Giáo án Hóa học 8 - Bài 28 đến 31

A. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái mà em cho là đúng (3 đ)

1.Cho các chất sau:

a. Fe3O4 b. KClO3 c. KMnO4 d. CaCO3 e. Không khí g. H2O

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. b, c. B. b, c, e, g. C. a,b,c,e. D. b, c, e.

2.Người ta thu được khí oxi bằng cách đẩy nước là dựa vào tính chất :

A. khí oxi tan trong nước. C. khí oxi khó hóa lỏng.

B. khí oxi ít tan trong nước. D. khí oxi nhẹ hơn nước.

3. Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.

B. Sự oxi hóa mà không phát sáng.

C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng.

D. Sự tự bốc cháy.

4. Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào là oxit axit:

A. CO , CO2 , MnO2 , Al2O3 , P2O5 .

B. SiO2 , P2O5 , N2O5 , CaO.

C. CO2 , SiO2 , NO2, MnO2 , CaO.

D. CO2 , SiO2 , NO2 , N2O5 , P2O5 .

5. Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?

 A. CO2 B. CO C. SiO2 D. Cl2O

 

doc17 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 28 đến 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn : Tiết: 45 Ngày dạy : Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: -Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác. -Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng. -Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: -Kĩ năng quan sát, giải thích, vận dụng vào thực tế. -Hoạt động nhóm. 3.Thái độ: HS hiểu và có ý thức giữ gìn bầu không khí ô nhiễm và phòng chống cháy. II.CHUẨN BỊ: -Xem trước phần II SGK/ 97 -Ôn lại các bài từ bài 24 – bài 28 III. Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp 2.Kiểm tra bài củ Trong không khí, khí oxi chiếm bao hiêu về thể tích?, muốn bảo vệ không khí trong lành, không bị ô nhiễn phải bảo vệ như thế nào?. 3.Vào bài mới Không khí có rất nhiều trong không khí . Vậy bằng cách nào người ta xác định được thành phần của không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy? Tại sao gió càng lớn thì đám cháy càng lớn? Làm thế nào để dập tắt được sự cháy? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm. -Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), ta thấy có hiện tượng gì? -Những hiện tượng như vậy, người ta gọi đó là sự cháy. Vậy sự cháy là gì -Theo em khi ga, củi, cháy gọi là gì? -Sự cháy trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau? -Tại sao các chất cháy trong oxi lại tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí? - Các đồ vật bằng gang, sắt, dùng lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì? -Đồ vật bằng gang, sắt, khi dùng lâu bị gỉ là do các đồ vật này đã hóa hợp từ từ với oxi trong không khí à gọi là sự oxi hóa chậm. Sự oxi hóa chậm tuy không phát sáng nhưng có tỏa nhiệt. - Theo em quá trình hô hấp của con người có gọi là sự oxi hóa chậm không? Vì sao? - Sự oxi hóa chậm khi có điều kiện nhất định sẽ chuyển thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy. à Vì vậy trong nhà máy, người ta thường cấm không được chất giẻ lau có dính dầu mỡ thành đống để đề phòng sự tự bóc cháy. -Hãy so sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm ? -Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), ta thấy có hiện tượng: +Toả nhiệt. +Phát sáng. -Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng. - Khi ga, củi, cháy gọi là sự cháy. -Sự cháy trong không khí và trong oxi đều là sự oxi hóa. Nhưng sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn. - Các chất cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí vì trong không khí có lẫn 1 số chất khí khác đặc biệt là khí N2 nên tốn nhiệt độ để đốt cháy các khí này. - Các đồ vật bằng gang, sắt, dùng lâu ngày trong không khí thường bị gỉ. -HS nghe và ghi nhớ: sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng. - Quá trình hô hấp của con người gọi là sự oxi hóa chậm vì oxi qua đường hô hấp à máu à chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sự cháy sự oxi hóa chậm Giống -là sự oxi hóa và có toả nhiệt Khác -phát sáng -không phát sáng -xảy ra nhanh -xảy ra chậm II. Sự cháy và sự oxi hóa. 1. Sự cháy: là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng. Ví dụ: Đốt than 2. Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Ví dụ :Thanh sắt để ngoài nắng. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy -S, P, Fe muốn cháy được cần phải có điều kiện nào? à Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì? - Theo em muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì? - Ta phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách nào? -Em hãy tìm 1 số biện pháp để cách li chất cháy với oxi? - Theo em muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải làm gì? Vì sao? - Theo em khi muốn dập tắt sự cháy ta có cần phải áp dụng đồng thời cả 2 biện pháp đó không ? -S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi. - Muốn dập tắt sự cháy ta phải: + Hạ thấp nhiệt độ cháy. + Cách li chất cháy với khí O2. - Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước. - Để cách li chất cháy với oxi ta có thể: + Dùng bao dày đã tẩm nước. + Dùng cát, đất. + Phun khí CO2. - Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn. -Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy. III.Điều kiện để có sự cháy và dập tắt sự cháy 1. Các điều kiện phát sinh sự cháy: -Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. -Phải có đủ oxi cho sự cháy. 2. Các biện pháp để dập tắt sự cháy: -Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. -Cách li chất cháy với oxi. 4.CỦNG CỐ. GV đặc câu hỏi để cũng cố bài học cho HS: ? Sự cháy là gì? Sự oxi hóa chậm là gì? So sánh 2 hiện tượng này?. ? Khi một người nào đó đang bị cháy theo em thì phải cứu người đó như thế nào. 5.DẶN DÒ -Học bài. -Làm bài tập: 3,4,5,6 SGK/ 99 -Xem trước nội dung bài luyện tập 5. IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ngày soạn: Tiết: 46 Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4 ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ – THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI I. MỤC TIÊU -HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý như: ít tan trong nước, nặng hơn không khí; và tính chất hóa học của oxi đặc biệt là tính oxi hóa mạnh. -Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm, biết cách nhận biết được khí oxi và bước đầu biết tiến hành 1 vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hóa chất Dụng cụ -Thuốc tím (KMnO4) -Ống nghiệm và giá ống nghiệm . -KClO3 -Muôi sắt, đèn cồn, que đóm, quẹt diêm. -MnO2 -Nút cao su, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh. -S, bột than -Bình thuỷ tinh (2), bông gòn. 2. Học sinh: -Ôn lại bài: tính chất hóa học của oxi. -Kẻ bản tường trình vào vở: STT Tên thí nghiệm Hóa chất Hiện tượng PTPƯ - Giải thích 01 02 03 III. Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp 2.Kiểm tra bài củ GV cho hs tìm hiểu nội dung làm bài thực hành. 3.Vào bài mới Qua bài học ở bài oxi. Các em đã biết tính chất của oxi. Để điềuchế khí ôxi như thế nào? Và tính chất hoá học ra sao? Tiết học này các em sẽ tìm hiểu qua bài thực hành. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động : Tiến hành thí nghiệm -HD HS lắp ráp dụng cụ và thu khí oxi. -Lưu ý HS: +Khi điều chế oxi, miệng ống nghiệm phải hơi thấp xuống dưới. +Ống dẫn khí đặt gần đáy ống nghiệm thu khí oxi. +Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm trước khi đun tập trung vào 1 chỗ. +Khi thu oxi bằng cách đẩy nước, cần rút ống dẫn khí ra khỏi chậu nước trước khi tắt đèn cồn. -Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí, theo em làm cách nào để biết không khí trong ống nghiệm đã đầy? -Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2: +Dùng muôi sắt lấy 1 ít S bột. +Đốt muôi sắt chứa S trong không khí và nhanh chóng đưa muôi sắt vào trong lọ chứa khí oxi. