Chương 1 : CHẤT NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ
Bài 2 : CHẤT ( Tiết 1)
I.Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được vật thể, vật liệu và chất.
- Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Hiểu Các vật thể tự nhiên được hình thành từ chất, còn vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu ( Do một chất hoặc một số chất tạo thành).
* Tích hợp : Cần biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống.
2/ Kỹ năng:
- Học sinh biết cách (quan sát làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất.
- Hiểu rằng nắm tính chất của chất là quan trọng cho việc sữ dụng chất, nắm một số nguyên tắc an toàn cơ bản trong khi tiếp xúc với hoá chất.
3/ Thái độ:
- Có ý thức trong việc sữ dụng chất .
4/ Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:01 Ngày soạn:19/8/2018
Tiết:01 Ngày dạy: 22/8/2018
Bài 1: MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
I.Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Học sinh biết được hoá học là một khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất và những ứng dụng của chúng trong đời sống.
* Tích hợp: Vai trò của hóa học trong việc tìm ra các chất cải tạo tầng ozôn, cải tạo môi trường,
2/ Kỹ năng:
- Học sinh biết được phải làm gì để học tốt môn hoá học.
- Biết quan sát, làm thí nghiệm, rèn khả năng tư duy và óc sáng tạo.
3/ Thái độ:
- Học sinh thấy được hoá học là một khoa học lý thú và bổ ích.
- Có ý thức về tầm quan trọng của hóc học và cần thiết phải có những kiến thức về chất và sữ dụng chất trong đời sống hàng ngày.
- Bước đầu có hứng thú học tập tích cực đối với bộ môn.
4/ Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1/ Giáo viên :
- Chuẩn bị các mẫu hoá chất, dụng cụ thí nghiệm theo SGK.
2/ Học sinh: Tìm hiểu trước bài theo SGK.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Hoạt động khởi động
Hoá học là môn học mới mà các em sẽ được học trong chương trình lớp 8, Vậy hoá học là gì, nó có vai trò như thế nào trong thực tế cuộc sống , để học tốt hoá học ta phải làm gì, có phương pháp học như thế nào? !Chúng ta sẽ rõ những vấn đề trên khi tìm hiểu xong bài mở đầu .
b/ Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS kiểm tra các dụng cụ, hoá chất trong khai nhựa, GV hướng dẩn HS cách thức tổ chức tiến hành thí nghiệm và làm mẫu.
- Sau khi HS thực hiện xong thí nghiệm 1 GV hỏi :
+ Em có nhận xét gì về hiện tượng xãy ra trong TN ?
- GV nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm cho TN 2
- Khi HS thực hiện xong TN 2 GV tiếp tục đặt câu hỏi về TN 2 cho HS nhận xét:
GV đặt câu hỏi :
Vậy hoá học là gì ?
GV nhận xét và gợi ý đến những ứng dụng của chất trong thực tiển.
Chuyển ý: GV đặt câu hỏi chuyển ý
Hãy cho thầy biết HH có quan trọng trong thực tế cuộc sống không ?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc SGK , thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi SGK.
- GV nhận xét, bổ sung và tóm tắt kiến thức
Chuyển ý : Ta có cần học tốt hoá học không và học như thế nào , các em sẽ biết trong phần 3.
Hoạt động 3:
- GV đề nghị học sinh đọc SGK, kết hợp với những kiến thức cá nhân trả lời câu hỏi:
Cần làm gì để học tốt môn hoá học ?
- GV gợi ý và giúp HS trả lời.
Chúng ta phải có phương pháp học như thế nào đê tiếp thu thông tin tốt ?
- Qua câu trả lời của HS giáo viên nhận xét, gợi ý và bổ sung , giúp HS thấy được PP học có hiệu quả.
* Tích hợp: Vai trò của hóa học trong việc tìm ra các chất cải tạo tầng ozôn, cải tạo môi trường,
HS kiểm tra các dụng cụ, hoá chất theo yêu cầu của GV.
HS theo dỏi GV hướng dẩn cách thức tổ chức tiến hành thí nghiệm.
+ Từ dd đồng sunfát có màu xanh và dd axít Clohidríc không màu, khi tác dụng với nhau tạo thành 1 chất kết tủa màu xanh xậm
+ HS tiếp tục thực hiện TN 2
+ HS nhận xét
+ Hoá học là một khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất
+ HS mở rộng thêm vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV
Hoá học rất quan trọng trong cuộc sống.
- HS đọc SGK , thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi SGK theo sự hướng dẫn của GV
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc SGK , suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV
+ Thu thập thông tin.
+ Xử lý thông tin.
+ Vận dụng và khắc sâu kiến thức.
+ Có lòng say mê học tập
- HS đọc SGK suy nghĩ và trả lời
I. Hoá học là gì ?
Hoá học là một khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng trong thực tế.
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ?
- Hoá học có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta
III. Các em cần làm gì để học tốt môn hoá học ?
Để học tốt môn hoá học cần thực hiện tốt những hoạt động sau
+ Thu thập, tìm kiếm kiến thức thông qua thực hiện các thí nghiệm, quan sát.
+ Xử lý thông tin bằng hình thức nhận xét, rút ra kết luận về những hiện tượng quan sát được.
+ Từ những kiến thức được học, đi vận dụng vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên để hiểu và khắc sâu kiến thức.
