử trung hoà về điện nên:
? Nhận xét gì về số p, e trong nguyên tử
HS: Trả lời
GV: Em hãy so sánh khối lượng của p với e
GV: Thông báo: Vì khối lượng của e rất nhỏ vì vậy mà khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
2. Hạt nhân nguyên tử.
Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi hạt proton và notron
Proton
- Kí hiệu : p
- Điện tích ( + ).
- Khối lượng 1,6726. 10-24g
Nơtron
- Kí hiệu : n
- Không mang điện tích.
- Khối lượng 1,6726. 10-24g
* Các nguyên tử cùng loại là các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
- Vì nguyên tử luôn trung hoà về điện nên:
số p = số e
- p và n có cùng khối lượng, e có khối lượng rất bé nên
mnguyên tử » m hạt nhân
Hoạt động 3: Lớp electron
GV: Giới thiệu cho HS đọc thêm và tham khảo
3. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phương pháp: PP nêu giải quyết vấn đề ,Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Cho hs điền ô trống theo mẫu SGK/ 15 với nguyên tử H, Mg, N, Ca
HS: làm bài tập theo nhóm
( Gợi ý cho hs biết cách xác định số p trong hạt nhân dựa vào điện tích hạt nhân )
GV: Hướng dẫn hs làm
bài tập 2
HS: Lên bảng làm bài
GV; Hướng dẫn cách tìm tên các nguyên tử
? Xác định số lớp e, số e mỗi lớp của nhôm
- Nhờ các e mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
Nguyên tử
số p trong hạt nhân
số e trong hạt nhân
số lớp e
số e lớp ngoà cùng
Hiđro
1
1
1
1
Magiê
12
12
3
2
Nitơ
7
7
2
5
Canxi
20
20
4
2
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
số lớp e
số e lớp ngoài cùng
Nhôm
13
13
3
3
Cacbon
6
6
2
4
Silic
14
14
3
4
Heli
2
2
1
2
? Nguyên tử là gì
? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào
? Nói tên, kí hiệu, điện tích hạt nhân của mỗi loại hạt đó
4. Hoạt động vận dụng
? Nguyên tử cùng loại là gì
? Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Một hs đọc bài đọc thêm/SGK/16
Bài tập về nhà 1 -> 3/SGK/15 4. 1 -> 4. 4/SBT/4,5
------------------------------o0o------------------------------
Tuần 3
Ngày soạn:29/8/2018
Ngày dạy:.................
Tiết 6- Bài 5
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
1- HS nắm được: “ nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân”
- Biết ký hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố.
- Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu một số nguyên tố đã cho biết trong bài 4, bài 5, kể cả ở phần bài tập.
2- Biết khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều. HS được biết đến một số nguyên tố có nhiều nhất trong trong vỏ trái đất.
- Rèn luyện về cách viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học.
2. Kĩ năng:
+ Rèn luyện kỉ năng viết kí hiệu hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề.
3. Thái độ:: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
*Kiến thức trọng tâm : kí hiệu hóa học
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo ,sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán
Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phương tiện: Tranh vẽ về tỉ lệ thành phần khối lượng của các nguyên tố trong vỏ trái đất.
Bảng một số nguyên tố hoá học / SGK /42
2. Học sinh : Xem lại phần NTử ở tiết trước.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: dạy học nhóm, PP nêu giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động Khởi động
- GV ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số.
HS1: ? Nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào:? Nói tên, kí hiệu, điện tích hạt nhân của mỗi loại hạt đó
HS2: Nguyên tử cùng loại là gì? Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau? Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Đặt vấn đề:Trên nhãn hợp sữa có ghi thành phần canxi cao, thực ra phải nói trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi. Bài này giúp các em có một số hiểu biết về nguyên tố hoá học.
Hoạt động 1: Nguyên tố hoá học là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phương pháp: PP nêu giải quyết vấn đề ,Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Khi nói đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn người ta nói nguyên tố hoá học thay cho cụm từ loại nguyên tử.
Vậy ? Nguyên tố hoá học là gì
Hs:Trả lời. Đọc định nghĩa SGK/17
GV: Thông báo: Nguyên tử cùng một nguyên tố hoá học thì có tính chất hoá học như nhau.