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích? *Bài tập : Lấy 1 ít hỗn hợp gồm KClO3 và bột than cho vào ống nghiệm dày à đún nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Các em hãy quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Gợi ý: Vì CO2 sinh ra cuốn theo các hạt bột than nóng đỏ và muối KCl sinh ra bị cháy với ngọn lửa màu tím à bị đẩy ra khỏi miệng ống nghiệm nên phát sáng rất đẹp. 1. Thí nghiệm 1: điều chế và thu khí oxi. -Nghe, ghi nhớ cách điều chế và thu khí oxi à Tiến hành thí nghiệm 1. 2.Thí nghiệm 2: đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi. -Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, chú ý lấy lượng S vừa phải. -Theo dõi thí nghiệm biểu diễn của GV, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. Phương trình phản ứng: 2KClO3 à 2KCl + O2 C + O2 à CO2 4.CỦNG CỐ: -GV cho học sinh viết bảng thu kế hoạch của bài thực hành vừa xong theo mẫu. 5.Hướng sẫn về nhà: -Ôn lại các khái niệm cơ bản và bài tập trong chương 4. IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ký duyệt: 22/01/2018 Hồ Minh Đương Tuần: 24 Ngày soạn : 27/01/2018 Tiết: 47 Bài 29: BÀI LUYỆN TẬP 5 I. MỤC TIÊU -Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương IV về oxi, không khí. một số khái niệm mới là sự oxi hóa, oxit, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy. -Rèn kĩ năng tính toán theo phương trình hóa học và công thức hóa học, đặc biệt là các công thức và phương trình hóa học có liên quan đến tính chất, ứng dụng, điều chế oxi. -Tập luyện cho HS vận dụng các khái niệm cơ bản đã học để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương IV. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chuẩn bị đề bài tập 3,4,5,6,7 SGK/ 100, 101 2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài học trong chương IV. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1.Ổn định lớp GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp 2.Kiểm tra bài củ Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao? 3.Vào bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hệ thống lại 1 số kiến thức cần nhớ *Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập: -Hãy trình bày những tính chất cơ bản về: +Tính chất vật lý. +Tính chất hóa học. +Ứng dụng. +Điều chế và thu khí oxi. -Thế nào là sự oxi hóa và chất oxi hóa? -Thế nào là oxit? Hãy phân loại oxit và cho ví dụ? -Hãy cho ví dụ về phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy? -Không khí có thành phần về thể tích như thế nào? -Tổng kết lại các câu trả lời của HS. * Hoạt động nhóm, để trả lới các câu hỏi của GV. -Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. -HS cho ví dụ và rút ra đặc điểm khác nhau giữa 2 loại phản ứng. Hoạt động 2: Luyện tập. -Yêu cầu HS trao đổi nhóm làm các bài tập 3,4,5,6,7 SGK/ 100, 101 -GV nhắc HS chú ý: oxit axit thường là oxit của phi kim nhưng 1 số kim loại có hóa trị cao cũng tạo ra oxit axit như Mn2O7, -Bài tập: Nếu đốt cháy 2,5g P trong 1 bình kín có dung tích 1,4 lít chứa đầy không khí (đktc). Theo em P có cháy hết không? -Hướng dẫn HS: + Lập tỉ lệ: à Tìm chất dư? -Hướng dẫn HS làm bài tập 8 SGK/ 101 (lớp 8A) +Tìm thể tích khí oxi trong 20 lọ? +Tìm khối lượng KMnO4 theo phương trình phản ứng? +Tìm khối lượng KMnO4 hao hụt 10%? +Khối lượng KMnO4 cần = khối lượng KMnO4 phản ứng + khối lượng KMnO4 hao hụt. -HS hoạt động nhóm. Bài tập 3: +Oxit bazơ: Na2O , MgO , Fe2O3 +Oxit axit: CO2 , SO2 , P2O5 Bài tập 4: d Bài tập 5: b, c, e. Bài tập 6: phản ứng phân hủy: a, c, d. Bài tập 7: a, b. Giải: = 0,28 (l) Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 à 2P2O5 4 mol 5 mol Đề bài 0,08 mol 0,0125 mol Ta có tỉ lệ: à P dư. -Bài tập 8: + Thể tích khí oxi trong 20 lọ: 20.100 = 2000 ml = 2 lít. a. 2 KMnO4 à K2MnO4 + O2 + MnO2 (cần) = 28,22 + 2,282 = 31g 4.CỦNG CỐ: -HS làm bài tập sau: Để chuẩn bị cho buổi thí nghiệm thực hành của lớp cần thu 20 lọ khí oxi, mỗi lọ có dung tích 100ml. a. Tính khối lượng của kalipenmanganat phải dùng, giả sử khí oxi thu được ở ( đktc) và hao hụt 10%. b. Nếu dùng kaliclorat có thêm lượng nhỏ manganđioxit thì lượng kaliclorat cần dùng là bao nhiêu? Viết phương trình phản ứng và chỉ rõ điều kiện phản ứng. 5. - DẶN DÒ -Học bài. -Làm bài tập 4,5 SGK/ 31 -Đọc bài 9 SGK / 32,33 IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ngày soạn: Tiết: 48 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU -Củng cố lại các kiến thức ở chương 4. -Vậng dụng thành thạo các dạng bài tập: +Nhận biết. +Tính theo phương trình hóa học. +Cân bằng phương trình hóa học. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 1 tiết 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức ở chương 4. III.ĐỀ KIỂM TRA Nội dung kiến thức Mức độ kiến thức kĩ năng Tổng Biết Hiểu Thông dụng TN TL TN TL TL Tính chất của oxi 1 (2đ) 1 2đ Điều chế oxi- phản ứng phân hủy 2 (1đ) 1 (3đ) 3 4đ Oxit 1 (0,5đ) 1 (2đ) 2 2,5đ Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp 5 (1,5đ) 5 1,5 đ Tổng 3 4,5đ 7 2,5đ 1 11 3đ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Hóa học Điểm Lời phê của giáo viên A. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái mà em cho là đúng (3 đ) 1.Cho các chất sau: a. Fe3O4 b. KClO3 c. KMnO4 d. CaCO3 e. Không khí g. H2O Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: A. b, c. B. b, c, e, g. C. a,b,c,e. D. b, c, e. 2.Người ta thu được khí oxi bằng cách đẩy nước là dựa vào tính chất : A. khí oxi tan trong nước. C. khí oxi khó hóa lỏng. B. khí oxi ít tan trong nước. D. khí oxi nhẹ hơn nước. 3. Sự oxi hóa chậm là: A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt. B. Sự oxi hóa mà không phát sáng. C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng. D. Sự tự bốc cháy. 4. Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào là oxit axit: A. CO , CO2 , MnO2 , Al2O3 , P2O5 . B. SiO2 , P2O5 , N2O5 , CaO. C. CO2 , SiO2 , NO2, MnO2 , CaO. D. CO2 , SiO2 , NO2 , N2O5 , P2O5 . 5. Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit? A. CO2 B. CO C. SiO2 D. Cl2O 6. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng phân hủy? A. 2 HgO à 2Hg + O2 B. 2 Fe + 3Cl2 à 2 FeCl3 C. Fe + 2 HCl à FeCl2 + H2 D. Ca + O2 à CaO B. Tự luận(7đ) Câu1 Đọc tên các oxit sau và cho biết oxit nào là oxit axit? (2đ) Al2O3, CO2 , FeO , NO2 Câu 2: Cho oxi cháy lần lượt trong Al, C, S, P sản phẩm tạo thành là Al2O3, CO2 , SO2, P2O5. Viết PTHH xảy ra. (2 đ) Câu 3: (3đ) Đốt cháy hoàn toàn 126g sắt trong bình chứa khí O2. a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên. c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên. Hết! IV.ĐÁP ÁN: A. (3đ) Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5đ 1 - A. 2 – B. 3 – C. 4 – D. 5- D 6 -A B.(7 điểm) Câu 1: Al2O3: Nhôm oxit (0,5đ) CO2: Cacbonđioxit (0,5đ) FeO: Sắt II Oxit (0,5đ) NO2 : Nitơđioxit (0,5đ) Câu 2: a. 2Al + 3O2à 2Al2O3 (0,5đ) b. C + O2 à CO2 (0,5đ) c. S + O2 à SO2 (0,5đ) d. 4 P +5 O2 à 2 P2O5 (0,5đ) Câu 3: nFe = 2,25 mol (0,5 điểm) 3Fe + 2O2 à Fe3O4 (0,5 điểm) n oxi phản ứng = 1,5 mol (0,5 điểm) Voxi phản ứng = 33,6(l) (0,5 điểm) 2KClO3 à 2KCl + 3O2 (0,5 điểm) Số mol KClO3 = 1mol (0,5 điểm) Khối lượng KClO3 = 122,5g (0,5 điểm) ĐI ỂM GI ỎI KH Tb Y ẾU K M V. Rút Kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KÍ DUYỆT Tuần: 25 Ngày soạn : 27/012018 Tiết: 49 Chương V HIĐRO. NƯỚC Bài 31: TÍNH CHẤT. ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: -HS biết hiđrô là chất khí, nhẹ nhất trong các chất khí. -HS biết và hiểu khí hiđrô tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất, phản ứng này toả nhiệt; biết hỗn hợp khí hiđrô và oxi là hỗn hợp nổ. -Cách đốt cháy hiđrô trong không khí, biết cách thử hiđrô nguyên chất và qui tắc an toàn khi đốt cháy hiđrô, biết viết phương trình hóa học của hiđrô với oxi. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết phương trình hóa học, giải các bài tập tính theo phương trình hóa học. II.CHUẨN BỊ: Hóa chất Dụng cụ -KMnO4 -Bình tam giác chứa O2 -Zn , HCl -Bình kíp đơn giản, cốc thuỷ tinh. -Khí H2 thu sẵn -Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn. III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1.Ổn định lớp GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp 2.Kiểm tra bài củ GV nhắc lại bài thực hành cho học sinh. 3.Vào bài mới GV đặc câu hỏi để vào bài mới cho học sinh: ? Các em có biết khí hiđro có tính chất giống như khí oxi hay không? Vậy hiđro có tính chất như thế nào?, có lợi ích gì cho chúng ta?. Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của H2 (15’) -Hãy cho biết H2 có KHHH và CTHH như thế nào? - NTK và PTK của H2 là bao nhiêu? -Hãy quan sát lọ đựng H2 và nhận xét về trạng thái, màu sắc của hiđrô. -Yêu cầu HS quan sát quả bóng bay đã được bơm đầy khí H2, phần miệng của quả bóng đã được buộc chặt bằng sợi chỉ dài à Em có kết luận gì về tỉ khối của H2 so với không khí ? -1 lít H2O ở 150C hòa tan được 20 ml khí H2. vậy H2 là chất tan nhiều hay tan ít trong nước. -KHHH: H CTHH: H2 -NTK: 1 PTN: 2 -H2 là chất khí, không màu. -Khí H2 nhẹ hơn không khí. à H2 là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí. -1 lít H2O ở 150C hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy H2 là chất tan ít trong nước. KHHH: H NTK: 1 CTHH: H2 PTN: 2 I. Tính chất vật lý: H2 là chất khí không màu, không mùi và không vị. Tan rất ít trong H2O và nhẹ nhất trong các chất khí. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của H2 -Giới thiệu dụng cụ và hóa chất. + Khi cho viên Zn tiếp xúc với dung dịch HCl à có hiện tượng gì ? -Lưu ý HS quan sát thí nghiệm đốt cháy H2 trong không khí cần chú ý: ? Màu của ngọn lửa H2, mức độ cháy khi đốt H2 như thế nào ? Khi đốt cháy H2 trong oxi cần chú ý: + Thành lọ chứa khí oxi sau phản ứng có hiện tượng gì ? + So sánh ngọn lửa H2 cháy trong không khí và trong oxi ? à Vậy : Các em hãy rút ra kết luận từ thí nghiệm trên và viết phương trình hóa học xảy ra ? -H2 cháy trong oxi tạo ra hơi H2O, đồng thời toả nhiệt à Vì vậy người ta dùng H2 làm nguyên liệu cho đèn xì oxi-hiđrô để hàn cắt kim loại. ? Nếu H2 không tinh khiết à Điều gì sẽ xảy ra ? Dựa vào phương trình hóa học hãy nhận xét tỉ lệ và *GV làm thí nghiệm nổ. +Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 à Có hiện tượng gì xảy ra ? à Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu ta trộn: với +Tại sao khi đốt cháy hỗn hợp khí H2 và khí O2 lại gây ra tiếng nổ ? +Làm cách nào để H2 không lẫm với O2 hay H2 được tinh khiết ? à GV giới thiệu cách thử độ tinh khiết của khí H2. + Khi cho viên Zn tiếp xúc với dung dịch HCl có chất khí không màu bay ra. ?Đó là khí H2 . -Khí H2 cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ. -Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. à Trên thành lọ xuất hiện những giọt H2O nhỏ. Chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra. Kết luận: H2 tác dụng với oxi, sinh ra H2O t0 2H2 + O2 à 2H2O Tỉ lệ: :=2:1 + Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 có tiếng nổ lớn. + HS đọc phần đọc thêm SGK/ 109 -Nghe và quan sát, ghi nhớ cách thử độ tinh khiết của H2. II. Tính chất hóa học: 1. Tác dụng với oxi. -Phương trình hóa học: 2H2 + O2 à 2H2O -Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn với 4.CỦNG CỐ Bài tập: Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O. a.Tính thể tích (đktc) và khối lượng của oxi cần dùng. b.Tính khối lượng H2O thu được. Đáp án: PTHH: 2H2 + O2 à 2H2O a.Theo PTHH: b. Theo PTHH: HS: giải cách 2: Theo PTHH: 5.DẶN DÒ -Học bài. -Làm bài tập 6 SGK/ 109 -Đọc phần II.2 bài 31 SGK / 106, 107 IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ngày soạn : Tiết: 50 Bài 31: TÍNH CHẤT. ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (tt) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: -HS biết và hiểu khí hiđrô có tính khử, tác dụng với oxi ở dạng đơn chất và hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt. -HS biết hiđrô có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và do tỏa nhiều nhiệt khi cháy. -Biết làm thí nghiệm hiđrô tác dụng với CuO, biết viết phương trình hóa học của hiđrô với oxit kim loại. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết phương trình hóa học, giải các bài tập tính theo phương trình hóa học. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Hóa chất Dụng cụ -CuO, Cu -Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn. -Zn , HCl -Ống dẫn khí, khay thí nghiệm 2. Học sinh: Đọc SGK / 106, 107 III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1.Ổn định lớp GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp 2.Kiểm tra bài củ Khử 81 gam kẻm oxít bằng khí hiđro. a. Tính số gam kẻm thu được sau phản ứng. b. Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng. 3.Vào bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của H2 với CuO (18’) -Ta biết H2 dễ dàng tác dụng với O2 đơn chất để tạo thành H2O. Vậy H2 có tác dụng được với O2 trong hợp chất không ? -Giới thiệu dụng cụ, hóa chất. -Yêu cầu HS quan sát bột CuO trước khi làm thí nghiệm, bột CuO có màu gì? -GV biểu diễn thí nghiệm: -Ở nhiệt độ thường khi cho dòng khí H2 đi qua bột CuO, các em thấy có hiện tượng gì? -Đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H2 đi qua à Hãy quan sát và nêu hiện tượng ? -Em rút ra kết luận gì về tác dụng của H2 với bột CuO, khi nung nóng ở nhiệt độ cao? -Yêu cầu HS xác định chất tham gia, chất tạo thành trong phản ứng trên? -Hãy viết phương trình hóa học xảy ra và nêu trạng thái các chất trong phản ứng? -Em có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của các chất trong phản ứng trên? à Khí H2 đã chiếm nguyên tố O2 trong hợp chất CuO, người ta nói: H2 có tính khử. -Ngoài ra H2 dễ dàng tác dụng với nhiều oxit kim loại khác như: Fe2O3 , HgO , PbO, các phản ứng trên đều toả nhiệt. àEm có thể rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của H2 ? -Bột CuO trước khi làm thí nghiệm có màu đen. -Quan sát thí nghiệm và nhận xét: -Ở nhiệt độ thường khi cho dòng khí H2 đi qua bột CuO, ta thấy không có hiện tượng gì chứng tỏ không có phản ứng xảy ra. -Đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H2 đi qua, ta thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch giống màu kim loại Cu và có nước đọng trên thành ống nghiệm. -Vậy ở nhiệt độ cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước. Phương trình hóa học: H2 + CuO à Cu + H2O Nhận xét: + H2 à H2O (không có O2) (có O2 ) + CuO à Cu (có O2) (không có O2 ) à CuO bị mất oxi à Cu. H2 thêm oxi à H2O Kết luận: Khí H2 có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những tác dụng được với đơn chất O2 mà còn có thể tác dụng với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt. 2. Tác dụng với CuO. Phương trình hóa học: H2 + CuO t0 (m.đen) àCu + H2O (m.đỏ) Nhận xét: Khí H2 đã chiếm nguyên tố O2 trong hợp chất CuO. Kết luận: Khí H2 có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết hợp được với đơn chất O2 mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt. Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của hiđrô -Yêu cầu HS quan sát hình 5.3 SGK/ 108 à Hãy nêu những ứng dụng của H2 mà em biết ? -Dựa vào cơ sở khoa học nào mà em biết được những ứng dụng đó ? -HS quan sát hình à trả lời câu hỏi của GV. +Dựa vào tính chất nhẹ à H2 được nạp vào khí cầu. +Điều chế kim loại do tính khử của H2. III. Ứng dụng : -Bơm kinh khí cầu -Sản xuất nhiên liệu. -Hàn cắt kim loại. -Sản xuất amoniac, phân đạm.... 4.CỦNG CỐ -HS đọc phần ghi nhớ, bài đọc thêm. -Hs làm bài tập sau: Khử 4,8 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro a.Tính số gam đồng kim loại kim loại. b.Tính thể tích khí hiđro ( đktc ) đã dùng. 5.DẶN DÒ -Học bài. -Làm bài tập SGK/ 109 IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: KÍ DUYỆT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần23,24,25 hoa 8.doc
Tài liệu liên quan