Giáo án Hóa học 8 Bài 36: Nước (tiết 2)

b. Tác dụng với một số oxit bazo bazơ

- Thí nghiệm: sgk

- Nhận xét: có hơi nước bốc lên, canxi oxit rắn chuyển thành chất nhão, làm đổi màu quỳ tím thành xanh

- PTHH:

CaO + H2O Ca(OH)2

- Kết luận:Hợp chất tạo ra do oxit bazo hóa hợp với nước thuộc loại bazo. Dung dịch bazo làm đổi màu quỳ tím thành xanh

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 Bài 36: Nước (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Cao đẳng sư phạm Đà Lạt KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Lớp: Sinh - Hóa K40 Tuần 28 Tên: Phạm Lương Kim Ngọc Tiết 55 GVHD: Ngyễn Thị Thanh Trúc Ngày soạn: 6/3/2018 Ngày dạy: 12/3/2018 Bài 36: NƯỚC (tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải đạt được: 1. Kiến thức: +Trình bày được các tính chất vật lí và tính chất hóa học của nước. + Biết được vai trò quan trọng của nước đối với đời sống và sản xuất từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ nguồn nước. 2. Kỹ năng: rèn kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng viết phương trình hóa học, kĩ năng giải bài tập, kĩ năng tư duy 3. Thái độ: có ý thức bảo vệ nguồn nước 4. Năng lực cần rèn luyện: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học II. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của nước, sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐẠO: + Trực quan theo kiểu đọc và trả lời câu hỏi + Phương pháp dùng lời IV. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Dụng cụ: cốc nước, kẹp sắt, giấy thấm, phễu thủy tinh, ống nghiệm, dao cắt, bát sứ, quỳ tím,bảng phụ, một số hình ảnh về vai trò của nước đối với đời sống con người và sản xuất, một số hình về ô nhiễm môi trường nước và cách phòng chống. - Hóa chất: lọ đựng điphotpho pentaoxit P2O5, vôi sống CaO, lọ đựng natri, giấy quỳ tím 2. Chuẩn bị của học sinh : học bài cũ và xem trước bài ở nhà V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi: Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra? * Trả lời: Có 2 phương pháp có thể chúng minh được thành phần định tính và định lượng của nước là: phương pháp phân hủy nước, phương pháp tổng hợp nước PTHH: - Phân hủy nước 2H2O Điện phân 2H2 + O2 - Tổng hợp nước: 2H2 + O2 t° 2H2O 3. Giảng bài mới: Như các em đã biết nước có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Để tìm hiểu rõ hơn về tính chất và ứng dụng của nước thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tìm hiểu qua bài 36: NƯỚC ( tiết 2) Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất của nước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 1. Tính chất vật lí: - Gv cầm cốc đựng nước yêu cầu học sinh quan sát, đồng thời nghiên cứu thông tin sgk trang 123 và trả lời: + Nhận xét về trạng thái, mùi vị của nước? + Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu độ? + Ngoài trạng thái lỏng nước còn có trạng thái nào? + Ở nhiệt độ bao nhiêu thì nước hóa rắn? - Gv giới thiệu thêm: Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (đường, muối...), chất lỏng ( cồn, axit...), chất khí ( HCl, NH3...) - GV chốt lại kiến thức và cho Hs ghi bài 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với kim loại - Thí nghiệm: + Yêu cầu HS đọc thí nghiệm sgk/123 + GV lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 5.12 và làm thí nghiệm. GV hướng dẫn HS cách lấy Natri và nhắc nhở những điều cần chú ý khi lấy Natri + Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: + Khi cho Natri vào nước thì có hiện tượng gì? + kích thước của viên Natri có thay đổi hay không? + Khí bay ra là khí gì? + yêu cầu học sinh lên bảng điền tiếp vào phương trình còn thiếu Na + H2O ...... + H2 - GV giới thiệu thêm: +Natri tác dụng với nước tỏa nhiều nhiệt. + Ngoài ra nước có thể tác dụng với một số kim loại khác ở nhiệt độ thường như K, Ca,... Mở rộng: - Vì sao khi cho Natri tác dụng với nước chúng ta chỉ lấy 1 lượng nhỏ? => bạn trả lời đúng rồi. - GV thông báo: Khi cho natri tác dụng với nước sẽ sinh ra 1 lượng nhiệt lớn. Nếu cho nhiều natri có thể gây ra nổ. Vì vậy khi lấy natri chúng ta chỉ lấy 1 lượng vừa đủ bằng hạt đậu b. Tác dụng với một số oxit bazo: - Thí nghiệm: Yêu cầu 1 Hs đứng dậy đọc thí nghiệm cho cả lớp cùng nghe - Yêu cầu học sinh quan sat lên bảng xem giáo viên làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi: + Khi cho nước vào chén sứ đựng vôi sống- canxi oxit CaO thì có hiện tượng gì? + Canxi oxit từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái gì? + Chất được tạo ra là chất gì? + Dùng quỳ tím bỏ vào chén sứ thì quỳ tím có đổi màu không? Nếu có thì đổi sang màu gì? + Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH - GV giới thiệu thêm: + Ca(OH)2 được tạo ra là do CaO hóa hơp với nước tạo thành + Tương tự H2O cũng hóa hợp với Na2O, K2O... tạo ra Natri hidroxit NaOH, kaii hidroxit KOH => Như vậy, hợp chất tạo ra do oxit bazo hóa hợp với nước thuộc loại bazo. Dung dịch bazo làm đổi màu quỳ tím thành xanh c. Tác dụng với một số oxit axit - Thí nghiệm: +Yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to