+ Có hứng thú và lòng say mê học tập môn hoá học.
c/ Hoạt động luyện tập
HS trả lời các câu hỏi của giáo viên trong phần hình thành kiến thức
d/ Hoạt động vận dụng
Học sinh đưa ra phương pháp học tập môn hóa học của riêng mình
e/ Hoạt động tìm tòi mở rộng
Tìm hiểu thêm về vai trò của hóa học trong đời sống hiện nay
IV. Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1/ Củng cố:
- Yêu cầu học sinh trình bày lại những vấn đề trong tiết học
- Nêu một số ứng dụng cơ bản của hoá học trong cuộc sống.
2/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Nhận xét tiết học của học sinh.
- Học bài , xem trước và tập trả lời các câu hỏi bài sau.
Tuần:01 Ngày soạn: 20/8/2018
Tiết:02 Ngày dạy: 23/8/2018
Chương 1 : CHẤT NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ
Bài 2 : CHẤT ( Tiết 1)
I.Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được vật thể, vật liệu và chất.
- Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Hiểu Các vật thể tự nhiên được hình thành từ chất, còn vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu ( Do một chất hoặc một số chất tạo thành).
* Tích hợp : Cần biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống.
2/ Kỹ năng:
- Học sinh biết cách (quan sát làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất.
- Hiểu rằng nắm tính chất của chất là quan trọng cho việc sữ dụng chất, nắm một số nguyên tắc an toàn cơ bản trong khi tiếp xúc với hoá chất..
3/ Thái độ:
- Có ý thức trong việc sữ dụng chất .
4/ Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1/ Giáo viên : Chuẩn bị các hoá chất (S, P(đỏ), Al, Cu, NaCl ), dụng cụ thí nghiệm theo SGK
2/ Học sinh: Tìm hiểu trước bài theo SGK
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hoá học là gì ?, Có vai trò như thế nào trong cuộc sống ?
Câu 2: Để học tốt hoá học ta phải làm gì ?
3/ Bài mới:
a/Hoạt động khởi động
Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ dùng cũng như các vật khác ,vậy các em có biết chúng do đâu mà có, ta sữ dụng chúng như thế nào, chúng do cái gì tạo nên, chúng có những tính chất gì . . . .Qua tiết học hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu và trả lời cho những câu hỏi trên. Chúng ta vào bài 1 của Chương I.
b/Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS kể tên những vật dụng xung quanh ta.
- GV nhận xét và bổ sung.
GV hỏi:
+ Xét về nguồn gốc của chúng ta có thể phân chúng thành những loại nào ?
- GV thông báo về thành phần của một số vật tự nhiên và vật nhân tạo. Từ đó gợi ý cho HS về khái niệm vật liệu.
Vậy hoá học là gì ?
- GV giảng và vẽ sơ đồ (SGV) Vậy chất có ở đâu ?
GV nhận xét bổ sung và gới thiệu một số tên chất cấu tạo nên vật thể.
Chuyển ý: GV đặt câu hỏi chuyển ý
Vậy có phải chất nào cũng có tính chất như nhau không ?, nếu không thì sao ?
Hoạt động 2:
- GV phân tích các tính chất của chất ( Gới thiệu tính chất vật lý và tính chất hoá học) & Tiến hành thí nghiệm biểu diễn.
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
Vậy tính chất của các chất khác nhau thì có giống nhau không ?, giải thích ?
* GV dùng biện pháp đàm thoại giúp HS hiểu Ý nghĩa của việc biết tính chất của chất.
* Tích hợp : Cần biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống.
HS phát biểu theo yêu cầu của GV .
- HS trả lời.
+ Vật tự nhiên và vật nhân tạo.
HS nghe giảng và tìm hiểu vấn đề theo sự gợi ý của GV.
- Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
HS trả lời theo suy nghĩ.
- HS nghe giảng và quan sát thí nghiệm.
- HS nhận xét về màu sắc của S, Cu, Al. . . , nhận xét tính chất của S và Parafin
- HS rút ra tính đặc trưng của tính chất của chất.
HS tìm hiểu ý nghĩa của việc biết tính chất của chất qua sự hướng dẫn , gợi mở của giáo viên.
I. Chất có ở đâu ?
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
+ Chất có 2 loại là chất tự nhiên và chất nhân tạo.
Vật liệu là giai đoạn trung gian giữa chất và vật thể nhân tạo.
II. Tính chất của chất
- Mỗi chất có những tính chất đặc trưng, nhất định và không đổi.
- Có 2 loại tính chất là tính chất vật lý và tính chất hoá học.
* Ý nghĩa của việc biết tính chất của chất
- Giúp phân biệt được chất này với chất khác (nhận biết được chất).
- Biết cách sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp vào đời sống và sản xuất.
c/ Hoạt động luyện tập
HS trả lời các câu hỏi của giáo viên trong phần hình thành kiến thức
d/ Hoạt động vận dụng
Vận dụng sự hiểu biết của mình về tính chất của chất để phân biệt chất này với chất khác
Làm câu 1, 2, 3 SGK/11
e/ Hoạt động tìm tòi mở rộng
Tìm hiểu thêm về lợi ích của việc biết tính chất của chất trên mạng internet.
IV. Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1/ Củng cố:
- Yêu cầu học sinh trình bày lại những vấn đề trong tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Nhận xét tiết học của học sinh.
- Học bài và xem trước phần III.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Mo dau mon Hoa hoc_12424979.doc