Hoạt động 2: Chất có ở đâu?
GV: Tổ chức tình huống: Hàng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, quả chuối, máy bơm, bút, sách và cả bầu khí quyển. Những vật thể này có phải là chất không? Chất là gì? Chất và vật thể có gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
GV: Yêu cầu:
Em hãy kể tên một số vật thế xung quanh ta?
HS: Kể tên
GV: Thông báo
Các vật thể xung quanh ta được chia làm 2 loại chính là: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
GV: Yêu cầu
Các em hãy phân loại các vật thể trên và cho biết vật thể trên gồ những chất nào hay được tạo nên từ vật liệu nào?
HS: Phân loại
GV: ghi lên bảng theo sơ đồ
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 Bài 2: Chất (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 Ngày soạn:
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
Bài 2: CHẤT (tiết 1)
Mục tiêu tiết học
Kiến thức
HS phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất.
Biết được ở đâu có vật thể ở đó có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên mọi vật thể.
Kĩ năng
Biết đươc các cách:(quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất.
Biết được ứng dụng của mỗi chất tùy theo tính chất của chất.
Biết dựa vào tính chất để nhận biết.
Thái độ
Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống.
Chuẩn bị
Hóa cụ: đế sứ, cốc thủy tinh, diêm.
Hóa chất: cồn, nước.
Tiến trình tiết học
Ổn định lớp
Tiến trình tiết học
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Kiểm tra 1 HS
Em hãy cho biết: Hóa học là gì? Vai trò của hóa học trong cuộc sống của chúng ta? Phương pháp để học tốt môn hóa học?
HS: Trả lời
I.Chất có ở đâu?
Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
Hoạt động 2: Chất có ở đâu?
GV: Tổ chức tình huống: Hàng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, quả chuối, máy bơm, bút, sáchvà cả bầu khí quyển. Những vật thể này có phải là chất không? Chất là gì? Chất và vật thể có gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
GV: Yêu cầu:
Em hãy kể tên một số vật thế xung quanh ta?
HS: Kể tên
GV: Thông báo
Các vật thể xung quanh ta được chia làm 2 loại chính là: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
GV: Yêu cầu
Các em hãy phân loại các vật thể trên và cho biết vật thể trên gồ những chất nào hay được tạo nên từ vật liệu nào?
HS: Phân loại
GV: ghi lên bảng theo sơ đồ
Vật thể nhân tạo
Vật thể tự nhiên
Vật thể
GV: Đặt câu hỏi
Qua các ví dụ trên các em thấy: chất có ở đâu?
HS: Trả lời
Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
II.Tính chất của chất
Mỗi chất có những tính chất nhất định
Tính chất vật lí gồm: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, dẫn nhiệt, dẫn điện Phương pháp tìm hiểu: quan sát, dùng dụng cụ đo hoặc lam thí nghiệm
Tính chất hóa học: sự biến đổi chất này thành chất khác. Phương pháp tìm hiểu: làm thí nghiệm.
Hoạt động 3: Tính chất của chất
GV: Thuyết trình
Hiện nay người ta đã biết được khoảng 3 triệu chất khác nhau nhưng vân còn đang hiện và điều chế thêm. Muốn tìm ra chất mới phải nghiên cứu về tính chất của các chất, dựa vào tính chất của các chất để phân biệt chất này với chất khác. Vậy làm thế nào để phân biệt được tính chất của chất?
Mỗi chất có những tính chất nhất định
GV: Thuyết trình
Khi tìm hiểu về tính chất của chất, ta sẽ tìm hiểu hai tính chất của chất là tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Tính chất vật lý gồm: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy
Tính chất hóa học: khả năng biến đổi chất này thành chất khác.
GV: Đặt câu hỏi:
Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất?
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm để biết được tính chất của một số chất như sau:
Trên khay thí nghiệm của mỗi chất đều có một cục sắt và một cốc đựng muối ăn
Với các dụng cụ có sẵn trong khay, các nhóm hãy thảo luận và tự làm thí nghiệm để biết được một số tính chất của sắt và muối ăn.
GV: Hướng dẫn học sinh các nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng nhóm như sau:
Chất
Cách thức tiến hành thí nghiệm
Tính chất của chất
Sắt
Muối ăn
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi lại kết quả vào bảng nhóm.
GV: Cùng HS tổng kết lại sau khi học sinh tiến hành xong.
GV: Đặt câu hỏi:
Em hãy tóm tắt lại cách để xác định được tính chất của chất
HS: Trả lời
Quan sát
Dùng dụng cụ đo
Làm thí nghiệm
GV: Thuyết trình
Để biết được tính chất vật lý chúng ta có thể quan sát hoặc dùng dụng cụ đo hoặc làm thí nghiệm. Còn các tính chất hóa học thì phải làm thí nghiệm mới biết được.
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
Giúp chúng ta phâ biệt được chất này với chất khác (nhận biết được chất)
Biết cách sử dụng chất
Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
Hoạt động 4: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
GV: Đặt vấn đề
Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất?
Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng
Trong khay đựng hóa chất của các em có 2 lọ trong suốt: 1 lọ đựng nước còn 1 lọ đựng cồn. Các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt được 2 chất lỏng trên.
GV: Gợi ý để học sinh có thể tìm ra tính chất khác biệt giữa cồn và nước.
GV: Yêu cầu HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm
HS: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để nhận biết được 2 chất lỏng trong hai lọ trên
GV: Quay trở về vấn đề được đặt ra: Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất?
HS: Trả lời
Giúp chúng ta phâ biệt được chất này với chất khác (nhận biết được chất)
Biết cách sử dụng chất
Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
GV: Đưa ra những tình huống về tách hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết về tính chất của chất.
Hoạt động 5: Dặn dò
GV: Yêu cầu học sinh về nhà là các bài tập trong SKG và SBT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 2 Chat_12429294.doc