thí nghiệm cho cả lớp cùng nghe. + Yêu cầu HS quan sát Gv làm thí nghiệm sau đó trả lời các câu hỏi: + Nước hóa hợp với điphotpho pentaoxit P2O5 tạo ra chất gì? + Chất đó có làm quỳ tím đổi màu không? Nếu có thì đổi sang màu gì ? + Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH - GV thông báo: Nước có thể hóa hợp với nhiều oxit axit khác như SO2, SO3, N2O5... tạo ra axit tương ứng - Quan sát, nghiên cứu thông tin sgk và trả lời: + nước là chất lỏng, không mùi, không vị + sôi ở 100oC + ở trạng thái rắn + 0oC - HS ghi nhớ - HS đọc thí nghiệm - Cá nhân quan sát và lắng nghe - quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi: + Natri chạy trên mặt nước + mẩu natri tan dần + Khí bay ra là khí H2 + PTHH: 2Na +2H2O 2NaOH + H2 + HS tiếp thu kiến thức + Vì sẽ tạo ra 1 lượng nhiệt lớn - Đọc thí nghiệm sgk - Quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời: + Có hơi nước bốc lên + CaO rắn chuyển thành chất nhão + Chất được tạo ra là canxi hidroxit Ca(OH)2 + Dung dịch nước vôi làm đổi màu quỳ tím thành xanh + PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2 - Hs ghi nhớ + Đứng dậy đọc thí nghiệm + Quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời: + Tạo ra axit photphoric H3PO4 + Có. đổi sang màu đỏ + P2O5 + 3H2O H3PO4 I. Thành phần hóa học của nước II. Tính chất của nước 1. Tính chất vật lí: - Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị - tosôi = 100oC - Hóa rắn ở 0oC thành nước đá và tuyết - Khối lượng riêng ở 4oC là 1 g/ml ( hoặc 1 kg/lít) - Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (đường, muối...), chất lỏng ( cồn, axit...), chất khí ( HCl, NH3...) 2. Tính chất hóa học a. Tác dụng với kim loại dung dịch bazơ + H2 - Thí nghiệm : sgk - Nhận xét: mẩu natri tan dần, khí H2 bay ra, phản ứng tỏa nhiều nhiệt PTHH: 2Na +2H2O 2NaOH + H2 *Nước có thể tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Na. K, Ca,... b. Tác dụng với một số oxit bazo bazơ - Thí nghiệm: sgk - Nhận xét: có hơi nước bốc lên, canxi oxit rắn chuyển thành chất nhão, làm đổi màu quỳ tím thành xanh - PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2 - Kết luận:Hợp chất tạo ra do oxit bazo hóa hợp với nước thuộc loại bazo. Dung dịch bazo làm đổi màu quỳ tím thành xanh c. Tác dụng với một số oxit axit axit - Thí nghiệm: sgk - Nhận xét: Nước hóa hợp với P2O5 tạo ra H3PO4 - PTHH: P2O5 + 3H2O H3PO4 - Kết luận: Hợp chất tạo ra do nước hóa hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của nước trong đời sống và sản xuất và chống ô nhiễm môi trường nước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bài - GV phát bảng phụ cho HS.Từ những hiểu biết thực tế của mình, Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm trong vòng 5 phút viết ra các vai trò quan trọng của nước đối với đời sống và sản xuất lên bảng phụ - Gv yêu cầu HS lên bảng treo các bảng phụ, Gv nhận xét và chốt đáp án. - Gv mở hình ảnh về vai trò của nước đối với đời sống và sản xuất, bổ sung thêm một số vai trò khác - Mở rộng: Hiện nay cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa thì nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm. +GV yêu cầu học sinh nêu ra một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. + Gv chiếu cho HS xem một số hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước. Từ đó yêu cầu HS đề ra các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước - Thảo luận nhóm trong vòng 5 phút viết đáp án vào bảng phụ + Lên treo bảng phụ + Quan sát hình ảnh + do rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp + Quan sát và trả lời : không được vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh, rạch,...; phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiêp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển,... Nước rất cần thiết trong đời sống hằng ngày, sản xuất và xây dựng.... => Góp phần giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm 4. Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học của bài hôm nay - Cho HS làm một số bài tập sau: 3 2 1 4.1. Bài tập 1: Dùng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: 4 5 Nước là hợp chất tạo bởi hai....................., là .............. và ................. Nước tác 6 dụng với một số.................. ở nhiệt độ thường và một số..................... tạo ra bazo, tác dụng với nhiều ...................... tạo ra axit. * Đáp án: 1: nguyên tố 2: oxi 3: hidro 4: kim loại 5. oxit bazo 6. oxit axit 4.2. Bài tập 2: Khoanh tròn vào đầu đáp án trả lời đúng Trong nhóm các oxit sau, nhóm oxit nào tác dụng được với nước? A. SO2, Na2O, Al2O3 B. CaO, Na2O, P2O5 C. CuO, CO2, P2O5 5. Dặn dò: - Về nhà học kĩ tính chất của nước, viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học - Đọc mục em có biết sgk/ 125 - Làm các bài tập 5,6 sgk - Chuẩn bị bài 37: + khái niệm axit, bazo + axit, bazo gồm những loại nào? + Tìm ví dụ về axit, bazo và tập gọi tên chúng GV hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 36 Nuoc tiet 2_12304840.docx
Tài liệu liên quan