- Yêu cầu làm bài tập 1
a. Hãy điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau
b. Trong 5 nguyên tử trong bảng những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học? Vì sao
c. Tra bảng SGK/42 để biết tên các nguyên tố
I. Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Số proton là đặc trưng của một nguyên tố hoá học
Bài tập 1
Số p
Số n
Số e
Nguyên tử 1
19
20
19
Nguyên tử 2
20
20
20
Nguyên tử 3
19
21
19
Nguyên tử 4
17
18
17
Nguyên tử 5
17
20
17
Nguyên tử 1, 3 thuộc cùng nguyên tố hoá học vì có cùng số p = 19
Nguyên tử 4, 5 thuộc cùng nguyên tố hoá học vì cùng có số p = 17
Hoạt động 2: Ký hiệu hoá học.
Phương pháp: PP nêu giải quyết vấn đề ,Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Giới thiệu: Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một hay 2 chữ cái in hoa gọi là kí hiệu hoá học.
GV: Giới thiệu một số kí hiệu nguyên tố trong bảng1/SGK/46
- Yêu cầu hs viết một số kí hiệu hoá học của nguyên tố hoá học thường gặp: oxi, sắt, bạc, kẽm, natri, bari, magiê. . .
HS: Viết kí hiệu hoá học
GV: Lưu ý nguyên tắc viết kí hiệu hoá học
+ Chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa
+ Chữ thứ 2 ( Nếu có ) viết bằng chữ thường và nhỏ hơn chữ cái đầu.
GV: Giới thiệu : Mỗi kí hiệu của mỗi nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
GV: Thông báo: KHHH được thống nhất trên toàn thế giới
2. Ký hiệu hoá học
- Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu hoá học ( KHHH )
VD: Kí hiệu hoá học của nguyên tố nhôm: Al
Kí hiệu hoá học của nguyên tố canxi: Ca
- Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó
VD: 2 Na: chỉ 2 nguyên tử nguyên tố natri
H: chỉ 1 nguyên tử nguyên tố hiđro
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc thêm phần Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
GV: Yêu càu HS đọc thêm phần này và
- Lượng nguyên tố tự nhiên phân bố không đồng đều
- Có trên 110 nguyên tố hoá học trong đố có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo.
- Treo tranh tỉ lệ về thành phần khối lượng nguyên tố trong vỏ trái đất
? Kể tên 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất
- Oxi: 49, 4%
+ Silic: 25, 8 %
+ nhôm: 7, 5 %
+ Sắt: 4, 7%
GV: H chiếm 1% trong vỏ trái đất nhưng số nguyên tử chỉ đứng sau oxi
- Trong 4 nguyên tố thiết yếu nhất cho sinh vật là C, H, O, N thì C, N là 2 nguyên tố khá ít trong vỏ trái đất ( C; 0,08%; N: 0,03% )
4. Hoạt động luyện tập
Bài tập 1: Trong những câu sau, câu nào đúng, câu nào sai
a. Tất cả những nguyên tố có cùng số n bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học
b. Tất cả những nguyên tố có cùng số p bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học( Những nguyên tử cùng loại)
c. Trong hạt nhân nguyên tử: Số p luôn bằng số n
d. Trong hạt nhân nguyên tử: Số p luôn bằng số e vì nguyên tử luôn trung hoà về điện
Bài tập 2: Thảo luận nhóm:
Điền tên, kí hiệu hoá học và các số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Tên nguyên tố
Kí hiệu hoá học
Tổng số hạt trong nguyên tử
Số p
Số e
Số n
Natri
Na
34
11
11
12
Phôtpho
P
46
15
15
16
Cacbon
C
18
6
6
6
Lưu huỳnh
S
48
16
16
16
4. Hoạt động vận dụng
- Làm bài tập 1, 2, 3,8/SGk/20.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Học thuộc bảng 1/SGK/42
- Chuẩn bị bài mới.
Kiểm tra ngày tháng năm 2018
TTCM
Tuần 4
Ngày soạn:5/9/2018
Ngày dạy:.................
Tiết 7- Bài 5
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cácbon
- Biết mỗi nguyên tử Cácbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon.
- Biết mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.
- Biết cách sử dụng bảng 1/SGK/42 để:
+ Tìm kí hiệu và nguyên tố khối khi biết tên nguyên tố.
+ Biết nguyên tử khối hoặc số p thì xác định được tên nguyên tố và kí hiệu nguyên tố.
2. Kỹ năng:
+ Biết dựa vào bảng 1 trang 42 để tìm ký hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố.
+ Xác định được tên và ký hiệu của nguyên tố khi biết nguyên tử khối.
+ Rèn luyện kỹ năng tính toán.
Rèn kĩ năng viết kí hiệu hoá học, làm bài tập xác định tên nguyên tố.
3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo ,sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán
Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phương tiện: Chuẩn bị tranh vẽ bảng 1 SGK (T42)
2. Học sinh: Xem lại phần nguyên t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2 mau moi_12514684.doc